Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Đầu năm 2020, tài sản của các tỷ phú Việt Nam đầy biến động

Tài chính

01/01/2020 12:59

Ông Nguyễn Đăng Quang lấy lại danh hiệu tỷ phú USD, trong khi đó Phạm Nhật Vượng vững vàng ở vị trí top 250 thế giới.

1. Phạm Nhật Vượng

Giàu nhất trên thị trường chứng khoán (TTCK) không ai khác vẫn chính là tỷ phú USD Phạm Nhật Vượng. Cái tên tiếp theo là nữ tướng Nguyễn Thị Phương Thảo và người chiếm số 3 là 1 cái tên cũ trở lại - Trịnh Văn Quyết.

Tính tới cuối phiên giao dịch 31/12/2019, ông Vượng trực tiếp và gián tiếp sở hữu gần 1,87 tỷ cổ phiếu VIC của Tập đoàn Vingroup, trị giá tổng cộng khoảng 214.500 tỷ đồng (tương đương 9,2 tỷ USD), tăng gần 21% so với năm trước, tương đương tăng 36.700 tỷ (gần 1,6 tỷ USD).

Chỉ trong 150 ngày, tài sản của ông Phạm Nhật Vượng tăng thêm 1,65 tỷ USD và cán mốc 8,25 tỷ USD. Mỗi giây, tài sản của ông Vượng tăng thêm khoảng 127 USD.
Chỉ trong 150 ngày, tài sản của ông Phạm Nhật Vượng tăng thêm 1,65 tỷ USD và cán mốc 8,25 tỷ USD. Mỗi giây, tài sản của ông Vượng tăng thêm khoảng 127 USD.

Còn theo Forbes, tính tới cuối 2019, ông Vượng sở hữu khối tài sản là 7,6 tỷ USD.

Tốc độ tăng tài sản của ông Vượng gấp gần 3 lần so với tốc độ tăng trưởng của chỉ số VN-Index trong cả năm 2019 (chỉ số tăng khoảng 7,7%). Tỷ phú Phạm Nhật Vượng tiếp tục vị trí số 1 và bỏ rất xa người xếp thứ 2 khoảng 7 lần.

Năm 2019, ông Vượng ghi nhận rất nhiều thay đổi, nhất là sự bứt phá trong lĩnh vực sản xuất ô tô Vinfast cũng như lĩnh vực công nghệ với nhiều dòng tiện thoại mới và sự ra mắt của TV. 

2. Nguyễn Thị Phương Thảo

Bà Nguyễn Thị Phương Thảo là người Việt Nam thứ 2 được Forbes ghi nhận tỷ phú USD, sau ông Phạm Nhật Vượng. Bà hiện là CEO Vietjet Air, Phó chủ tịch Thường trực HĐQT- HDBank, cổ đông sáng lập Sovico Holdings, Chủ tịch HĐQT Công ty Chứng khoán Phú Gia, Chủ tịch Công ty địa ốc Phú Long, Chủ tịch HĐQT Công ty Sovico Ltd. (Liên bang Nga).

Ngày 9/3/2017, tạp chí Forbes công bố danh sách các nữ tỷ phú USD trên thế giới năm 2017, ghi nhận bà Phương Thảo là nữ tỷ phú đầu tiên của Việt Nam và khu vực Đông Nam Á, với khối tài sản ước tính khoảng 1,7 tỷ USD. Bà cũng là một trong 15 nữ tỷ phú tự thân mới trong danh sách của Forbes năm 2017.

Bà Nguyễn Thị Phương Thảo vẫn trong top 1.000 người giàu nhất hành tinh và là nữ doanh nhân số 1 Đông Nam Á.
Bà Nguyễn Thị Phương Thảo vẫn trong top 1.000 người giàu nhất hành tinh và là nữ doanh nhân số 1 Đông Nam Á.

Mới đây, bà Nguyễn Thị Phương Thảo được Forbes châu Á gọi tên trong top 25 nữ doanh nhân quyền lực nhất châu Á, công bố ngày 24/9.

Theo Forbes châu Á, bà Thảo làm nên lịch sử khi trở thành người phụ nữ duy nhất khởi nghiệp và điều hành một hãng hàng không lớn ở Việt Nam - Vietjet Air. Thành công trong vai trò lãnh đạo nhiều doanh nghiệp lớn giúp bà trở thành nữ tỷ phú tự thân đầu tiên của Việt Nam và nữ tỷ phú tự thân giàu có nhất khu vực Đông Nam Á.

Ngày 1/10/2019, Forbes ước tính bà Phương Thảo sở hữu 2,5 tỷ USD, đứng vị trí người giàu thứ 959 thế giới. Đây là lần đầu tiên bà Thảo vào nhóm 1.000 người giàu nhất thế giới theo định giá tài sản thời gian thực của tổ chức này.

Còn theo Forbes, khối tài sản của bà Thảo lớn hơn khá nhiều, chốt 31/12 ở mức 2,7 tỷ USD nhờ khối tài sản không chỉ ở VietJet, HDBank mà còn ở đế chế Sovico Holdings, nơi bà là chủ tịch kiêm người đại diện phần vốn góp của Sovico ở HDBank.

3. Hồ Hùng Anh

Ông Hồ Hùng Anh sinh năm 1970 tại Hà Nội. Đại gia gốc Huế này có bằng kỹ sư điện tử tại đại học Bách khoa Kiev (Ukraine) và được xem là cặp bài trùng với ông Nguyễn Đăng Quang xây dựng lên 2 đế chế MasanTechcombank sau khi về Việt Nam.

Theo Forbes, khối tài sản của ông Hồ Hùng Anh cũng suy giảm từ mức 1,7 tỷ USD hồi tháng 3 xuống còn 1,4 tỷ USD như hiện tại. Tài sản của Tập đoàn Masan của ông Nguyễn Đăng Quang (hiện đang nắm giữ 15% cổ phần Techcombank) cũng giảm đi tương ứng. 

Đầu năm 2020, tài sản của các tỷ phú Việt Nam đầy biến động

Ông Hùng Anh đầu tư vào TCB từ 1995 và đến 5/2008 trở thành chủ tịch HĐQT ngân hàng này. Đây là ngân hàng tư nhân hiếm hoi vượt nhiều ngân hàng có gốc quốc doanh để lọt top lợi nhuận trước thuế 10.000 tỷ đồng.

Ông Hồ Hùng Anh được Forbes thống kê có tài sản 1,7 tỷ USD hồi đầu 2019, chỉ sau ông Phạm Nhật Vượng và bà Nguyễn Thị Phương Thảo. Tuy nhiên, khối tài sản này đến cuối 2019 chỉ còn khoảng 1,4 tỷ USD.

Bên cạnh đó, ông Hùng Anh còn gián tiếp nắm giữ khoảng 247 triệu cổ phiếu Masan thông qua 2 công ty: CTCP Masan và Công ty TNHH MTV Xây dựng Hoa Hướng Dương. Ông Hùng Anh hiện nắm giữ 39,3 triệu cổ phiếu Techcombank (1,1% cổ phần) nhưng mẹ, vợ, con trai và em dâu nắm giữ một tỷ lệ khá lớn. Tổng cộng nhà ông Hùng Anh nắm giữ 17% cổ phần Techcombank.

4. Trần Bá Dương

Ông Trần Bá Dương là người sáng lập và cũng là Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần ô tô Trường Hải (Thaco). Ngoài ra ông còn được biết đến tới tư cách Tổng giám đốc Công ty cổ phần đầu tư địa ốc Đại Quang Minh.

Đầu năm 2020, tài sản của các tỷ phú Việt Nam đầy biến động

Ông Trần Bá Dương được Forbes công nhận sở hữu khối tài sản 1,76 tỷ USD vào ngày 6/3/2018. Theo hồ sơ của Forbes, đến năm 2016, Thaco trở thành công ty ô tô lớn nhất của Việt Nam với thị phần chiếm 32%. Hiện tại, ông Trần Bá Dương đang sở hữu 1,7 tỷ USD và xếp thứ 1.349 thế giới.

Theo Forbes, ông Trần Bá Dương bắt đầu làm việc cho một nhà máy sửa chữa ô tô từ những 80 và quản lý công việc theo cách riêng của mình. Ông thành lập Trường Hải trong năm 1997. Ban đầu công ty chỉ bán ô tô, sau đó mới lắp ráp cho một vài thương hiệu như Kia, Mazda và Peugeot. Năm 2016, Thaco trở thành công ty ô tô lớn nhất Việt Nam với thị phần 32%.

5. Nguyễn Đăng Quang

Tháng 3/2019, ông Nguyễn Đăng Quang lọt vào danh sách tỷ phú USD của Forbes với 1,3 tỷ USD, xếp thứ 1.717.

Theo Forbes, ông Nguyễn Đăng Quang (1963) từng kinh doanh hàng tiêu dùng tại Đông Âu, trước khi về nước thành lập Tập đoàn Masan và sau đó đầu tư vào Techcombank.

Đầu năm 2020, tài sản của các tỷ phú Việt Nam đầy biến động

Theo số liệu thống kê, ông Nguyễn Đăng Quang hiện chỉ nắm giữ 15 cổ phiếu MSN của tập đoàn Masan. Tuy nhiên, ông Nguyễn Đăng Quang đang gián tiếp nắm giữ khoảng 252 triệu cổ phiếu MSN (thông qua CTCP Masan và Hoa Hướng Dương), tương đương gần 22% cổ phần Masan, trị giá khoảng 22.600 tỷ đồng theo vốn hóa của Masan trên sàn.

Trước đó, năm 2018, ông Nguyễn Đăng Quang đã được Bloomberg ghi nhận là 1 trong 2 tỷ phú USD mới của tại khu vực Đông Nam Á trong năm 2018 với tài sản khoảng 1,2 tỷ USD.

MINH TUẤN
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement