Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Đầu tư ra nước ngoài vẫn hấp dẫn doanh nghiệp Việt

Chính sách - Hạ tầng

08/05/2021 10:25

Mặc dù đại dịch Covid-19 đã khiến hoạt động sản xuất, kinh doanh toàn cầu bị suy kiệt, nhưng hoạt động đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam vẫn tiếp tục được đẩy mạnh.

Đầu tư ra nước ngoài 4 tháng 2021 gấp 8 lần

Trong 4 tháng đầu năm nay, theo số liệu vừa được Tổng cục Thống kê công bố, các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài 18 dự án với tổng số vốn 142,8 triệu USD, gấp 2,7 lần so với cùng kỳ. Ngoài ra, còn có 9 lượt dự án điều chỉnh tăng vốn 403,2 triệu USD, gấp 25,5 lần so với cùng kỳ. Tính chung tổng vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài (vốn cấp mới và tăng thêm) 4 tháng đạt 545,9 triệu USD, gấp gần 8 lần so với cùng kỳ.

Còn trong năm 2020, tổng vốn đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam ra nước ngoài cả cấp mới và điều chỉnh đạt trên 590 triệu USD,tănghơn 16% so với năm 2019. Trong đó có 119 dự án đầu tư mới, với tổng số vốn đạt gần 318 triệu USD và 33 lượt dự án điều chỉnh vốn đầu tư với tổng vốn tăng thêm 272 triệu USD (tăng gần 2,6 lần so với năm 2019).

Năm 2020, doanh nghiệp Việt Nam đã đầu tư ra nước ngoài ở 14 lĩnh vực, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu, với 11 dự án cấp mới và 7 lượt điều chỉnh vốn, tổng vốn đăng ký hơn 228 triệu USD, chiếm 38,7% tổng vốn đầu tư. Lĩnh vực sản xuất phân phối điện đứng thứ 2, với tổng vốn đầu tư 92,6 triệu USD, chiếm 15,7%; tiếp theo là các lĩnh vực tài chính ngân hàng; bán buôn bán lẻ và hoạt động chuyên môn, khoa học công nghệ.

Năm 2020 có 29 quốc gia, vùng lãnh thổ nhận đầu tư của Việt Nam, dẫn đầu là Lào với 4 dự án đầu tư mới và 5 dự án điều chỉnh, tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 181,3 triệu USD, chiếm 30,7% tổng vốn đầu tư; Australia đứng thứ hai, với 101,8 triệu USD, chiếm hơn 17%; tiếp theo là Đức, Hoa Kỳ, Myanmar…

Vào cuối năm 2020, Bộ Tài chính đã có báo cáo gửi Quốc hội về tình hình đầu tư vốn ra nước ngoài (năm 2019) của doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn góp nhà nước chi phối (doanh nghiệp nhà nước - DNNN).

Bộ Tài chính cho biết, tính đến ngày 31/12/2019 có 27 DNNN đầu tư ra nước ngoài tại 130 dự án, chủ yếu tập trung trong lĩnh vực viễn thông, thăm dò và khai thác dầu khí, trồng cây cao su, khai thác khoáng sản, xây lắp và vận tải hàng không, bệnh viện, chế biến dược phẩm...

Cụ thể, tổng vốn đầu tư ra nước ngoài do DNNN làm chủ đầu tư lũy kế tính đến 31/12/2019 là 12.075 triệu USD. Trong đó, PVN chiếm 56%, Viettel chiếm 25%, VRG chiếm 12%, và Vinachem chiếm 4,3%. Trong đó, năm 2019, tổng số vốn đầu tư ra nước ngoài của DNNN là 289,96 triệu USD, trong đó PVN đầu tư 72,08 triệu USD và Viettel đầu tư 188,44 triệu USD (thực hiện theo kế hoạch từ những năm trước).

Lũy kế đến ngày 31/12/2019, tổng vốn đầu tư ra nước ngoài đã thực hiện của các DNNN là 6.521,46 triệu USD thì riêng PVN, Viettel và VRG đầu tư lần lượt là 3.445,64 triệu USD; 1.795,36 triệu USD và 936,02 triệu USD, chiếm tới 94%.

media-baodautu-vn_pvn7521(1).jpg
Trong tổng số 12.075 triệu USD vốn đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp nhà nước, PVN chiếm 56% và đã thu hồi được 2.114,86 triệu USD, bằng 61,38% vốn đã vốn đầu tư

DNNN thu hồi hơn 2.981 triệu USD vốn đầu tư ra nước ngoài

Cũng theo số liệu của Bộ Tài chính, năm 2019, DNNN đầu tư ra nước ngoài đã chuyển về nước 434,97 triệu USD, trong đó thu từ lợi nhuận, cổ tức 227,68 triệu USD; thu hồi vốn 132,4 triệu USD; giải tỏa bảo lãnh cho công ty con vay 57,23 triệu USD; thu từ lãi cho vay 7,42 triệu USD. Trong đó, chỉ tính riêng PVN đã đem về nước 300,94 triệu USD, chiếm 95,39% và Viettel đem về nước 113,7 triệu USD; 6 doanh nghiệp khác chuyển về nước 20,34 triệu USD và 18 doanh nghiệp không đem về nước đồng nào.

Lũy kế đến ngày 31/12/2019, có 10/27 DNNN đã có thu hồi vốn đầu tư ra nước ngoài hơn 2.981 triệu USD, bằng 45,72% vốn đầu tư đã thực hiện. Trong đó, PVN đã thu hồi 2.114,86 triệu USD (bằng 61,38% vốn đã vốn đầu tư); Viettel 810 triệu USD (bằng 45,12%); VRG, VNPT, Petrolimex, Vinachem, Tổng công ty Hợp tác kinh tế; Mobifone, Vietnam Airline... thu hồi được 56,45 triệu USD.

Về tình hình tài chính và kết quả sản xuất, kinh doanh của các dự án do DNNN đầu tư ra nước ngoài năm 2019, tổng hợp số liệu báo cáo từ 87/130 dự án, Bộ Tài chính cho biết, 87 dự án này đạt tổng doanh thu tại nước ngoài 7.021,88 triệu USD, tăng hơn 27% so với năm 2018. Trong đó, 53 dự án có lợi nhuận với tổng lợi nhuận 565 triệu USD, tăng 39 triệu USD so với năm 2018.

Ở chiều ngược lại, có 33 dự án bị lỗ với số lỗ 156 triệu USD, giảm 201 triệu USD so với năm 2018. Số lợi nhuận được chia trong năm của các nhà đầu tư Việt Nam là 206,3 triệu USD, giảm hơn 25 triệu USD so với năm 2018. Trong số các dự án đầu tư tại nước ngoài, có 47 dự án bị lỗ lũy kế (tính đến đầu năm 2020) 1.048,57 triệu USD.

Bộ Tài chính cho biết, tính đến 31/12/2019, tiền chuyển về nước từ hoạt động đầu tư ra nước ngoài chiếm tỷ trọng lớn tập trung ở một số dự án như dự án khai thác dầu khí của PVN (Dự án Nhenhexky - Liên bang Nga, Lô PM 304 - Malaysia...) và dự án viễn thông tại các nước ASEAN của Viettel.

Bên cạnh đó, còn những dự án khó khăn, tiềm ẩn rủi ro và tồn tại, chưa có hiệu quả như các dự án khai thác, thăm dò dầu khí phải dừng, giãn tiến độ hoặc thực hiện thủ tục kết thúc (có tỷ trọng vốn đầu tư cao); các dự án trồng và chế biến cây cao su; một số dự án vẫn còn trong giai đoạn đầu tư hoặc mới đưa vào khai thác và đang lỗ kế hoạch, tiềm ẩn rủi ro (chính sách đất đai, thuế, lao động; rủi ro thị trường); một số dự án viễn thông có số lỗ lũy kế lớn hoặc mất quyền kiểm soát và rủi ro tỷ giá; một số dự án không hiệu quả thuộc các lĩnh vực khác vẫn đang hoạt động hoặc dừng triển khai như Dự án khai thác muối mỏ Kali tại Lào, Dự án thành lập Hãng hàng không quốc gia Campuchia...

“Nhìn chung, hoạt động đầu tư ra nước ngoài của DNNN chưa đạt được như kỳ vọng. Ngoài những nguyên nhân khách quan như chính trị, chính sách đầu tư nước sở tại... thì nguyên nhân chủ quan là vấn đề về năng lực quản lý, quản trị rủi ro, năng lực dự báo thị trường và kinh nghiệm trong đầu tư ra nước ngoài”, Bộ Tài chính đánh giá.

MẠNH BÔN
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement