13/09/2019 01:07
Đằng sau niềm vui đuợc "ship tận răng" của "thượng đế"
Dịch vụ ship thức ăn phát triển mạnh, người tiêu dùng được phục vụ "tận răng" nhưng đằng sau đó là những khổ cực không thể diễn tả bằng lời.
Dịch vụ đặt mua qua ứng dụng đã khiến cho thị trường tiêu dùng ít nhiều thay đổi. Dễ thấy nhất là những dòng người xếp hàng mua đồ ăn không phải là khách hàng, mà là những shipper |
Hàng loạt ứng dụng đặt hàng xuất hiện gần đây như GrabFood, GoFood, BEAMIN... thực hiện việc mua hộ đồ ăn. Người tiêu dùng VN, ở một khía cạnh nào đó, đang hưởng dịch vụ sung sướng hơn các nước Âu, Mỹ vì không phải mất thời gian chờ đợi để được ăn ngay những món yêu thích. |
Tại không ít quán trà sữa, đồ ăn ở TP.HCM dễ thấy hình ảnh những người mặc áo đồng phục mang logo GrabFood, Now, GoFood... có khi đông hơn lượng khách trong quán. Những shipper này từ sáng đến tối đứng trước cửa quán chờ khách đặt hàng (oder), thực hiện đơn hàng theo yêu cầu của trung tâm điều phối. |
Những ngày Rằm, cánh tài xế công nghệ xếp hàng trước quán ăn chay ở Tân Bình TP.HCM. |
Ngập tràn màu xanh của các shipper GrabFood xếp hàng dài chờ trong cái nắng gay gắt ở TP.HCM để mua bánh canh cho khách. |
Shipper H. H chia sẻ: “Có lần tôi mang cho cô khách ở chung cư bên Trung Kính oder một ly trà sữa, đến nơi gọi mãi cho cô ấy không được, lại mất thêm 5.000 đồng tiền gửi xe vì cô ấy nói đem lên tầng 12. Gọi mãi không được, kiểm tra lại phần ghi chú đặt đơn hàng thì báo cô ấy vừa huỷ đơn... Không được đồng nào mà đành nhắm mắt uống cốc trà gần 70.000 đồng... Nghề shipper nhiều khi bạc lắm”. |
Công việc ship đồ ăn tưởng đơn giản nhưng lại ẩn chứa nhiều khó khăn, rủi ro. Hiện nay, số ứng dụng đặt đồ ăn ngày càng nhiều, lượng shipper theo đó tăng "chóng mặt". Sự cạnh tranh giữa các ứng dụng, nhãn hàng, và cạnh tranh giữa các shipper khiến các đơn hàng cũng bị chia nhỏ lẻ. Hình ảnh quen thuộc mỗi buổi sáng tại một cửa hàng đồ uống. |
Trước cổng của mỗi quán trà sữa vào mùa hè được bao quanh của các shipper đồ ăn, đồ uống. |
GoFood và GrabFood đồng loạt tung khuyến mãi, thậm chí món ăn 0 đồng, miễn phí giao hàng nên nhiều khách hàng tranh thủ sử dụng dịch vụ. |
Khách hàng là "thượng đế" nhưng không phải lúc nào họ cũng đúng. Và cũng không phải ai cũng hiểu lúc tài xế đi mua hàng phải chờ lâu như thế nào, kẹt xe như thế nào, địa chỉ khó tìm thế nào... |
|
Nếu gặp phải khách hàng tốt bụng, họ sẽ "bo" thêm vài ba đồng, xem như công sức các anh đã xếp hàng đợi và mang đi giao bất kể nắng mưa. |
Bên cạnh mồ hôi, có khi shipper phải đổ nước mắt vì bị "boom" hàng. |
Trước đó, 1 cư dân mang đã chia sẻ câu chuyện về 1 anh shipper tại Đà Nẵng ngậm đắng, nuốt cay ăn 1 lúc 3 suất cơm gà gần 150.000 đồng vì vừa bị bỏ bom, bữa cơm trị giá cả ngày công cũng khiến nhiều người không khỏi ái ngại. |
Việc khách nhận hàng rồi bắt lỗi để quỵt tiền, order cho sang mồm, hay "mình thích thì mình không nghe máy thôi", vẫn thường xuyên diễn ra như cơm bữa. |
Để món ăn nhanh gọn lẹ vào tay khách hàng, đôi khi các shipper phải "hô biến" thành người phục vụ hay đầu bếp hỗ trợ cho người bán. Vào tháng 4/2019, bức ảnh anh shipper ngồi gọt xoài giúp chủ quán nhanh chóng được chia sẻ trên mạng Facebook. |
Advertisement
Advertisement
Đọc tiếp