04/05/2022 16:20
Dân làng Điện Biên tạo ra con đường mới cho mô hình du lịch bền vững
Một trong những sản phẩm du lịch mới trong những năm gần đây được tập trung phát triển, tạo cầu nối cho du khách trải nghiệm văn hóa truyền thống là du lịch cộng đồng. Hợp với xu thế phát triển, khai thác tốt tiềm năng sẵn có chính là bước đà để du lịch cộng đồng ở Điện Biên có những bước phát triển nhanh, mang tính đột phá.
Du lịch cộng đồng là loại hình du lịch được phát triển trên cơ sở các giá trị văn hóa của cộng đồng, do cộng đồng dân cư quản lý, tổ chức khai thác và hưởng lợi. Hiện nay, du lịch cộng đồng đang được coi là loại hình du lịch mang lại nhiều lợi ích phát triển kinh tế bền vững.
Du lịch cộng đồng không chỉ giúp người dân bảo vệ tài nguyên môi trường sinh thái, mà còn là dịp để bảo tồn và phát huy những nét văn hóa độc đáo của địa phương, mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống của nhiều người dân địa phương.
Du lịch từ lâu đã được xem là một phương án giúp xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam. Riêng năm 2019, cả nước đã đón 18 triệu lượt khách, chiếm 9,2% tổng sản phẩm quốc nội. Tuy nhiên, du lịch cũng bị cho là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự căng thẳng về cơ sở hạ tầng và gây ra sự suy thoái về môi trường và văn hóa.
Sa Pa thuộc tỉnh Lào Cai thường được lấy làm ví dụ trong các sách giáo khoa. Nơi đây rất phong cảnh do được bao quanh bởi những ruộng bậc thang và những đỉnh núi hùng vĩ, thị trấn lần đầu tiên được toàn cầu chú ý như một nơi đi bộ xuyên rừng vào năm những 1990. Sau đó, các nhà đầu tư tràn vào và xây dựng các khách sạn với quy mô ngày càng lớn, biến Sa Pa thành một công trường luôn ngập tràn trong khói bụi.
"Sa Pa là một nơi thật tuyệt vời, lần đầu tiên tôi đến đó vào năm 1995", Giám đốc Tuấn Nguyễn, công ty du lịch Moto Tours Asia có trụ sở tại Hà Nội, nói với Al Jazeera.
"Giờ nơi đó thật khủng khiếp. Tôi không đưa khách hàng của mình đến đó nữa. Thay vào đó, chúng tôi đến các bản làng ở Điện Biên Phủ, nơi còn lưu giữ văn hóa và kiến trúc truyền thống của các bộ tộc thiểu số trên đồi".
Giờ đây, khi Việt Nam chào đón người nước ngoài trở lại sau hai năm đóng cửa biên giới do đại dịch, Giám đốc Tuấn Nguyễn và các đối tác của mình đang dẫn đầu sáng kiến thúc đẩy du lịch sinh thái, chống đói nghèo và bảo tồn văn hóa bản địa ở Điện Biên Phủ với một mạng lưới nhà nghỉ bản địa được thiết kế theo phong cách truyền thống. Các nhà sàn sẽ được chuyển cho người địa phương vận hành và sở hữu 100% lợi nhuận.
Sáng kiến này được lấy cảm hứng từ Phuẩn Dốc Homestay, một nhà nghỉ có 40 giường ở Chế Cần, một làng dân tộc Mông, cách thành phố Điện Biên Phủ nửa giờ về phía Đông Bắc.
Với ruộng bậc thang thơ mộng và quang cảnh núi non mù sương, những con lạch nước và những cung đường nông thôn quanh co, một hồ nước gần đó với muôn vàn các loài chim và tất cả cấu trúc trong làng đều tuân theo những thiết kế truyền thống, Chế Cần xuất hiện như từ trong bức tranh sơn dầu.
Thêm vào đó là đủ sắc màu từ những trang phục truyền thống H' mông của người dân địa phương: váy, áo và quân chân đầy màu sắc được làm từ sợi tư nhiên như lụa và sợi gai dầu, áo sơ mi có thiết kế batik và mũ đội đầu cầu kỳ.
Bên cạnh phong cảnh tuyệt vời, Chế Cần còn là sự tiếp cận cách sống của người H' mông cũng như là trải nghiệm độc đáo sống cùng họ", Catherine Ryba, một bác sĩ đến từ Hoa Kỳ sống ở Hà Nội, chia sẻ với Al Jazeera. "Nó mang đến cho bạn một cái nhìn khác về Việt Nam và giúp bạn thoát ra khỏi định nghĩa về du lịch".
Phuan Doc Homestay, một trong hai ngôi làng được thành lập vào năm 2018 bởi Lovan Đức với sự hỗ trợ của trung tâm Phát triển Cộng đồng (CCD), một chi nhánh địa phương của tổ chức từ thiện Care International.
"Lúc đầu tôi không biết gì về du lịch", Đức chia sẻ với Al Jazeera. "Nhưng CCD đã hướng dẫn cho tôi về người nước ngoài và đưa tôi đi xem nhiều homestay khác nhau. Điều đó đã cho tôi một số ý tưởng và với 13.000 USD mà họ vừa tài trợ vừa cho vay, tôi đã có thể xây dựng một nhà khách của riêng mình."
Trước đại dịch, anh Đức và gia đình đón khoảng 300 khách mỗi tháng, một phần ba trong số đó là người nước ngoài. Ngày nay, họ chỉ đáp ứng một nửa số đó, tất cả hầu như là khách du lịch trong nước.
Họ tính phí mỗi người là 5 USD một đêm và thêm 12 USD cho bữa tiệc ăn uống gồm chả giò, gà nướng, cá hầm, vịt quay, cơm, nước chấm, trái cây nhiệt đới và rượu gạo để mọi người thưởng thức cùng nhau.
Họ cũng cho thuê xe đạp với giá 3 USD và cung cấp các chuyến tham quan có hướng dẫn viên đến nơi ẩn náu dưới lòng đất gần đó của cố Đại tướng Võ Nguyên Giáp, vị tướng tài ba của Việt Nam, người đã lập nên chiến thắng trước quân Pháp ở Điện Biên Phủ.
Anh Đức nói: "Thu nhập tốt hơn nhiều so với làm ruộng. Giờ đây, chúng tôi có đủ tiền để chi trả cho con cái đi học trung học và thậm chí vào đại học nếu chúng đạt đủ điểm".
Kế hoạch của giám đốc Tuấn Nguyễn là chọn 8 đến 10 ngôi làng có phong cảnh đẹp như tranh vẽ và nguồn vốn từ chính quyền tỉnh cùng các tổ chức phi chính phủ để xây dựng 2 hoặc 3 nhà lưu trú truyền thống ở mỗi ngôi làng.
Anh cũng có kế hoạch đào tạo cho người dân địa phương về cách làm việc với khách du lịch và quản lý các hoạt động thiên nhiên như đi bộ xuyên rừng, đi xe đạp, chèo thuyền kayak và tham quan các di tích lịch sử, đồng thời thu hút các tình nguyện viên từ nước ngoài đến dạy kèm tiếng Anh cho người dân địa phương.
Sau khi mạng lưới được thiết lập, anh dự tính khách du lịch sẽ ở lại hai hoặc ba đêm tại mỗi bản làng và dành trung bình 10 ngày ở Điện Biên Phủ, hòa mình vào cuộc sống làng quê.
Anh Tuấn chia sẻ: "Chúng tôi không coi đây là một cách kiếm lợi nhuận. Mà đây là một kế hoạch 5 năm nhằm trao quyền cho các cộng đồng địa phương có việc làm và các cơ hội kinh tế lâu dài sẽ giúp bảo tồn văn hóa và kiến trúc dân tộc thay vì xóa sổ nó".
"Chúng tôi muốn người dân địa phương được hưởng lợi thay vì những người giàu từ TP.HCM hay Hà Nội đổ xô vào xây dựng các khách sạn lớn như ở Sa Pa", Anh chia sẻ thêm. "Tôi có một người bạn ở đó đã bán mảnh đất của gia đình cô ấy 10 năm trước cho một nhà đầu tư với giá 20.000 USD. Bây giờ nó trị giá 1 triệu USD và cô ấy thực sự hối tiếc. Giờ hết sạch tiền nhưng cô ấy không có gì để có thể kiếm ra tiền nữa".
Một khi đã tạo được dấu ấn tren con đường du lịch, điều gì có thể ngăn một chủ đất làm điều tương tự ở một nơi có phong cảnh tuyệt đẹp như Chế Cần?
Anh đức cho biết, trước đây chưa từng thấy những mặt trái của du lịch nhưng anh tin tưởng làng mình sẽ không chịu chung số phận như Sa Pa.
"Mọi người trong làng của tôi đã ký một bản hợp đồng quy định rằng họ chỉ được phép xây dựng những ngôi nhà gỗ truyền thống và chỉ được cao hai tầng", anh nói. "Cộng đồng trong làng của chúng tôi rất mạnh mẽ. Mọi thứ mọi người không quyết định một mình".
Đức cho biết thêm anh cũng không lo lắng về sự cạnh tranh từ hàng xóm và ủng hộ những nỗ lực của Giám đốc Tuấn Nguyễn xây dựng thành công ngôi làng của anh ấy.
"Tôi muốn họ cũng được trải nghiệm những thành công mà gia đình tôi đã có để họ có thu nhập cũng như là cuộc sống tốt hơn".
(Nguồn: Al Jazeera)
Tin liên quan
Advertisement