Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Đằng sau lùm xùm Ricons yêu cầu tòa án mở thủ tục phá sản đối với Coteccons

Doanh nghiệp

30/07/2023 17:17

Công ty CP Đầu tư Xây dựng Ricons đã chính thức lên tiếng về việc yêu cầu tòa án mở thủ tục phá sản đối với Công ty CP Xây dựng Coteccons (Mã CK: CTD).

Ricons cho biết, những ngày vừa qua, trên mạng xã hội có đăng tải nhiều thông tin sai lệch liên quan đến việc Ricons nộp đơn yêu cầu tòa án mở thủ tục phá sản đối với Coteccons, gây ảnh hưởng đến uy tín, hoạt động kinh doanh của công ty và làm tăng thêm sự căng thẳng không cần thiết giữa các bên.

Ricons khẳng định, đối tượng bị yêu cầu mở thủ tục phá sản là Coteccons, không phải Ricons. Việc nộp đơn yêu cầu tòa án mở thủ tục phá sản đối với Coteccons là kết quả của khoản công nợ quá hạn đã được Coteccons thừa nhận nhưng kéo dài nhiều năm không thanh toán.

Ricons cho rằng công ty đã cân nhắc phương án tối ưu nhất để thu hồi công nợ và đã chủ động gửi nhiều công văn đến Coteccons đề xuất phương án giải quyết. Trong quá trình đó, Ricons cũng đã thông báo và cập nhật cho Coteccons, nhằm tránh hậu quả bất lợi có thể xảy ra, nhưng công ty đã không nhận được phản hồi thiện chí từ Coteccons.

Việc Ricons yêu cầu thanh toán công nợ và nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản được thực hiện theo trình tự, thủ tục của pháp luật trong suốt một thời gian dài. Đến ngày 4/7/2023, tòa án đã thụ lý đơn yêu cầu của Ricons.

Theo Ricons, hành động pháp lý nêu trên không nhằm mục đích nào khác là để thu hồi khoản công nợ quá hạn đã lâu, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công ty và cổ đông, đảm bảo dòng tiền thanh toán cho các đối tác nhà thầu phụ, nhà cung cấp đã đồng hành cùng Ricons trong tình hình thị trường khó khăn như hiện tại.

Ricons được thành lập năm 2004, từng là doanh nghiệp trong "hệ sinh thái của Coteccons", được thành lập dưới thời ông Nguyễn Bá Dương.

Ricons tiền thân là Công ty CP Đầu tư Xây dựng Phú Hưng Gia, lĩnh vực kinh doanh chính về đầu tư kinh doanh bất động sản. Doanh nghiệp này hiện là một trong những nhà thầu xây dựng lớn tại Việt Nam. Công ty hiện đang dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch HĐQT Nguyễn Sỹ Công.

Các dự án do Ricons xây dựng trải dài khắp cả nước từ các công trình cao tầng, khách sạn, khu nghỉ dưỡng đến nhà xưởng công nghiệp và hạ tầng.

Về tình hình kinh doanh, báo cáo tài chính quý 1/2023 của Ricons không có thuyết minh chi tiết về các công nợ phải trả - phải thu với Coteccons. 

Báo cáo tài chính ghi nhận tính đến cuối tháng 3, tổng tài sản của Ricons là 7.176 tỷ đồng giảm mạnh so với con số đầu năm và bằng 1/3 so với tổng cộng tài sản của Coteccons (20.041 tỷ đồng). Nợ phải trả của Ricons là 4.753 tỷ đồng, gấp đôi so với vốn chủ sở hữu chỉ vỏn vẹn 2.423 tỷ đồng.

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong 3 tháng đầu năm 2023 đạt 1.718 tỷ đồng bằng một phần ba so với doanh thu của Coteccons 3.129 tỷ đồng (tăng mạnh so với con số cùng kỳ năm 2022 là 1.912 tỷ đồng). 

Chi phí tài chính tăng gấp 3 lần dẫn đến Ricons báo lãi thuần từ hoạt động kinh doanh 13,6 tỷ đồng. Sau khi trừ đi các chi phí phát sinh, Ricons lãi sau thuế 15,4 tỷ đồng giảm mạnh so với con số 20 tỷ đồng quý 1/2022. Dòng tiền kinh doanh âm 125 tỷ đồng.

Hiện, 8 cổ đông ngoại đang sở hữu tỷ lệ 11,42% vốn tại Ricons. Tính tới thời điểm hiện tại, Ricons có vốn điều lệ gần 400 tỷ đồng.

Coteccons nói gì?

Theo nguồn tin từ Coteccons, sự việc tranh chấp hợp đồng kinh tế với Ricons phát sinh từ giai đoạn trước năm 2019, khi hai công ty chịu sự điều hành và xác định như là những thành phần đóng góp cho một hệ sinh thái gồm 7 công ty thành viên có sự liên kết lẫn nhau, bao gồm: Coteccons, Unicons, Ricons, Newtecons, BM Windows, Sol E&C, Boho.

Trong quá trình hoạt động trong một hệ sinh thái, một số dự án Ricons làm tổng thầu xây dựng phát sinh những giao dịch bên liên quan đến Coteccons với vai trò là nhà thầu phụ tại dự án như Regina Hưng Yên, Đông Á, Golden Palace và một số giao dịch cho thuê thiết bị giữa hai công ty.

Những công nợ phát sinh hiện nay vẫn chưa được quyết toán xong do vướng mắc về vấn đề xác định giá trị kèm theo những chứng từ đạt đủ điều kiện về pháp lý.

Tương tự, một số dự án Coteccons làm tổng thầu có phát sinh những công nợ cho Ricons với vai trò là nhà thầu phụ cũng chưa được quyết toán xong như Newtaco, Regina giai đoạn 4, nhà xưởng Regina Miracle, Regina giai đoạn 6, Regina Hưng Yên, nhà máy Vinfast, Simco.

Coteccons đã nhiều lần yêu cầu các cuộc họp trực tiếp và văn bản nhưng Ricons không cung cấp được chứng từ pháp lý theo giá trị công nợ yêu cầu.

Theo đại diện Coteccons, Coteccons đang trong quá trình đấu thầu những dự án rất quan trọng điểm và việc Ricons kiện tụng không phải là ngẫu nhiên. Coteccons đề nghị nhà thầu xây dựng Ricons có tinh thần hợp tác, nhanh chóng cung cấp những chứng từ đạt đủ điều kiện về pháp lý và xác định giá trị công nợ phát sinh giữa hai bên để không ảnh hưởng đến quá trình đấu thầu của Coteccons.

Coteccons và Ricons đều chưa công bố báo cáo tài chính quý 2/2023. Nhưng tại báo cáo tài chính quý 1/2023/ Coteccons ghi nhận tổng nguồn vốn tới cuối tháng 3 là 20.041 tỷ đồng, tăng nhẹ so với con số đầu năm, trong đó nợ phải trả 11.304 tỷ đồng và vốn chủ sở hữu 8.236 tỷ đồng.

Trong cơ cấu, nợ phải trả người bán ngắn hạn ghi nhận gần 4.000 tỷ đồng, trong đó nợ phải trả Ricons là 322,5 tỷ đồng, tăng nhẹ so với con số đầu năm.

Coteccons và Ricons đưa nhau ra tòa giữa bối cảnh cả hai đều đấu thầu thi công gói thầu 35.000 tỷ đồng tại sân bay Long Thành. Trong đó, Cotecccons đứng đầu Liên danh số 2 - Hoa Lư còn Ricons là một thành viên trong nhóm Liên danh số 3 - Vietur.

VIÊN VIÊN
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement