Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Đàn ông Việt Nam đang bị áp lực về vai trò trụ cột gia đình, 3% từng cân nhắc việc tự sát

Lối sống

30/10/2020 15:41

83% đàn ông Việt lo ngại về gánh nặng hỗ trợ gia đình và có đến 3% từng cân nhắc việc tự sát khi không thể làm trụ cột gia đình.

Chia sẻ với trang La Croix, hai năm trước, theo suy nghĩ chín chắn, Nguyễn Hữu Thịnh quyết định nghỉ làm cho một công ty ở tỉnh Bình Dương và về nhà trông con trai 7 tháng để vợ theo đuổi công việc tại một công ty truyền thông. Lúc đó vợ anh nhận lương tháng 12 triệu đồng, nhiều hơn anh.

Thịnh mặc kệ những người thân khuyên anh đừng từ bỏ công việc của mình. 2 vợ chồng sống với cha mẹ anh tại TP.HCM. 2 ông bà nội thật sự đã quá tuổi để chăm sóc được đứa cháu trai.

"Giờ tôi vừa chăm con, vừa làm việc nhà, vừa kinh doanh dịch vụ giặt ủi tại nhà để tạo thu nhập, nhưng cha mẹ vợ tôi lại cằn nhằn tôi phải kiếm việc làm và phụ giúp gia đình", ông bố 35 tuổi nói. Họ nói với anh rằng, là một người đàn ông trong một xã hội gia trưởng, anh phải là trụ cột gia đình và để vợ ở nhà chăm sóc con.

Xã hội vẫn còn có cái nhìn ái ngại với việc đàn ông ở nhà chăm con. Ảnh minh hoạ: Tri Thức Trẻ
Xã hội vẫn còn có cái nhìn ái ngại với việc đàn ông ở nhà chăm con. Ảnh minh hoạ: Tri Thức Trẻ

Thịnh thừa nhận anh mặc cảm về vị trí của mình trong gia đình với vợ. Anh từng cãi vã với chị về những lời phàn nàn của người thân về anh. Anh cho biết anh dự định gửi con trai của mình đến một nhà giữ trẻ ban ngày và tìm việc làm nhưng vợ anh, đang mang thai năm tháng, đã yêu cầu anh chăm sóc đứa con thứ hai sau khi cô sinh.

"Tôi cảm thấy thất vọng với vợ của mình, vợ nói với tôi rằng cô ấy kiếm được nhiều tiền hơn tôi nên cô ấy có quyền tiếp tục công việc của mình", anh nói thêm rằng, chị không thừa nhận sự hy sinh của anh cho gia đình.

“Tôi vô cùng xấu hổ về những vấn đề của chúng tôi và không dám nói với người khác, kể cả cha xứ”, người đàn ông theo đạo tâm sự với La Croix.

Một cuộc khảo sát xã hội gần đây, ”Nam giới và nam tính trong một Việt Nam toàn cầu hóa" do Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội (ISDS) thực hiện, cho thấy hơn 80% người được phỏng vấn đồng ý rằng phụ nữ nên làm những công việc đơn giản và chăm sóc gia đình hơn là xây dựng sự nghiệp.

Cuộc khảo sát với sự tham gia của 2.567 nam giới trong độ tuổi 18-64 đến từ Hà Nội, TP.HCM và các tỉnh như Khánh Hòa và Hòa Bình. Cuộc khảo sát này cho thấy có rất ít thay đổi về bình đẳng giới ở nam giới. Đàn ông thường cho rằng họ có nhiều khả năng hơn phụ nữ và dễ dàng được xã hội chấp nhận.

Hơn 80% người được phỏng vấn đồng ý rằng phụ nữ nên làm những công việc đơn giản và chăm sóc gia đình hơn là xây dựng sự nghiệp. Ảnh minh hoạ: Getty
Hơn 80% người được phỏng vấn đồng ý rằng phụ nữ nên làm những công việc đơn giản và chăm sóc gia đình hơn là xây dựng sự nghiệp. Ảnh minh hoạ: Getty

Giám đốc ISDS Khuất Thu Hồng cho biết, đàn ông phải chịu gánh nặng về nam tính, có địa vị là trụ cột gia đình duy nhất và tự chịu áp lực phải thể hiện sự rắn rỏi trước phụ nữ. Hơn 97% người được hỏi nói rằng, họ muốn trở thành chỗ dựa tinh thần và tài chính cho vợ của họ. Những người không làm tốt việc này sẽ luôn căng thẳng và coi mình là kẻ thất bại.

Kết quả cho thấy 83% người tham gia lo ngại về gánh nặng hỗ trợ gia đình của họ, trong khi 3% khác thừa nhận rằng họ đã cân nhắc việc tự sát. Hơn 30% người đàn ông tham gia cuộc khảo sát từng trải qua cảm giác cô đơn, 33% cảm thấy mệt mỏi và 16% nghĩ rằng họ thất bại.

Các chuyên gia cho biết nhiều phụ nữ được giáo dục tốt và kiếm được nhiều tiền hơn chồng nhưng thành công của họ lại làm tổn hại đến lòng tự hào của chồng họ.

Anh Phan Văn Huỳnh, 46 tuổi, cho biết anh đã cảm thấy mệt mỏi với cuộc hôn nhân của mình trong nhiều năm vì vợ anh coi anh như một người thấp kém trong xã hội. Anh Huỳnh đã kết hôn được 14 năm. Vợ anh là chuyên viên thiết kế đồ hoạ tại một tờ báo địa phương và lương của cô ấy gấp 4 lần anh. Vợ là người đưa ra mọi quyết định trong gia đình.

"Cô ấy yêu cầu tôi hỗ trợ các con trong khi cô ấy làm việc để mua nhà. Tôi không có lựa chọn nào khác ngoài việc chấp nhận yêu cầu của cô ấy”, cha của ba đứa trẻ nói.

Anh cho biết vợ mình đã nghỉ việc và dành toàn bộ thời gian đi chơi với bạn bè và làm từ thiện sau khi mua nhà.

Anh Huỳnh thừa nhận, anh không đủ khả năng trang trải tiền học, tiền ăn và các nhu cầu khác của gia đình với mức lương 10 triệu đồng mỗi tháng. Anh phải xin tiền anh chị em và nhờ họ chuẩn bị đồ ăn cho bọn trẻ. Anh cho biết đã đề nghị vợ chia sẻ gánh nặng gia đình với anh nhưng cô từ chối.

"Anh là trụ cột gia đình mà anh không mua được nhà. Tôi là người mua nhà đây! Giờ anh phải nuôi con. Nếu không, anh không phải là một thằng đàn ông”, vợ anh từng nói thẳng. Sau lần đó, họ không còn nói chuyện với nhau nữa.

Quan niệm
Quan niệm "đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm" phải được hiểu đúng là cả hai đều cần chung tay vun đắp gia đình. Ảnh minh hoạ: Getty

Người Việt Nam có câu: “Đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm”. Vì vậy, các chuyên gia tâm lý luôn cho rằng, nếu hiểu đúng thì các bà vợ nên đối xử nhân đạo và tử tế với chồng. Cả hai đều có nhiệm vụ làm việc cùng nhau và xây dựng tổ ấm của họ.

Chuyên gia hôn nhân Nguyễn Thanh Tựu cho rằng, các cặp vợ chồng hãy chấp nhận điểm yếu của nhau và giúp cải thiện chúng hơn là chỉ trích nhau. "Họ nên tôn trọng lẫn nhau và cố gắng hết sức để hỗ trợ gia đình của họ, không tập trung vào giáo dục và tài chính của nhau", ông nói thêm.

Chị Trần Thị Hoa, hiện đang làm việc tại một ngân hàng ở tỉnh Kiên Giang, cho biết vợ chồng chị vừa học xong cấp 3 và làm ruộng để phụ giúp gia đình. Chị Hoa cho biết, trong quá khứ họ đã có những cuộc cãi vã gay gắt về những điều nhỏ nhặt và chồng chị luôn tránh đưa ra quyết định và giải quyết các vấn đề gia đình vì anh ấy có trình độ học vấn thấp hơn.

Bà mẹ ba con 45 tuổi cho biết, có lần chồng bỏ chị về nhà khi họ đang đi chơi với đồng nghiệp. Đồng nghiệp của chị vô tình nói về những cuộc hôn nhân tan vỡ do giáo dục khác nhau giữa vợ và chồng.

Hai năm trước, chị để chồng đề tên mình vào dòng chủ hộ. Kể từ đó, người chồng đã sống vui vẻ hơn. “Tôi rất vui khi anh ấy tích cực cùng tôi chuẩn bị cho lễ cưới của con trai vào tháng tới", chị kể. Theo chị, một cuộc hôn nhân hạnh phúc phải dựa trên tình yêu thực sự, không phải ở trình độ học vấn.

TIỂU GU
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement