Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Dân Sài Gòn đổi ăn Tết bằng vui Tết, đi chơi nhiều hơn mua sắm

Doanh nghiệp

21/02/2018 11:00

Sau thời gian cao điểm mua sắm cuối tháng Chạp âm lịch thì từ Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018 đến nay, lượng khách mua sắm không đông và sức mua chậm.

Sức mua tăng 30% 

Theo Sở Công Thương TP.HCM, sức mua thị trường Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018 tăng từ 10-15% so với Tết Nguyên đán Đinh Dậu 2017. Trong đó, các hệ thống phân phối hiện đại như siêu thị, cửa hàng tiện lợi... tăng từ 20-30%.

Bên cạnh sự chuẩn bị đầy đủ về nguồn cung, đa dạng chủng loại mặt hàng, phong phú về sản phẩm và ổn định về giá cả, năm nay các doanh nghiệp chú trọng tập trung đảm bảo an toàn thực phẩm.

Từ đó, hàng hóa phục vụ Tết đáp ứng nhu cầu mua sắm, tiêu dùng sản phẩm sạch, an toàn trên thị trường và được người tiêu dùng đánh giá cao. 

Năm nay, sức mua bắt đầu tăng ngay sau ngày 23 tháng Chạp âm lịch, với hàng hóa mua sắm chủ yếu chỉ tập trung vào các loại hàng tiêu dùng thiết yếu và phục vụ Tết như bánh, mứt, nước giải khát, thịt gia súc, trứng gia cầm, gà ta, trái cây chưng Tết...

Sức mua hàng hoá sau Tết giảm chứ không tăng như mọi năm.
Sức mua hàng hoá sau Tết giảm chứ không tăng như mọi năm.

Tại các siêu thị, từ ngày 23-27 tháng Chạp âm lịch, sức mua tăng 100-150% so với ngày thường. Từ ngày 28-30 tháng Chạp âm lịch, thị trường bước vào cao điểm mua sắm, lượng khách đến siêu thị gấp 3-4 lần so với ngày thường, doanh thu tăng 10-20% so với cùng kỳ. Các mặt hàng chủ yếu tập trung mua sắm là thịt gia súc, thịt gia cầm, thực phẩm chế biến, bánh, kẹo, mứt, rau củ... và một số loại trái cây chưng Tết.

Ông Đoàn Diệp Bình, Trưởng phòng Truyền thông Công ty cổ phần Trung tâm Thương mại Việt Nam (LOTTE Mart Việt Nam) cho rằng sức mua tại hệ thống bán lẻ nào tăng trưởng khá tốt và mạnh so với những năm trước đây.

Cụ thể, LOTTE Mart đạt sức mua tăng trưởng hơn 30%, còn doanh thu tăng trưởng hơn 25% so với Tết Đinh Dậu 2017. Trong đó, sức mua đặc biệt tăng cao ở các mặt hàng phục vụ nhu cầu mua sắm Tết như thực phẩm, rau củ, trái cây, bánh kẹo, nước giải khát… 

Riêng ở chợ truyền thống, vào các ngày 28-30 tháng Chạp âm lịch, lượng khách đến chợ bắt đầu đông, sức mua tăng 30-50% so với ngày thường. Giá một số mặt hàng phục vụ Tết như thịt gà ta, dưa leo, khổ qua, cải ngọt, xà lách…  tăng nhẹ khoảng 10-15%. Mãng cầu, xoài cát, quýt đường… tăng 20-30% do sức mua tăng mạnh vào đầu phiên chợ khi lượng khách đến mua đông.

Sau đó, hầu hết các mặt hàng nhanh chóng giảm trở lại mức bình thường và phải hạ giá để dọn dẹp nghỉ bán theo đúng giờ quy định của UBND TP.HCM. Tuy nhiên, đối với hàng bình ổn thị trường không thay đổi giá xuyên suốt trong thời điểm trước, trong và sau Tết.

Đối với mặt hàng hoa tươi cắt cành và hoa chưng Tết, đại diện Công ty Hoa tươi Dalat Hasfarm, cho biết trong dịp Tết năm nay đã điều tiết giá tăng khoảng 5% so với giá hoa Tết Nguyên đán Đinh Dậu 2017 và tăng khoảng 15% so với ngày thường. Với mức tăng rất nhẹ này, hoa Dalat Hasfarm có thể đáp ứng được nhu cầu mua hoa của khách hàng mà giá cả vẫn vô cùng phải chăng cho đối tượng khách hàng.

Tuy nhiên, nhằm phục vụ chu đáo và đem những bông hoa tươi mới nhất từ trang trại Dalat Hasfarm đến tay người tiêu dùng, Dalat Hasfarm phục vụ dịch vụ đặt hoa Tết online, giao hoa tận nhà. Theo đó, khi đặt hoa trong Bộ sưu tập hoa Tết, khách hàng sẽ được ưu đãi giá từ 10-15%. 

Vui Tết hơn ăn Tết

Bà Nguyễn Huỳnh Trang, Phó giám đốc Sở Công thương TP.HCM cho biết, do người tiêu dùng tiếp tục có xu hướng thay đổi dần tập quán mua sắm, tiêu dùng là thay cho “ăn Tết” bằng “vui Tết” nên sau thời gian cao điểm mua sắm cuối tháng Chạp âm lịch thì từ Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018 đến nay, lượng khách mua sắm không đông, sức mua chậm.

Chỉ có các khu vui chơi giải trí là đông nghẹt người.
Chỉ có các khu vui chơi giải trí là đông nghẹt người.

Tuy nhiên, các mặt hàng tươi sống phục vụ nhu cầu tiêu dùng nhanh và chưng cúng, lễ viếng vẫn tăng mạnh, đặc biệt là mặt hàng rau xanh, trái cây các loại, thịt gia cầm gà thả vườn, gà ta…

Nhiều hệ thống cửa hàng thức ăn nhanh, ẩm thực, địa điểm vui chơi, giải trí như KFC, Lotteria, Mac Donal, Dairy Queen… duy trì mở cửa phục vụ vào thời điểm Tết với giá không đổi và thực hiện nhiều chương trình khuyến mãi nên thu hút được lượng lớn khách hàng vào đầu năm.

Đại diện một số hiệp hội, doanh nghiệp cho hay, các đơn vị sản xuất kinh doanh trên địa bàn TP.HCM sẽ bắt đầu khai trương năm mới vào ngày hôm nay, mùng 6 Tết. Do đó, dự kiến thời gian tới, khi hoạt động sản xuất trên địa bàn thành phố trở lại bình thường, sức mua của thị trường sẽ tăng mạnh trở lại so với các ngày nghỉ Tết.

Còn để nắm bắt cơ hội kinh doanh và tăng trưởng doanh thu, các doanh nghiệp trong Chương trình Bình ổn thị trường đã có kế hoạch chuẩn bị nguồn hàng đầy đủ, đảm bảo đáp ứng nhu cầu mua sắm của người lao động, kể cả các phương án giảm giá, khuyến mãi kích cầu phục vụ người tiêu dùng, các phương án tổ chức phân phối, bán hàng lưu động, không để thị trường thiếu hàng, biến động giá. 

Tính đến thời điểm hiện nay, hoạt động cung ứng hàng hoá, cân đối cung cầu Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018 được các sở, ngành TP.HCM đánh giá sơ bộ là đạt kết quả tương đối tích cực và hiệu quả, với tổng doanh thu ước đạt 18.679 tỷ đồng, tăng 15,2% so với Tết Nguyên đán Đinh Dậu 2017. Riêng doanh thu hành bình ổn thị trường ước đạt hơn 7.568 tỷ đồng, tăng 16,3% so với Tết Nguyên đán Đinh Dậu 2017.

NGUYỄN DUY
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement