Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Dân Ấn Độ dùng phân bò để chữa COVID-19, các bác sĩ lên tiếng

Kinh tế thế giới

11/05/2021 17:18

Nhiều người dân Ấn Độ tin rằng phân bò có thể chống được COVID-19. Các bác sĩ nước này cho biết không có bằng chứng về tác dụng của chất thải loài "vật thiêng" này trong điều trị bệnh.

"Không có bằng chứng khoa học cụ thể nào cho thấy phân bò hoặc nước tiểu bò có tác dụng tăng cường miễn dịch chống COVID-19. Điều này hoàn toàn chỉ dựa trên tín ngưỡng", tiến sĩ JA Jayalal, chủ tịch Hiệp hội Y khoa Ấn Độ, hôm nay cho hay. "Có những rủi ro sức khỏe liên quan việc bôi hoặc dùng những sản phẩm này, gồm các bệnh có thể lây từ động vật sang người".

1105-phan-bo-2.jpg
Người dân bôi phân bò lên cơ thể vì tin rằng nó sẽ tăng cường khả năng miễn dịch chống Covid-19, tại ngoại ô thành phố Ahmedabad, bang Gujarat, Ấn Độ, hôm 9/5. Ảnh: Reuters.

Khi đại dịch COVID-19 đang tàn phá Ấn Độ, tại bang Gujarat, một số tín đồ đến trại bò mỗi tuần một lần để tắm sữa bò, bôi hỗn hợp nước tiểu và phân bò lên cơ thể với hy vọng việc làm này tăng cường khả năng miễn dịch, giúp họ không bị nhiễm COVID-19 hoặc hồi phục nếu đã nhiễm.

Sau khi bôi phân và nước tiểu lên người, những người tham gia nghi lễ sẽ chờ hỗn hợp trên cơ thể khô lại, họ ôm hôn hoặc thể hiện sự kính trọng với những con bò.

Trong lúc chờ đợi, họ tập yoga để tăng cường năng lượng. Cuối cùng, họ sẽ rửa sạch cơ thể bằng sữa hoặc sữa tách bơ.   

Bò được xem là biểu tượng thiêng liêng của sự sống và Trái Đất trong đạo Hindu. Suốt nhiều thế kỷ, người theo đạo Hindu đã sử dụng phân bò để khử trùng nhà cửa và cho các nghi lễ cầu nguyện, tin rằng nó có đặc tính trị liệu và sát trùng.

"Chúng tôi thấy ngay cả các bác sĩ cũng đến đây. Niềm tin của họ là liệu pháp này cải thiện khả năng miễn dịch để họ có thể ở gần bệnh nhân mà không sợ hãi", Gautam Manilal Borisa, phó giám đốc một công ty dược phẩm, cho biết, thêm rằng liệu pháp này đã giúp ông hồi phục sau khi mắc COVID-19 năm ngoái.

1105-phan-bo-3.jpg
Một người đàn ông rửa sạch cơ thể bằng sữa. Ảnh: Reuters

Kể từ đó, ông thường xuyên theo học tại Shree Swaminarayan Gurukul Vishwavidya Pratishthanam, một ngôi trường do các giáo sĩ Hindu điều hành nằm gần trụ sở Zydus Cadil, công ty dược phẩm đang phát triển vaccine COVID-19.

Nhiều người lo ngại cho rằng phương pháp này có thể góp phần vào sự lây lan COVID-19, liên quan đến những người tụ tập thành các nhóm để cầu nguyện. Madhucharan Das, phụ trách một trại bò khác ở Ahmedabad, cho biết họ đang giới hạn số lượng người tham gia.

Theo những bằng chứng trong sách vở và các cuộc nghiên cứu đã được tiến hành thì không có bằng chứng khoa học nào chứng tỏ phân bò có thể sử dụng để điều trị hay tăng sức đề kháng chống lại việc nhiễm virus corona đang lưu hành hiện nay. Người dân phải hiểu rằng sử dụng chất bài tiết của bò, con vật được coi là linh thiêng, sẽ còn làm tăng khả năng lây bệnh truyền nhiễ

Bác sĩ Ja Jayalal - Chủ tịch Hiệp hội y khoa Ấn Độ

Các bác sĩ, nhà khoa học ở Ấn Độ và trên toàn thế giới đã nhiều lần cảnh báo không nên dùng các phương pháp điều trị COVID-19 chưa được kiểm chứng, bởi chúng có thể dẫn đến cảm giác an toàn sai lầm và làm phức tạp thêm các vấn đề sức khỏe. Cũng có những lo ngại rằng hoạt động này có thể góp phần lây lan virus vì nó liên quan tụ tập đông người.

Làn sóng đại dịch COVID-19 thứ hai đang tàn phá Ấn Độ, áp đảo hệ thống y tế nước này. Tính đến ngày 11/5, Ấn Độ đã ghi nhận tổng số 22,9 triệu ca mắc COVID-19 và trên 250.000 ca tử vong. Các chuyên gia cho biết, con số thực tế có thể cao gấp từ 5 đến 10 lần. 

Trong bối cảnh nhiều bệnh nhân trên khắp nước này đang phải vật lộn để tìm giường bệnh, ôxy hoặc thuốc men, không ít bệnh nhân COVID-19 đã tử vong vì không được điều trị. Điều này đã thúc đẩy một số người tìm kiếm những phương cách bảo vệ khác dù chỉ dựa trên niềm tin.

Nhiều người Ấn Độ sử dụng chất thải bò chống COVID-19. Nguồn: The Star

(Tổng hợp)

AN LY
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement