Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Dạo quanh ẩm thực châu Á vào dịp Tết cổ truyền

Thị trường 24h

22/01/2020 12:15

Dịp Tết cổ truyền, ẩm thực Việt Nam có bánh chưng bánh dày, còn các nước láng giềng và trong khu vực châu Á có những món gì đặc trưng thú vị?

Mỗi quốc gia sẽ có những món ăn riêng trong ngày Tết của mình. Bạn thử tìm hiểu để xem món ăn ngày Tết của các nước của châu Á có gì thú vị không nhé!

Lào, món "lạp"

Dạo quanh ẩm thực châu Á vào dịp Tết cổ truyền

Trong tiếng Lào, món lạp mang nghĩa lộc, may mắn, tượng trưng cho lời cầu chúc bình an, may mắn của những người Lào giản dị. Món lạp được làm khá đơn giản. Người Lào thường dùng các loại thịt bò, heo, gà, vịt và tim, gan băm nhỏ. Riêng món lạp heo có thêm bì heo thái sợi. Tất cả được trộn đều với gia vị như nước cốt chanh, riềng, sả, hành tây, rất nhiều ớt và một chút thính nếp.

Campuchia, cari

Dạo quanh ẩm thực châu Á vào dịp Tết cổ truyền

Món ăn không thể thiếu trong ngày Tết Bon Chol Chnam của người Campuchia là món cari. Trong ngày đầu năm mới, mỗi nhà đều có ít nhất một người đem thức ăn lên chùa để nhờ các nhà sư làm lễ cúng dâng lên tổ tiên, sau đó cả nhà quây quần bên nhau thưởng thức món cari thơm lừng.

Thái Lan, kralan

Dạo quanh ẩm thực châu Á vào dịp Tết cổ truyền

Kralan, hay còn gọi là “khao lam” là món ăn cổ truyền ngày Tết ở Thái Lan. Nó là món tráng miệng được làm bằng cách nhồi gạo, đậu đỏ và mãng cầu dừa vào 1 ống tre, sau đó nướng trên bếp lửa. Các nguyên liệu hoà quyện ở bên trong ống tre và khi được bóc ra thưởng thức có hương vị vô cùng hấp dẫn.

Singapore, gỏi cá Yusheng

Dạo quanh ẩm thực châu Á vào dịp Tết cổ truyền

Yusheng có nghĩa là  "sự thịnh vượng”. Gỏi cá Yusheng là món ăn mang đậm phong cách của Trung Hoa vùng Triều Châu nhưng nhưng lại là món ăn đặc trưng trong dịp lễ Tết của Singapore.

Gỏi cá Yusheng gồm có: cá hồi sống thái lát thật mỏng (có thể thay thế cá hồi bằng cá thu), các loại rau củ thái sợi như đu đủ, khoai môn, bưởi, gừng, lạc rang, vừng, bột chiên nước sốt từ quả mận. Khi món dọn ra sẽ được xới tung tất cả lên càng cao càng tốt nhưng không được làm rơi ra ngoài và hô “lohei” có nghĩa là “trộn đều” hay “thịnh vượng” rồi trộn tiếp với sốt trước khi thưởng thức.

Philippines, Tikoy

Dạo quanh ẩm thực châu Á vào dịp Tết cổ truyền

Trong ngày Tết, món ăn không thể thiếu của người Philippines là bánh Tikoy. Bánh được làm từ gạo nếp trộn mỡ lợn, đường, nước, nhúng vào trứng gà rồi chiên. Món ăn này mang ý nghĩa gắn bó tình cảm gia đình. Tất cả thành viên trong nhà cùng ngồi ăn bánh trong ngày mùng 1 để cầu mong cả năm gia đình luôn đầm ấm, đoàn kết, hạnh phúc.

Malaysia, Bak Kwa (bò khô)

Dạo quanh ẩm thực châu Á vào dịp Tết cổ truyền

Mặc dù món Bak Kwa (thịt bò khô) là món ăn rất phổ biến và được thưởng thức quanh năm, nhưng nó đặc biệt được ưa chuộng vào dịp đầu năm mới ở Trung Quốc, Singapore và Malaysia. Du khách nước ngoài khi đến những đất nước này vào dịp năm mới thường được người bản địa giới thiệu để mua về làm quà trong dịp Tết Nguyên đán.

Trung Quốc, sủi cảo

Dạo quanh ẩm thực châu Á vào dịp Tết cổ truyền

Là một trong những nền văn hoá ẩm thực lớn của thế giới, nhưng trong dịp Tết cổ truyền, các gia đình Trung Quốc thường quây quần bên nhau, cùng làm một món ăn rất thú vị. Đó chính là món Sủi cảo. Việc gói những chiếc sủi cảo tuy không quá khó nhưng lại như một chất keo gắn kết mọi người trong gia đình lại với nhau và tạo nên không khí đoàn viên, ấm áp. Bên cạnh đó, theo quan điểm của người Trung Quốc, Sủi cảo còn là một món ăn mang đến những niềm vui và may mắn trong năm mới, đặc biệt là cho những người làm kinh doanh.

Sủi cảo được làm với vỏ bằng bột mì, nhân sủi cảo là thịt hoặc rau trộn lẫn với nhau. Hình dáng của sủi cảo tượng trưng cho sự may mắn. Sủi cảo hình bán nguyệt, viền bánh phải được viền cho đều gọi là “viền phúc”. Còn kéo hai đầu của hình bán nguyệt nối liền với nhau giống như một nén bạc để cầu mong cho cuộc sống tiền bạc dư dả, sung túc.

Ngoài ra, sủi cảo còn được người ta in hình bông lúa mì trên vỏ bánh với mong ước một năm trồng trọt bội thu. Chính vì vậy, sủi cảo trước kia là món ăn truyền thống trong ngày Tết của người Trung Quốc và đến nay nó đã trở thành món ăn quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày.

Nhật Bản, osechi ryori

Dạo quanh ẩm thực châu Á vào dịp Tết cổ truyền

“Osechi ryori” là bữa ăn mà hầu hết người Nhật Bản dùng vào đầu năm mới. Ý nghĩa gốc của món Osechi ryori chính là bữa ăn này giúp cho những người nội trợ (và gia đình họ) sống sót qua những ngày đầu tiên của năm mới, khi những cửa hàng trên khắp Nhật Bản đều đã đóng cửa. Các thực phẩm để làm món Osechi có thể được chuẩn bị sẵn và để ở nơi thoáng mát trong vòng vài ngày mà không bị hư hỏng. Thông thường nhất, mọi thứ thường được đựng thành từng lớp trong các hộp sơn mài và có nhiều ngăn.

Hàn Quốc, ttoek

Dạo quanh ẩm thực châu Á vào dịp Tết cổ truyền

Những chiếc bánh gạo Hàn Quốc này có rất nhiều loại khác nhau, nhưng trong dịp mừng năm mới, rất có thể bạn sẽ được mời thưởng thức món canh có tên là tteokguk. Hương vị của món canh này vô cùng ngọt ngào biểu lộ cho mong ước có 1 năm mới suôn sẻ, may mắn của người dân xứ sở kim chi.

Món ăn này gồm bánh (Tteok) làm từ bột gạo dùng với (guk) nước xương bò hầm, thịt bò, hành hoa. Bánh gạo được dùng để nấu canh là loại bánh gạo dạng thỏi (garaetteok) được thái vát chéo.

Bánh gạo được làm thành dạng thỏi dài mang ý nghĩa cầu mong trường thọ, còn màu trắng tượng trưng cho sự thanh khiết, với ý nghĩa giúp thanh lọc cơ thể và tâm hồn con người.

Người Hàn Quốc quây quần cùng gia đình ăn canh bánh gạo tteokguk vào buổi sáng ngày mùng 1 với ý nghĩa đánh một dấu mốc sang tuổi mới tràn ngập hạnh phúc và ấm áp.

Ấn Độ, beriane

Dạo quanh ẩm thực châu Á vào dịp Tết cổ truyền

Lễ mừng năm mới ở Ấn Độ cũng phụ thuộc vào các truyền thống diễn ra ở từng vùng khác nhau.

Ví dụ, vào ngày này, cư dân miền Bắc trang trí bằng các loại hoa màu sắc khác nhau, phổ biến nhất là các màu hồng, đỏ, tím hoặc trắng. Trong khi đó, ở miền Nam, lễ mừng năm mới nhất định phải có một mâm quả. Buổi sáng, trẻ em nhắm mắt lại chờ người lớn dẫn đến mâm quả để chúng có thể thưởng thức hương vị của món ăn truyền thống này. Tuy nhiên, điểm chung đặc biệt chính là mâm cỗ mừng năm mới trong các gia đình Ấn Độ không thể thiếu món ăn truyền thống là beriane (cơm trộn thịt).

AN LY (t/h)
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement