Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Đất nằm trong quy hoạch có khai nhận di sản thừa kế được không?

Cần biết

27/11/2019 13:37

Ông bà cha mẹ để lại di chúc để con chàu thừa kế di sản thế. Trường hợp khu đất đó nằm trong diện quy hoạch phải giải quyết như thế nào?

Bạn đọc có nêu câu hỏi như sau: "Năm 2009 bố tôi mất và có để lại một thửa đất ở quận Đống Đa, Hà Nội. Thửa đất này đã được cấp sổ đỏ mang tên cả bố và mẹ tôi. Tôi thấy ở mục ghi chú có ghi: “đất nằm trong khu quy hoạch”. Vậy thủ tục khai nhận di sản thừa kế như thế nào? Tôi sẽ thực hiện thủ này ở đâu? Giải quyết trong bao lâu?".

Căn cứ vào cơ sở pháp lý:

Luật đất đai năm 2013 số 45/2013/QH13

Luật công chứng năm 2014 số 53/2014/QH13

Luật sư trên trang LuatMinhKhue tư vấn nội dung như sau:

Thứ nhất, thửa đất thuộc quyền sử dụng của bố mẹ bạn mặc dù đã nằm trong quy hoạch sử dụng đất nhưng chưa có kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện

Căn cứ Khoản 2 Điều 49 Luật đất đai năm 2013 số 45/2013/QH13 quy định như sau:

Điều 49. Thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

...

2. Trường hợp quy hoạch sử dụng đất đã được công bố mà chưa có kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện thì người sử dụng đất được tiếp tục sử dụng và được thực hiện các quyền của người sử dụng đất theo quy định của pháp luật.

Trường hợp đã có kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện thì người sử dụng đất trong khu vực phải chuyển mục đích sử dụng đất và thu hồi đất theo kế hoạch được tiếp tục thực hiện các quyền của người sử dụng đất nhưng không được xây dựng mới nhà ở, công trình, trồng cây lâu năm; nếu người sử dụng đất có nhu cầu cải tạo, sửa chữa nhà ở, công trình hiện có thì phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép theo quy định của pháp luật.

Như vậy, trong trường hợp này, thửa đất thuộc quyền sử dụng của ông bà mặc dù đã nằm trong quy hoạch sử dụng đất nhưng chưa có kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện, chưa có Thông báo thu hồi đất, Quyết định thu hồi đất nên căn cứ những quy định pháp luật chúng tôi đã viện dẫn ở trên, bạn vẫn có quyền thực hiện các quyền của người sử dụng đất trong đó có quyền được tách thửa, chuyển nhượng hoặc tặng cho khi đáp ứng đủ các điều kiện pháp luật.

Đất nằm trong quy hoạch có khai nhận di sản thừa kế được không?

Thứ hai, thủ tục nhận di sản thừa kế

- Hồ sơ: Phiếu yêu cầu công chứng theo mẫu; Giấy chứng tử của người để lại di sản; Các giấy tờ chứng minh về tài sản của người để lại di sản bao gồm: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; sổ tiết kiệm, Giấy đăng ký xe; Giấy chứng nhận cổ phần,…; Giấy tờ về nhân thân của người thừa kế: CMND, hộ khẩu;

- Trường hợp có di chúc và di chúc ghi rõ cách phân chia tài sản, bạn cần cung cấp thêm: Di chúc - Trường hợp không có di chúc hoặc có di chúc nhưng di chúc không ghi rõ cách phân chia di sản, bạn cần cung cấp thêm:Tờ tường trình và cam kết về quan hệ nhân thân, Giấy tờ chứng minh quan hệ nhân thân giữa người thừa kế theo pháp luật với người để lại di sản trường hợp không có di chúc: hộ khẩu, giấy khai sinh, tờ khai nhân khẩu;

Thủ tục tiến hành

Sau khi kiểm tra hồ sơ thấy đầy đủ, phù hợp quy định của pháp luật, cơ quan công chứng tiến hành thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản. Việc thụ lý phải được niêm yết trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày niêm yết. Việc niêm yết do tổ chức hành nghề công chứng thực hiện tại trụ sở của Ủy ban nhân cấp xã nơi thường trú cuối cùng của người để lại di sản; trường hợp không xác định được nơi thường trú cuối cùng thì niêm yết tại nơi tạm trú có thời hạn cuối cùng của người đó.

Trường hợp di sản gồm cả bất động sản và động sản hoặc di sản chỉ gồm có bất động sản thì việc niêm yết được thực hiện theo quy định tại Khoản này và tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có bất động sản.

Trường hợp di sản chỉ gồm có động sản, nếu trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng và nơi thường trú hoặc tạm trú có thời hạn cuối cùng của người để lại di sản không ở cùng một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì tổ chức hành nghề công chứng có thể đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú hoặc tạm trú có thời hạn cuối cùng của người để lại di sản thực hiện việc niêm yết.

Sau 15 ngày niêm yết, không có khiếu nại, tố cáo gì thì cơ quan công chứng chứng nhận văn bản thừa kế. Các đồng thừa kế có thể lập Văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế (Điều 57 Luật Công chứng 2014) hoặc Văn bản khai nhận di sản thừa kế (Điều 58 Luật Công chứng 2014). Sau khi công chứng văn bản thừa kế, người được hưởng di sản thực hiện thủ tục đăng ký quyền tài sản tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng tài nguyên và môi trường cấp huyện nơi có đất.

(Nguồn: LuatMinhKhue)

DƯƠNG THỤY(t/h)
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement