Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Đâu là 5 quốc gia nghèo nhất thế giới?

Lối sống

15/09/2021 07:19

Theo báo cáo năm 2021 của IMF, quốc gia giàu nhất thế giới là Luxembourg, ngược lại quốc gia nghèo nhất là Burundi.

Trong số các nền kinh tế trên thế giới, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) bình quân đầu người cao nhất là 131.781,72 USD ở Luxembourg, trong khi mức thấp nhất là 265,18 USD ở Burundi, dựa trên ước tính năm 2021 của IMF.

Dưới đây là những quốc gia có thu nhập bình quân đầu người thấp nhất, khiến họ trở thành những quốc gia nghèo nhất trên thế giới.

Burundi

Burundi là một quốc gia nhỏ, không giáp biển ở Đông Phi. Quốc gia này được Ngân hàng Thế giới đánh giá là một nền kinh tế có thu nhập thấp. 

Nông nghiệp là lĩnh vực chính của nền kinh tế, sử dụng 80% dân số Burundi. Xuất khẩu nông sản cà phê và chè chiếm 90% thu nhập ngoại hối. Quốc gia phụ thuộc nhiều vào viện trợ nước ngoài. Cụ thể, 40% thu nhập quốc dân của Burundi là từ viện trợ nước ngoài, cao thứ hai ở châu Phi cận Sahara.

burundi.jpg
Nông nghiệp là lĩnh vực chính của nền kinh tế Burundi, sử dụng 80% dân số.

Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới, “Burundi đã trải qua một tình hình kinh tế đặc biệt, do sự sụt giảm viện trợ nước ngoài kể từ năm 2015, gây khó khăn cả về tài khóa và cán cân thanh toán”.

Quốc gia này báo cáo GDP là 3,01 tỷ USD vào năm 2020. IMF ước tính GDP của burundi ở mức 3,24 tỷ USD vào năm 2021 và đến năm 2026, GDP dự kiến ​​sẽ chạm 4,3 tỷ USD. 

Burundi là một trong những quốc gia có mật độ dân số cao nhất trong khu vực. Tăng trưởng kinh tế yếu và gia tăng dân số cao đã dẫn đến thu nhập bình quân đầu người thấp, ước tính khoảng 265,18 USD vào năm 2021, thấp nhất trong tất cả các quốc gia.

Nam Sudan

Nam Sudan giành được độc lập vào năm 2011. Quốc gia này đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi một cuộc nội chiến và giá dầu giảm kể từ tháng 12/2013.

Vào giữa năm 2016, Nam Sudan tái phát chiến tranh khiến các hoạt động kinh tế bị ảnh hưởng nghiêm trọng. GDP giảm từ 14,8 tỷ USD năm 2015 xuống còn 3,5 tỷ USD vào năm 2016. Theo đó, thu nhập bình quân đầu người cũng sụt giảm, từ 1.245,68 USD năm 2015 xuống còn 286,21 USD vào năm 2016.

nam-sudan.jpg
Trẻ em tại một trại tị nạn ở Maban, Nam Sudan. Ảnh: AFP

Nền kinh tế Nam Sudan giảm lần lượt 13,48% và 5,77% trong năm 2016 và 2017. Sau đó, thỏa thuận hòa bình được ký kết vào tháng 9/2018 đã thắp lại hy vọng về hòa bình và phục hồi kinh tế, cùng với việc mở lại một số giếng dầu bị hư hại, vốn là nguồn thu chính của Nam Sudan. 

Tốc độ tăng trưởng tiếp tục chậm lại vào năm 2018 và cuối cùng vào năm 2019, nó ghi nhận mức tăng trưởng 0,87%. 

Đến năm 2021, Nam Sudan đang thực hiện mục tiêu tăng trưởng 5,3%, đẩy GDP của quốc gia lên gần 4,5 tỷ USD. 

Mặt khác, đất nước này vẫn đang chống lại lạm phát cao và tương lai của nó vẫn còn bấp bênh. Sudan dự kiến ​​sẽ trở thành nền kinh tế 6,88 tỷ USD vào năm 2026, giúp tăng thu nhập bình quân đầu người lên 420,66 USD từ 314,64 USD vào năm 2021.

Somalia

Somalia đang dần thoát ra khỏi thời kỳ khủng hoảng kéo dài nhờ sự ổn định chính trị và thể chế kể từ khi chính phủ liên bang được thành lập năm 2012. 

Nước này có đủ điều kiện để được giảm nợ tạm thời theo sáng kiến "Các nước nghèo mắc nợ nặng" (HIPC) vào tháng 3/2020. Nợ của nó ở mức 55,3% GDP vào thời điểm đó. Và mặc dù Somalia đã đạt được một số mức giảm nợ, nhưng nó vẫn ở mức cao và sẽ vào khoảng 43,3% GDP vào năm 2024, trên ngưỡng bền vững 30%.

somalia.jpg
Hàng triệu người dân ở Somali đang có nguy cơ thiếu lương thực trầm trọng bởi trình trạng biến đổi khí hậu.

Nền kinh tế của Somalia chủ yếu dựa vào ngành nông nghiệp, kiều hối và đầu tư vào viễn thông. Khu vực sản xuất và công nghiệp hầu như không đáng kể. 

Somalia có nền kinh tế hạn hẹp, phụ thuộc nhiều vào các mặt hàng xuất khẩu chính. Nền kinh tế của đất nước vẫn rất dễ bị tổn thương bởi biến động giá cả, hạn hán và các cuộc xâm lược của châu chấu.

GDP của nước này là 5,36 tỷ USD (ước tính năm 2021), dự kiến ​​sẽ tăng lên 7,05 tỷ USD vào năm 2026. Somalia hiện là nước nghèo thứ ba với thu nhập bình quân đầu người là 346,68 USD, dự kiến ​​sẽ tăng lên 394,47 USD vào năm 2026.

Mozambique

Mozambique có đường bờ biển dài 2.500 km. Đất nước này giành được độc lập từ Bồ Đào Nha vào năm 1975. Tuy nhiên, thời kỳ hậu độc lập kéo theo nhiều năm nội chiến. 

Mặc dù giai đoạn xung đột dân sự này kết thúc vào năm 1992 nhưng sự bất ổn vẫn tiếp tục gây trở ngại cho sự phát triển kinh tế của đất nước. Mozambique có đất canh tác rộng rãi, tài nguyên thiên nhiên phong phú, đường bờ biển rộng lớn và một vị trí chiến lược.

mozambique.jpg
Phân phát khẩu phần ăn bánh mì cứu trợ của WFP tại một gia đình ở Binga, Zimbabwe. Ảnh: AFP

Đến tháng 4/2016, nền kinh tế Mozambique bước vào thời kỳ khủng hoảng, giá cả hàng hóa giảm, hạn hán, xung đột và bị ảnh hưởng từ việc phát hiện ra các khoản nợ tiềm ẩn.

Các khoản vay thương mại không được tiết lộ đã làm giảm niềm tin của người dân trong nước. Kéo theo đó là IMF hủy bỏ chương trình tài chính, các nhà tài trợ đóng băng hỗ trợ ngân sách trực tiếp.

Kết quả là tăng trưởng kinh tế Mozambique giảm, đồng tiền mất giá khoảng 40% so với đồng USD và kéo lạm phát trên 25%. GDP của quốc gia này đã giảm từ 15,95 tỷ USD vào năm 2015 xuống còn 11,94 tỷ USD vào năm 2016.

Đến năm 2021, GDP của Mozambique được dự báo là 13,96 tỷ USD và sẽ tăng lên 23,6 tỷ USD vào năm 2026, theo ước tính của IMF. GDP bình quân đầu người của quốc gia sẽ đạt 630,58 USD vào năm 2026, từ mức 424,91 đô la vào năm 2021.

Malawi

Quốc gia không giáp biển Malawi nằm ở miền nam châu Phi. Tình hình chính trị ở Malawi nhìn chung là hòa bình kể từ khi giành được độc lập vào năm 1964. Tuy nhiên, quốc gia này vẫn là một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới

Nền kinh tế Malawi phụ thuộc nhiều vào nông nghiệp, sử dụng gần 80% dân số và dễ bị ảnh hưởng bởi các cú sốc bên ngoài, đặc biệt là các cú sốc về khí hậu.

molawi.jpg
Chính phủ Malawi đưa ra kế hoạch "Tầm nhìn Malawi 2063" nhằm biến quốc gia này thành một quốc gia công nghiệp hóa có thu nhập trên trung bình. Ảnh: Ngọc Nguyễn

Theo Ngân hàng Thế giới, “nghèo đói là do năng suất thấp trong lĩnh vực nông nghiệp, hạn chế cơ hội trong các hoạt động phi nông nghiệp, tăng trưởng kinh tế không ổn định, dân số tăng nhanh”. Năm 2019, dân số của Malawi là 18,6 triệu người, dự kiến ​​sẽ tăng gấp đôi vào năm 2038.

GDP của Malawi là 9,27 tỷ USD (năm 2021) dự kiến ​​sẽ tăng lên 11,38 tỷ USD vào năm 2026. Dựa trên ước tính năm 2021, Malawi có GDP bình quân đầu người là 431,58 USD, trở thành quốc gia nghèo thứ năm trên thế giới. Một dự báo tích cực là GDP bình quân đầu người của quốc gia này sẽ cải thiện một chút lên 460 USD vào năm 2026.

Vào tháng 1/2021, chính phủ Malawi đã đưa ra kế hoạch "Tầm nhìn Malawi 2063" nhằm biến quốc gia này thành một quốc gia công nghiệp hóa có thu nhập trên trung bình và tự chủ.

Tóm lại, ngoài các quốc gia kể trên, 5 quốc gia tiếp theo có GDP bình quân đầu người thấp còn có Madagascar, Sierra Leone, Cộng hòa Trung Phi, Cộng hòa Dân chủ Congo và Afghanistan.

AN DI
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement