21/06/2019 10:09
Đại hội cổ đông Eximbank 2019: Tranh cãi về vị trí hợp pháp của Chủ tịch Cao Xuân Ninh
Tại ĐHCĐ Eximbank 2019 diễn ra vào sáng 21/6 có nhiều ý kiến của cổ đông phản đối tư cách của Chủ tịch HĐQT Cao Xuân Ninh.
Sáng nay (21/6), Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) tiến hành Đại Hội đồng cổ đông (ĐHCĐ) thường niên năm 2019 tại Trung tâm hội nghị White Palace (quận Phú Nhuận, TP HCM).
Trước đó, vào ngày 26/4, Eximbank đã phải hoãn ĐHCĐ do tranh chấp giữa các cổ đông, dẫn đến không đủ tỷ lệ tham gia. Sau đó ngày 11/5, Eximbank thông báo sẽ triệu tập ĐHCĐ vào ngày 26/5, nhưng lại tiếp tục hoãn đến ngày hôm nay.
Tại ĐHCĐ lần này có sự tham dự đầy đủ của Chủ tịch HĐQT Eximbank Cao Xuân Ninh và quyền Tổng giám đốc Eximbank Nguyễn Cảnh Vinh.
ĐHCĐ Eximbank thường niên được tiến hành vào ngày 21/6. |
Đại diện SMBC - cổ đông chiến lược chiếm 15% cổ phần Eximbank có ý kiến: "Chúng tôi yêu cầu ngân hàng tuân thủ đúng luật và điều lệ, các vị trí quan trọng như Chủ tịch HĐQT và Tổng giám đốc có ảnh hưởng rất quan trọng tới hoạt động kinh doanh.
Trong suốt quá trình SMBC đã có nhiều văn bản yêu cầu giải quyết các vấn đề của Eximbank nhưng không được giải quyết một cách thấu đáo, nên chúng tôi yêu cầu ban Chủ tịch phải giải quyết ngay trong hôm nay".
Một cổ đông yêu cầu giải đáp về tính hợp pháp của tư cách Chủ tịch HĐQT Eximbank. |
Trong khi đó một số cổ đông có ký kiến phản đối tư cách hợp pháp của ông Cao Xuân Ninh và yêu cầu làm rõ tư cách Chủ tịch HĐQT theo nghị quyết 112 và các nghị quyết sau đó trong cuộc họp HĐQT ngày 22/5.
Trả lời ý kiến của các cổ đông, ông Cao Xuân Ninh cho biết nghị quyết số 231/2019/EIB/NQ-HĐQT ngày 15/05/2019 của HĐQT là đảm bảo tính hợp pháp, hợp lệ và nhất quán theo quy định của pháp luật và hoàn toàn thể hiện ý chí của HĐQT Eximbank.
Các Nghị quyết số 237/2019/EIB/NQ-HĐQT; số 238/2019/EIB/NQ-HĐQT; số 239/2019/EIB/NQ-HĐQT; số 240/2019/EIB/NQ-HĐQT; số 241/2019/EIB/NQ-HĐQT và số 242/2019/EIB/NQ-HĐQT ban hành ngày 22/5 đảm bảo tính hợp pháp, hợp lệ và nhất quán theo quy định của điều lệ Eximbank và pháp luật.
Vì vậy ông Cao Xuân Ninh cho rằng tư cách Chủ tịch HĐQT của ông là hoàn toàn hợp pháp.
Cũng tại đây, ông Nguyễn Chấn - chồng bà Trần Thị Hường (người sáng lập ngân hàng Nam Á) bất ngờ đứng dậy có ký kiến yêu cầu phong toả toàn bộ tài sản bị con trai ông là Nguyễn Quốc Toàn chiếm đoạt.
Ông Chấn cho rằng, ông Toàn đã lạm dụng sự tín nhiệm của gia đình, với sự cấu kết, tiếp tay của một số cá nhân, đã chiếm giữ hết tài sản của vợ chồng ông, giá trị ước tính khoảng 30.000 tỷ đồng.
Số tài sản này gồm: Cổ phiếu do Ngân hàng Nam Á phát hành; cổ phần tại các công ty trong hệ thống Tập đoàn Hoàn Cầu; các khoản đầu tư vào doanh nghiệp dưới hình thức góp vốn, mua cổ phần.
Ông Chấn công bố đơn tố cáo việc bị chiếm đoạt, chuyển nhượng trái phép cổ phần tại một số tổ chức tín dụng, trong đó có Eximbank.
Chông bà Tư Hường đứng giữa ĐHCD tố cáo con trai |
Theo ông, những cổ đông là cá nhân, tổ chức liên quan đến Tập đoàn Toàn cầu và Ngân hàng Nam Á đã có sổ cổ phần tại Eximbank tăng gấp nhiều lần so với thời điểm tháng 2/2016.
Đồng thời, xuất hiện một số cổ đông mới (là cá nhân, tổ chức) có liên quan đến người thân/pháp nhân của người thân trong gia đình ông Chấn sở hữu cổ phần Eximbank.
Đại diện Ban Chủ tịch, ông Cao Xuân Vinh chia sẻ: "Chúng tôi rất xấu hổ khi để những điều không hay xảy ra trong ngày hôm nay, chúng tôi rất đau xót khi chúng ta là ngân hàng top 5 Việt Nam nhưng bây giờ lại nằm trong top cuối, chúng tôi khẳng định rằng tư cách Chủ tịch HĐQT của tôi là hoàn toàn hợp pháp, chúng tôi kiến nghị sẽ lấy lại ý kiến cổ đông để đại hội tiếp tục diễn ra".
Đến 11h20, do hơn 55% cổ đông không thông qua quy chế đại hội nên ĐHCĐ Eximbank một lần nữa lại hoãn, chưa xác định thời gian tổ chức lại.
Advertisement
Advertisement
Đọc tiếp