23/05/2017 03:23
Đâu là 'chìa khóa' giúp trẻ phục hồi nhanh sau sốt cao, nôn trớ và tiêu chảy?
Mỗi khi hè đến, chị Thanh Hà (Cầu Giấy, Hà Nội) lại nơm nớp nỗi lo con ốm. Làm thế nào để con nhanh chóng phục hồi sau mỗi trận ốm ấy luôn là bài toán nan giải với chị...
Cô con gái 3 tuổi của chị Hà cứ hè về là thường xuyên phải đối mặt với những trận ốm liên miên, mà sốt cao, nôn trớ và tiêu chảy cứ nhất nhất phải “cặp kè” với nhau, hành hạ đứa bé.
Không phải cứ hễ sốt là… uống thuốc
Mua thuốc cho con uống để hạ sốt ngay lập tức - đó là tâm lý của rất nhiều ông bố, bà mẹ, và chị Hà cũng không ngoại lệ. Nhưng khổ nỗi chẳng ông bố, bà mẹ nào có thể cầm lòng được khi thấy con mình vừa bị sốt cao, vừa nôn trớ, lại kèm thêm cả tiêu chảy. 3 “món” này cứ bám riết lấy nhau chẳng rời, nhất là vào mùa hè, khiến con trẻ rất khó chịu. Nếu tình trạng này kéo dài, trẻ sẽ bị mất nước, suy nhược và trở nên quấy khóc, ít vận động.
Có nhiều nguyên nhân gây bệnh nhưng thông thường là do trẻ ăn phải những thức ăn có chứa vi khuẩn hay các độc tố của vi khuẩn.
Nếu ở người lớn, sốt cao, nôn trớ, tiêu chảy nguy hiểm 1 thì ở trẻ em, mức độ nghiêm trọng của nó tăng gấp bội phần. Bởi trẻ em, nhất là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đang ở trong giai đoạn phát triển, các cơ quan và hệ miễn dịch chưa thực sự hoàn thiện và khỏe mạnh. Do đó, trẻ dễ bị nhiễm bệnh và trở nặng hơn.
Tuy nhiên, không phải cứ thấy con sốt, nôn trớ và tiêu chảy là cho con uống thuốc ngay. Sốt chỉ là phản ứng của cơ thể trẻ khi bị vi trùng xâm nhập. Nó mới chỉ là triệu chứng, chưa phải bệnh. Nếu việc bị sốt không làm trẻ biếng ăn hay ảnh hưởng tới các sinh hoạt thường ngày thì nên để trẻ tự thích nghi, không tiến hành chữa trị.
Khi và chỉ khi trẻ sốt trên 38.5 độ trở lên mới có thể dùng thuốc để hạ sốt. Nếu dưới 3 tháng tuổi, tuyệt đối không cho trẻ uống khi chưa có ý kiến chuyên gia. Ngoài ra, liều lượng thuốc cần dùng phải tính toán dựa trên cân nặng thực tế của trẻ.
Bình tĩnh để có cách xử trí thích hợp
Trước những trận ốm của con, điều cha mẹ cần làm là thực sự bình tĩnh và sáng suốt để xử trí. Điều đó mới có thể giúp con nhanh chóng hồi phục sức khỏe. Ngược lại, hấp tấp, vội vàng đôi khi còn khiến con trẻ mắc bệnh nặng hơn.
Theo đó, ngay khi phát hiện thấy con có những triệu chứng của bệnh, cha mẹ cần bình tĩnh và mở cửa, bật quạt thông gió, sử dụng khăn ấm lau toàn thân cho con, nhất là ở trán và 2 hốc nách. Đừng vội chạy đi mua thuốc hạ sốt cho con, thay vào đó, hãy theo dõi thường xuyên nhiệt độ cơ thể con để có cách xử trí phù hợp.
Một điều quan trọng tiếp theo mà các bậc cha mẹ cần nhớ là phải tiến hành bù nước, chất điện giải ngay cho con. Thực tế, có rất nhiều trường hợp con bị kiệt sức do mất nước và muối. Điều này đặc biệt nguy hiểm vì nó rất dễ dẫn đến các biến chứng như trụy mạch, tử vong.
Do đó, lúc nào trong nhà cũng nên có sẵn những sản phẩm bù nước và chất điện giải – những “chìa khóa” không thể thiếu cho quá trình giảm sốt. Tại các nước Nhật, Mỹ, Hồng Kông, các bà mẹ thường chuộng cho con sử dụng loại sản phẩm bù nước và chất điện giải hàng đầu Nhật Bản, do Tập đoàn Fine Japan Nhật Bản sản xuất, với công thức tuân theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới WHO, có tên gọi IONDrink.
Với cơ chế hấp thu nhanh chóng, sản phẩm này giúp ngăn chặn tối đa hiện tượng mất nước và các chất điện giải, giúp tăng cường thể lực, làm giảm mệt mỏi, ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị mất muối nước, đồng thời cung cấp thêm các dưỡng chất cần thiết để duy trì và cân bằng trạng thái của cơ thể như Kcal, Protein, Carbon Hydrat, Potassium Chloride.
Đây chính là giải pháp hữu hiệu để giúp con trẻ vượt qua cơn sốt và mau chóng phục hồi sức khỏe. Ngoài ra, nó còn hỗ trợ bảo vệ niêm mạc ruột non.
Advertisement
Advertisement
Đọc tiếp