Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Đằng sau 'thương vụ' đầu tư Saigon One Tower 250 triệu USD của Công ty Cổ phần Du lịch Hồ Tràm là gì?

Doanh nghiệp

12/11/2020 12:53

Công ty Di sản quốc tế Hồ Tràm có vốn 10 triệu đồng lại đề nghị đầu tư dự án cao ốc 250 triệu USD giữa trung tâm TP.HCM.

Mới đây, thị trường bất động sản được phen hiếu kỳ khi một công ty có vốn góp chỉ 10 triệu đồng lại đề nghị đầu tư một toà cao ốc hàng trăm triệu USD. Cụ thể, Công ty Cổ phần Di sản quốc tế Hồ Tràm đã đề xuất với UBND TP.HCM về việc đầu tư dự án tòa nhà Cao ốc Sài Gòn M&C (còn được biết với tên gọi Saigon One Tower) tại mặt tiền đường Tôn Đức Thắng, quận 1.

Cao ốc 41 tầng, vốn đầu tư hơn 250 triệu USD

Saigon One Tower là dự án toà nhà cao tầng với vốn đầu tư ban đầu lên tới 256 triệu USD. Dự án này nằm trên khu đất rộng hơn 6.672 m2 giữa trung tâm TP.HCM với quy mô 41 tầng. Chủ đầu tư dự án là Công ty Cổ phần Sài Gòn One Tower. Công ty trên là doanh nghiệp liên doanh của Công ty Cổ phần M&C, Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn (Saigon Tourist), Ngân hàng Dông Á (DongABank), Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng Đông Á và Công ty Cổ phần Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ).

Được quy hoạch hoàn tránh với các loạt tên tuổi “cộm cán” trong giới kinh doanh, nhưng Saigon One Tower đã dừng thi công gần một thập kỷ qua do vấn đề sức khỏe tài chính của chủ đầu tư và pháp lý liên quan.

Saigon One Tower có vị trí đắc địa, ngay ngã ba Tôn Đức Thắng - Hàm Nghi, mặt hướng bến Nhà Rồng. Ảnh: CafeF
Saigon One Tower có vị trí đắc địa, ngay ngã ba Tôn Đức Thắng - Hàm Nghi, mặt hướng bến Nhà Rồng. Ảnh: CafeF

Tháng 8/2017, Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) bất ngờ công bố thông tin đã thu giữ tòa nhà này để xử lý và thu hồi nợ do Công ty Cổ phần Sài Gòn One Tower thế chấp.

Đến tháng 3/2018, tòa nhà nói trên được VAMC bán đấu giá với giá khởi điểm 6.110 tỷ đồng. Từ đó đến nay, dự án này vẫn không tìm được nhà đầu tư tham gia dù chủ dự án này vay vốn gốc lẫn lãi đến thời điểm bị VAMC thu hồi là trên 7.000 tỷ đồng. Do đấu giá không thành công nên VAMC đã bàn giao lại tài sản khoản nợ cho phía ngân hàng xử lý.

Mới đây, Saigon One Tower còn là tài sản trong vụ án của Công ty Sài Gòn One Tower vay vốn để đầu tư xây dựng cao ốc. Tuy nhiên, đến nay công ty vẫn chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước để chuyển đổi mục đích sử dụng từ thuê đất sang giao đất đối với phần diện tích xây dựng khối căn hộ. Vì vậy, dự án này chưa được phép chuyển đổi công năng, các căn hộ chưa được phép bán.

Vốn doanh nghiệp vỏn vẹn 10 triệu đồng

Theo thông tin chúng tôi tìm hiểu, Công ty Cổ phần Di sản quốc tế Hồ Tràm được thành lập vào ngày 22/11/2019 với vốn điều lệ 300 triệu đồng. Công ty có ngành nghề kinh doanh chính là xây dựng nhà để ở và trụ sở đặt tại 33 Đường số 8, khu phố 4, phường Bình An, quận 2, TP.HCM.

Hồ sơ công bố thành lập mới kê khai công ty này có 3 cổ đông sáng lập. Trong đó ông Nguyễn Quốc Long góp 50% vốn và đảm nhiệm vai trò giám đốc kiêm người đại diện theo pháp luật. Hai cổ đông cá nhân khác lần lượt là ông Lê Nguyên Thành góp 30% và ông Lê Quang Ngọc góp 20%.

Tuy nhiên, đến cuối năm 2019, số liệu chúng tôi tìm hiểu được lại chỉ ra, vốn thực góp của các cổ đông vào Công ty Hồ Tràm mới vỏn vẹn 10 triệu đồng. Tổng tài sản công ty này mới đạt 8,94 triệu đồng.

Bên cạnh đó, ngoài đứng tên cho Công ty Cổ phần Di sản quốc tế Hồ Tràm, ông Nguyễn Quốc Long còn làm người đại diện pháp luật cho Công ty Cổ phần Du lịch Hồ Tràm và Công ty Cổ phần Quốc tế Hồ Tràm. Trong đó, Công ty Quốc tế Hồ Tràm có ngành nghề chính là xây dựng nhà để ở và đã ngừng hoạt động.

Bánh vẽ” 100 tỷ USD cách đây 6 năm

Nhắc đến lịch sử thương trường của ông Nguyễn Quốc Long, không ít người sẽ nhớ đến Công ty Cổ phần Du lịch Hồ Tràm nổi đình nổi đám vào 6 năm trước. Đây chính là doanh nghiệp từng đề xuất đầu tư 3 dự án lớn ở Việt Nam với tổng vốn lên tới 100 tỷ USD hồi năm 2014.

Cụ thể, hồi tháng 3/2014, Công ty Cổ phần Du lịch Hồ Tràm từng công bố ký kết cùng Công ty Dragon Best International (trụ sở Hong Kong) hợp đồng nguyên tắc về việc tham gia đầu tư vào 3 dự án. Được biết, Giám đốc Dragon Best International là ông Bùi Hùng, một Việt kiều quốc tịch Pháp, hiện đồng thời đảm nhận cương vị Giám đốc của Quỹ đầu tư True Vision Foundation (Mỹ) với nguồn vốn của nhiều cựu chính khách nổi tiếng.

Hối phiếu chứng minh năng lực tài chính của quỹ đầu tư True Vision Foundation và của ông Bùi Hùng - Giám đốc Công ty Dragon Best International.
Hối phiếu chứng minh năng lực tài chính của quỹ đầu tư True Vision Foundation và của ông Bùi Hùng - Giám đốc Công ty Dragon Best International.

Các dự án được Công ty Du lịch Hồ Tràm phân bổ tiền trăm tỷ tờ bạc xanh bao gồm: Khu trung tâm phức hợp thương mại, tài chính, khách sạn, khu nhà ở, trung tâm hội nghị quốc tế tại Ba Son và Tân Cảng (TP.HCM), tổng vốn đầu tư 32 tỷ USD; Khu du lịch sinh thái quốc tế Hồ Tràm và mở rộng thị trấn Phước Bửu tại huyện Xuyên Mộc (Bà Rịa - Vũng Tàu), vốn đầu tư 18 tỷ USD; Khu kinh tế cửa khẩu Bờ Y, tổng vốn đầu tư 50 tỷ USD.

Thời điểm đó, số tiền 100 tỷ USD làm dấy lên không ít “lời ra tiếng vào” với công ty này. Trả lời trên báo chí, ông Nguyễn Nam Sơn, nhà sáng lập và giám đốc điều hành Ngân hàng Đầu tư Vietnam Capital Partners (VCP), từng là CEO của Ngân hàng CitiGroup tại Hong Kong và Việt Nam, khẳng định số vốn trên "không bao giờ có” tại thời điểm đó.

Theo ông Sơn, con số này “quả không tưởng và khó tin ngay tại thị trường tài chính Mỹ”. Hiện quỹ đầu tư lớn ở Mỹ như Goldman Sachs Group hay Kohlberg Kravis Roberts (KKR), quỹ đầu tư đã rót 650 triệu USD vào Vinhomes hồi tháng 6/2020, lúc bấy giờ cũng chỉ quản lý khoảng 30 tỷ USD là tối đa. Với mức đó, nguồn tài chính đầu tư của các quỹ này dành cho thị trường Đông Nam Á cũng chỉ khoảng 2 tỷ USD là nhiều nhất.

GS.TSKH Nguyễn Mại, vị chuyên gia lâu năm về đầu tư nước ngoài, lúc đó cũng lên tiếng các nhà đầu tư cảnh giác. “Đó là điều không tưởng. Không một nhà đầu tư nào lại một lúc bỏ 100 tỷ USD đầu tư vào một quốc gia có GDP cũng chỉ cao hơn con số đó vài chục tỷ USD. Việt Nam cũng không thể tiếp nhận được một khoản vốn lớn như vậy”, ông khẳng định.

Sau khi thuyết trình và công bố rầm rộ về siêu dự án 30 tỷ USD Eminence Group USA tại Thanh Hóa, đến nay, Công ty Cổ phần Du lịch Hồ Tràm bặt vô âm tín.
Sau khi thuyết trình và công bố rầm rộ về siêu dự án 30 tỷ USD Eminence Group USA tại Thanh Hóa, đến nay, Công ty Cổ phần Du lịch Hồ Tràm bặt vô âm tín.

Quả thực, đến nay, tất cả dự án kể trên vẫn nằm trên giấy. Thương vụ trăm tỷ này cũng được thị trường xếp vào một trong những “bánh vẽ” lớn nhất nhì lịch sử Việt Nam, ảnh hưởng trực tiếp đến quy hoạch, kế hoạch, phân bổ nguồn lực và thu hút đầu tư.

Quay lại 'thương vụ' đầu tư Saigon One Tower, có thể thấy Công ty Cổ phần Du lịch Hồ Tràm không đủ năng lực tài chính để thực hiện dự án 250 triệu USD này. Vậy, doanh nghiệp này đang hướng đến điều gì?

TẤT ĐẠT
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement