Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Đang thúc DN đầu tư nhà máy giết mổ hiện đại, TP.HCM lại muốn cấp phép cho lò thủ công xây sai phép

Thị trường 24h

13/11/2017 11:30

Chủ đầu tư các nhà máy giết mổ công nghiệp hiện đại tại TP.HCM sẽ ngừng hoặc chuyển dự án sang các tỉnh nếu TP.HCM cho phép một dây chuyền giết mổ heo thủ công hoạt động.

Xin cho hoạt động dây chuyền xây trái phép

Sở NN-PTNT TP.HCM đang lấy ý kiến một số sở ban ngành cho phép Công ty CP chế biến thực phẩm Hóc Môn (Công ty Hóc Môn) xin được hoạt động dây chuyền giết mổ thủ công, với công suất giết mổ 2.000 con/ngày.

Điều đáng nói là dây chuyền này gồm hơn 10 chảo nấu nươc sôi để giết mổ heo theo phương pháp thủ công. Những chảo này được Công ty Hóc Môn xây dựng trái phép, ngay trong khu vực DN này xây dựng nhà máy giết mổ hiện đại.

Nhiều lần Công ty Hóc Môn xin được hoạt động những chảo này song đều không được chấp thuận. Gần nhất, ngày 1/7 vừa qua UBND TP cũng có công văn không đồng ý cho công ty nói trên thực hiện giết mổ thủ công tại xã Xuân Thới Thượng Huyện Hóc Môn.

Có thể sau vụ việc hơn 4.000 con heo tại CSGM Xuyên Á bị phát hiện chích an thần, cơ sở này bị tạm dừng hoạt động khiến việc xem xét dây chuyền giết mổ thủ công của Hóc Môn được khơi lại.

Hiện nhiều chủ đầu tư các nhà máy giết mổ công nghiệp tại TP.HCM không khỏi hoang mang, vì nếu cho dây chuyền thủ công hoạt động là đi ngược với chủ trương xóa bỏ lò thủ công của thành phố và có thể tiếp tục trì hoãn kế hoạch phát triểncác nhà máy giết mổ công nghiệp (gọi tắt là nhà máy).

Ông Bạch Đăng Quang, Phó Giám đốc HTX Tân Hiệp, chủ đầu tư nhà máy Tân Hiệp cho hay, theo kế hoạch của Thành phố, cuối năm nay sẽ có một số nhà máy sẽ đi vào hoạt động, nhưng hầu hết đều chậm tiến độ do những vướng mắc về thủ tục đầu tư chủ yếu do cơ quan nhà nước không tạo điều kiện cho DN.

Giờ lại cho thêm một dây chuyền giết mổ thủ công, xây dựng trái phép hoạt động khiến những nhà đầu tư như ông Quang không khỏi bất an.

Muốn có các nhà máy giết mổ công nghiệp hiện đại, nhưng TP.HCM lại tính chuyện cho phép những chiếc chảo thủ công này hoạt động

Một chủ đầu tư nhà máy giết mổ công nghiệp cho biết, có thể các cơ quan quản lý cho rằng những chảo thủ công đó gắn với nhà máy giết mổ công nghiệp nên có hệ thống đánh giá tác động môi trường (ĐTM) tốt hơn những cơ sở giết mổ tập trung khác như Xuyên Á.

Tuy nhiên, bà này cho rằng đã là chảo thủ công thì quy cách hoạt động như nhau. Vẫn là chụng con heo vào nước, treo lên giết mổ… chất thải, tiếng ồn vẫn ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường như vậy.

ĐMT của Công ty Hóc Môn chỉ được phê duyệt cho dây chuyền trang thiết bị công nghiệp hiện đại chứ không phải phê duyệt cho dây chuyền thủ công.

“Nếu Thành phố cho phép dây chuyền đó hoạt động, chúng tôi cũng sẽ xây chảo trong nhà máy hiện đại. Hoặc dừng dự án, chuyển sang các tỉnh thành khác…”, vị này cho hay.

Nhiều năm trước, thành phố cũng chủ trương dẹp bỏ các điểm giết mổ gia cầm tự phát tại các chợ, nhà dân… để tập trung các nhà máy giết mổ công nghiệp tập trung tại các vùng ngoại thành và các tỉnh lân cận.

Một số DN như Phú An Sinh, Huỳnh Gia Huynh Đệ… hăng hái tiên phong, xây dựng nhà máy. Đầu tư công nghệ giết mổ hiện đại, sản phẩm bán ra được đóng gói, bảo quản, vận chuyển bằng xe mát...

Tuy nhiên, tình trạng giết mổ tự phát không được dẹp bỏ, gà vịt vẫn được bày bán đầy các tuyến đường. Những sản phẩm làm theo tiêu chuẩn thì đội thêm chi phí, không cạnh tranh được với sản phẩm thủ công. Khiến những doanh nghiệp này lâm cảnh phá sản hoặc hoạt động cầm chừng.

Hiện chủ đầu tư các nhà máy giết mổ hiện đại lo ngại tình trạng này lặp lại với con heo, con bò. Một nhà máy giết mổ hiện đại có vốn đầu tư trung bình 300-400 tỷ đồng.

DN đòi bỏ dự án

Ông Bạch Đăng Quang cho biết, nhà máy của DN ông đã nhập cả một dây chuyền thiết bị giết mổ hiện đại nhất từ châu Âu, theo công nghệ tự động, sử dụng robot trong quá trình giết mổ để hạn chế tối đa việc gây mất vệ sinh an toàn thực phẩm.

Theo thiết kế, sẽ có cả hệ thống kho lạnh để bảo quản thịt theo đúng tiêu chuẩn trước khi ra thị trường, đồng thời sẽ có thể hỗ trợ công tác cấp đông dự trữ khi nguồn heo trong nước dư thừa. Mặt khác có thể hạn chế được việc phải nhập khẩu thịt.

Nhưng DN sẽ tính toán lại nếu thành phố cho phép những dây chuyền giết mổ thủ công hoạt động. Vì điều đó là đi ngược lại chủ trương hiện đại hoá các nhà máy giết mổ của thành phố, bất công cho môi trường đầu tư tạo tiền lệ cạnh tranh không lành mạnh. Nhất là trước đây thành phố đã đóng cửa một số lò thủ công như Nam Phong ... nay lại cho khôi phục lò mổ thủ công khác.

Bà Nguyễn Thị Hồng Thắm, Giám đốc Công ty TNHH DV An Hạ, tất cả các CSGM, bao gồm cả CSGM Xuyên Á của DN bà chỉ được phép hoạt động tạm và phải thực hiện đóng cửa theo lộ trình để di dời vào các nhà máy giết mổ công nghiệp.

Do đó, việc các cơ quan chức năng chấp thuận cho Nhà máy giết mổ công nghiệp Hóc Môn được giết mổ thủ công (dù là hoạt động tạm) là không đúng quy định của thành phố và sai luật.

Mới đây, trong cuộc họp với Sở NN-PTNT TP.HCM, Công ty Hóc Môn báo cáo đã xây xong phần thô nhà máy công nghiệp, có thể hoạt động vào cuối tháng 1/2018. Nên DN xin được hoạt động các chảo thủ công khiến các DN đặt nghi vấn, nếu được phép có thể việc xây dựng nhà máy sẽ bị trì hoãn.

Những chảo thủ công này hoạt động có thể phá nát quy hoạch các nhà máy giết mổ công nghiệp của thành phố.

Những chủ đầu tư cho rằng, nếu cơ quan chức năng thành phố muốn kiểm tra giám sát tốt vấn đề VSATTP, bình ổn thị trường thì việc làm ngay và luôn là tập trung hỗ trợ hướng dẫn các thủ tục cho các nhà máy công nghiệp, bỏ bớt các thủ tục rườm rà không cần thiết, tích cực giải quyết sớm hồ sơ cho các nhà máy công nghiệp.

BẠCH TRANG
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement