12/04/2020 02:27
Đại dịch COVID-19 đang định hình lại kinh tế châu Á
Các quốc gia châu Á đóng cửa biên giới để chống lại đại dịch đã đe dọa nghiêm trọng đến nền tảng của toàn cầu hóa.
Từ căn hộ của mình tại quận trung tâm Bonifacio, Manila, Eric Go vẫn nhìn thấy nhiều máy bay trên bầu trời qua khung cửa sổ căn phòng. Go lớn lên ở Mỹ, hiện đang làm việc cho một công ty thương mại điện tử tại Philippines.
Giống như rất nhiều người thuộc tầng lớp trung lưu sinh sống tại Philippines, Go đã quen với việc có thể đi đến bất kỳ đâu mà không gặp trở ngại gì: dịch vụ đặt xe điện tử tiện lợi, hàng không giá rẻ cùng những chuyến bay thẳng tới New York, nơi gia đình anh đang sinh sống.
Go cho biết: “Đi lại chưa bao giờ là một vấn đề thực sự. Tôi có thể lên máy bay và đi bất cứ nơi đâu mình muốn. Đây là cách nhìn của tôi về tự do. Tôi có thể đi nơi khác nếu Manila bất ổn hoặc thời tiết quá nóng. Tuy nhiên, hiện nay tôi hoàn toàn không thể rời khỏi Manila”.
Một người đàn ông đi qua thủ đô Manila của Philippines, nơi Tổng thống Rodrigo Duterte đã ra lệnh phong tỏa vào giữa tháng 3. Ảnh: Reuters |
Kể từ khi cuộc khủng hoảng COVID-19 trở nên nghiêm trọng hơn từ giữa tháng 3/2020, Eric không ngừng tìm cách trở về Mỹ. Tuy nhiên, những chuyến bay ít ỏi còn sót lại đã trở nên đắt đỏ đến mức khó chấp nhận, và bởi hầu hết các chuyến bay đều phải quá cảnh trong thời gian dài, nên nguy cơ mắc kẹt vô thời hạn trong các chuyến bay quá cảnh là rất cao.
Chính phủ các nước trên toàn thế giới đang đóng cửa biên giới nhằm tìm cách kiểm soát sự lây lan của virus trên toàn cầu hiện đã lấy đi sinh mạng của hơn 100.000 người. Tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương, Trung Quốc, Ấn Độ, Singapore, Đài Loan, Việt Nam, New Zealand và Australia đều ban hành lệnh cấm công dân nước ngoài nhập cảnh.
Một số quốc gia khác, trong đó có Nhật Bản, đã ngừng miễn thị thực nhập cảnh và áp dụng biện pháp cách ly đối với hầu hết người nhập cảnh. Các thành phố trên thực tế đang trong tình trạng phong tỏa toàn bộ: đường phố vắng vẻ, hoạt động kinh doanh ngừng trệ. Những người vốn chỉ biết tới kỷ nguyên toàn cầu hóa và đã được hưởng nhiều lợi ích từ đó cảm thấy sốc trước việc thực thi đột ngột các biện pháp này.
Dù bố mẹ Eric có thể còn nhớ hình ảnh quân đội tuần tra trên đường phố Manila cùng sự thiếu thốn tại các cửa hàng tạp hóa, nhưng bản thân Go thì chưa bao giờ trải qua giai đoạn bất ổn ở mức độ như hiện tại. Anh cho biết những tiện nghi bình thường trong cuộc sống đã bị tước bỏ và câu hỏi được đặt ra là tuần sau tình hình sẽ ra sao, liệu bánh mỳ và trứng có còn tiếp tục được cung cấp hay không.
Eric chia sẻ, anh chưa bao giờ rơi vào hoàn cảnh thiếu thốn những thực phẩm cơ bản và cũng chưa bao giờ phải tuân thủ lệnh giới nghiêm. Chỉ một tháng trước đó, ngoài ở một số ít các nước, cuộc sống thường nhật chỉ bị gián đoạn đôi chút. Các doanh nhân sử dụng điện thoại để trao đổi công việc qua ứng dụng Zoom và Google Hangouts; thư mục thư nháp chứa đầy những thư báo hủy các diễn đàn, các buổi tọa đàm và hội thảo, mà giờ đây giống như những hiện vật từ một thời đại khác.
Hiện tại, khi dịch bệnh vẫn ngoài tầm kiểm soát, 1/3 dân số thế giới đang trong hoàn cảnh bị phong tỏa dưới hình thức nào đó. Lực lượng lao động bị chia nhỏ, trường học đóng cửa, nhiều gia đình bị li tán. Việc điều trị bệnh bị gián đoạn. Đám cưới, lễ tốt nghiệp và các buổi họp mặt bị hoãn vô thời hạn. Các sự kiện thể thao từ những giải đấu cấp trường cho tới Olympic Tokyo đều bị hủy.
Nhiều người mất việc. Các doanh nghiệp đóng cửa, có khả năng vĩnh viễn không hoạt động trở lại. Nhiều người đã thiệt mạng. Hàng trăm ngàn nỗi đau cá nhân tích tụ trở thành những rối loạn xã hội, văn hóa, kinh tế và chính trị mà sẽ còn tồn tại ngay cả khi cuộc khủng hoảng này kết thúc.
Theo giáo sư Sumit Agarwal, chuyên gia tài chính thuộc Đại học quốc gia Singapore, hệ lụy do dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 gây ra là rất lớn, tác động tới tất cả các lĩnh vực, từ tài chính, xã hội và y tế cho tới chuỗi cung ứng. Ông nhấn mạnh cần phải suy nghĩ về các tuyến thương mại mới, năng lực sản xuất mới cũng như cần nhìn lại khái niệm “biên giới”.
Phong tỏa
Ngày 17/3, Quỹ Di sản, một tổ chức nghiên cứu của Mỹ, đã tuyên bố Singapore là nền kinh tế tự do nhất trên thế giới. Chưa đầy một tuần sau đó, quốc đảo này đã đóng cửa biên giới. Cầu đường bộ và đường sắt Causeway nối Singapore và Malaysia đã đóng lại, cản trở việc đi lại của khoảng 400.000 người vốn hàng ngày qua lại cây cầu này để đến nơi làm việc.
Đối với người nước ngoài, ngay cả việc quá cảnh tại sân bay Changi cũng bị cấm, dù cách đây một tuần, nơi này vẫn là một trong những trung tâm giao thông đông đúc nhất châu Á. Hãng hàng không quốc gia Singapore Airline đã cắt giảm 96% số chuyến bay. David Tan, một sinh viên cao học người Singapore đã có mặt trên một trong những chuyến bay cuối cùng rời khỏi Mỹ để trở về Singapore. Anh đã chi tới hơn 1.000 USD để từ New Mexico quá cảnh tại sân bay Los Angeles trở về Singapore.
Với tâm trạng có phần vui vẻ trong ngày đầu tiên tự cách ly 14 ngày theo quy định của chính phủ, Tan cho biết qua điện thoại rằng nếu tiếp tục ở lại Mỹ, anh sẽ tương đối an toàn nhưng càng ở lâu sẽ càng khó xuất cảnh. Anh chia sẻ rằng các quyết định được đưa ra chỉ trong thời gian rất ngắn, không có thời gian để lên kế hoạch chi tiết và mọi thứ đều tự phát.
Theo Tan, đây là khoảng thời gian cực kỳ căng thẳng. Phần lớn hành khách trên chuyến bay là các nhân viên hàng không được bố trí trở lại Singapore. Những người Singapore làm việc tại Mỹ tính toán rằng họ thà chờ đợi dịch bệnh qua đi tại quê nhà để được ở gần gia đình và được hưởng các dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe vừa túi tiền hơn nếu có nhu cầu.
Tan chia sẻ nếu bị ốm tại Mỹ, thì dù có bảo hiểm y tế, anh vẫn phải chi một khoản tiền lớn cho một lần khám bệnh. Trong trường hợp phải nằm viện thì chi phí sẽ cao hơn rất nhiều. Theo anh, khoản tiền 1.000 USD mua vé máy bay trở lại Singapore thực sự là một khoản tiết kiệm so với chi phí y tế tại Mỹ.
Tại sân bay Changi của Singapore, một trong những trung tâm vận chuyển lớn nhất châu Á, một băng chuyền hành lý đứng bất động sau bàn làm thủ tục không người vào ngày 30/3. Ảnh: Reuters |
Trên khắp thế giới, người dân cũng phải tính toán theo cách tương tự để tìm mọi cách trở về nhà đoàn tụ với người thân. Hong Kong, khu vực kinh tế tự do thứ hai trên thế giới trong danh sách của Quỹ Di sản, cũng phải đóng cửa biên giới với Trung Quốc vào tháng 2/2020 và đến ngày 25/3 cũng đã cấm người nước ngoài nhập cảnh.
Tại đây, Shakib Pasha, chủ của một chuỗi nhà hàng và quán bar, đã kịp thời đưa bố mẹ mình từ Bangladesh trở lại thành phố trước khi lệnh phong tỏa chính thức có hiệu lực, mặc dù anh hiện vẫn chưa thể gặp bố mẹ mình do lo ngại về sự lây lan của virus. Shakib Pasha cho hay bố mẹ anh thường xuyên đi lại giữa Bangladesh và Hong Kong.
Họ có ý định đợi đến phút chót nhưng anh đã thúc giục họ quay trở lại. Anh cũng không thể tham dự sinh nhật của em gái mình để hạn chế tối đa việc gặp gỡ trong hai tuần phong tỏa. Shakib Pasha cũng phải tạm dừng các chuyến khảo sát thị trường thường kỳ. Việc mở một cửa hàng ngắn ngày ở Singapore mà anh dự định sẽ tiến hành trong quý I/2020 cũng bị trì hoãn vô thời hạn.
Tại Hong Kong, Pasha cũng buộc phải cắt giảm hoạt động kinh doanh, khi nhận thức được rằng bất kỳ ai lựa chọn trở lại thành phố đều có thể là nguồn lây lan dịch bệnh. Anh cho biết giờ đây anh phải đánh giá mọi hoạt động và tự hỏi liệu hoạt động đó có an toàn vào thời điểm này hay không?
|
Các nền kinh tế châu Á vốn dựa vào sự cởi mở để phát triển kinh tế - hoặc là các trung tâm tài chính và công nghiệp như Hong Kong và Singapore, hoặc là các mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu như Đài Loan, Bangladesh hay Việt Nam, hoặc là các trung tâm du lịch như Thái Lan - đã phải nhanh chóng và triệt để cách ly với bên ngoài.
Theo Amitendu Palit, chuyên gia cao cấp tại Viện nghiên cứu Đông Nam Á thuộc Đại học Quốc gia Singapore, chúng ta sẽ chứng kiến tình trạng tê liệt gần như hoàn toàn của kinh tế toàn cầu. Ông chia sẻ rằng từ trước tới nay, việc đi lại của người dân chưa bao giờ bị kiểm soát chặt chẽ như hiện tại.
Đồng thời là thành viên nhóm chuyên gia về thương mại của Diễn đàn kinh tế thế giới, Palit cho rằng những thay đổi đột ngột đối với việc đi lại trên phạm vi toàn cầu đã khiến các doanh nghiệp cân nhắc lại chuỗi cung ứng của họ.
Trong những năm gần đây, các quốc gia Đông Nam Á, đặc biệt là Việt Nam, đã thu hút được các nhà sản xuất lớn đang trong xu thế rời khỏi Trung Quốc nhằm tránh các biện pháp áp thuế của Mỹ vốn được áp dụng như một phần của cuộc chiến thương mại với Trung Quốc. Ngay từ trước đó, các nhà sản xuất đã tận dụng lợi thế về thuế giữa các nước Đông Nam Á nhằm thu lợi từ chi phí lao động và sự ủng hộ của chính phủ.
Một hộp số ô tô được gia công tại Việt Nam hoặc Ấn Độ có thể được vận chuyển qua biên giới 5, 6 lần và gia tăng giá trị sau mỗi giai đoạn. Palit nhận định rằng dịch bệnh có thể khiến hệ thống này sụp đổ.
Công nhân tại một nhà máy ở tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc livestream bán hàng online để tiếp tục vượt qua đại dịch. Ảnh: Getty |
Việt Nam đã ngừng khai thác các chuyến bay quốc tế đến Việt Nam từ ngày 21/3 và cấm hầu hết người nước ngoài nhập cảnh từ ngày 22/3. Tờ Nikkei Asian Review nhận được thông tin rằng một doanh nghiệp mua hàng của Việt Nam đã đột ngột không liên lạc được với nhà cung cấp tại nước này và không chắc liệu hoạt động sản xuất có còn được tiếp tục hay không.
Một doanh nghiệp khác cũng vừa phải hủy bỏ chuyến công tác tới nhà máy tại Campuchia, mặc dù tại thời điểm đó nước này chưa áp dụng bất kỳ biện pháp hạn chế nào và mới chỉ ghi nhận một vài trường hợp mắc COVID-19, vì cho rằng Campuchia đã không công bố đầy đủ tình hình dịch bệnh và sợ sẽ bị mắc kẹt tại Phnom Penh.
Palit nhấn mạnh một số nước, chẳng hạn như Việt Nam, có thể rất có tiềm năng trở thành các điểm nút trong chuỗi cung ứng, tuy nhiên những nước này chưa chắc có thể cung cấp cơ sở hạ tầng y tế công cộng chất lượng cao, đủ năng lực giải quyết các tình huống tương tự như đại dịch.
Đã có nhiều lô hàng của các doanh nghiệp đang bị giữ lại tại cảng vô thời hạn do các cơ quan chức năng không thể cung cấp đủ giấy tờ vì quá tải hoặc do lệnh phong tỏa. Khi gặp phải những rủi ro mới nảy sinh như vậy, doanh nghiệp có khả năng sẽ tìm cách tập trung vào càng ít địa điểm và nhà cung cấp càng tốt trong chuỗi cung ứng của họ, và tích trữ các kho hàng lớn hơn nhiều, thay vì dựa vào chuỗi cung ứng theo mô hình JIT vốn thịnh hành trong thập kỷ qua.
Chuyên gia Palit dự báo điều này sẽ để lại những ảnh hưởng sâu sắc tới cách thức tổ chức sản xuất từ giờ trở đi.
Một loạt biện pháp hạn chế đi lại và phong tỏa, cũng như việc đột ngột áp dụng các biện pháp này đã khiến doanh nghiệp gặp khó khăn hơn trong hoạch định kế hoạch kinh doanh giai đoạn hậu khủng hoảng. Một số quốc gia đã áp dụng các biện pháp cương quyết, số khác lại do dự; hầu hết các nước hành động nhanh chóng đều vì lợi ích riêng chứ không phối hợp với các nước láng giềng.
Giáo sư luật học Julien Chaisse tại Đại học Hong Kong nghiên cứu về toàn cầu hóa cho rằng vấn đề cốt lõi là sự thiếu hợp tác giữa các quốc gia. Ông bày tỏ lo ngại rằng chừng nào các nước còn chưa phối hợp trong việc ra quyết định về thời điểm dỡ bỏ các biện pháp kiểm soát, thì chừng đó tác động đối với nền kinh tế sẽ vẫn còn hiện hữu trong một thời gian dài.
Sự sụp đổ, dù chỉ là tạm thời, của các chuỗi cung ứng sẽ có tác động to lớn tới vấn đề việc làm. Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) đã cảnh báo rằng 25 triệu người có nguy cơ mất việc do đại dịch lần này. Liên hiệp Công đoàn Myanmar cho biết 27 nhà máy dệt may tại quốc gia này đã phải đóng cửa kể từ khi cuộc khủng hoảng xảy ra. Các lao động nhập cư, mà theo ước tính của ILO có số lượng lên tới khoảng 33 triệu người ở châu Á-Thái Bình Dương, sẽ phải chịu tác động rất lớn.
Dòng tiền người nhập cư gửi về nước góp phần đáng kể cho nền kinh tế của nhiều nước trong khu vực. Chỉ riêng Philippines hàng năm đã nhận được hơn 34 tỷ USD từ nguồn kiều hối. Hàng chục ngàn lao động Myanmar, Campuchia, Lào được cho là đã chạy khỏi Thái Lan.
Việc đóng cửa biên giới giữa Singapore và Malaysia đã khiến hàng nghìn người lao động mất việc, gây bất lợi cho các lao động này cũng như cho nền kinh tế Singapore. Quốc đảo này phải dựa vào nhân công giá rẻ từ bang Johor, Malaysia nhằm duy trì hoạt động của ngành chế tạo và dịch vụ.
Tuy nhiên, việc đột ngột hạn chế đi lại tự do trong khu vực cũng ảnh hưởng tới những người lao động có mức lương cao và có thể làm suy yếu vị thế của các nền kinh tế như Singapore và Hong Kong, vốn đã tận dụng làn sóng hội nhập khu vực để trở thành các trung tâm đi lại và tài chính của khu vực. Vị thế của các quốc gia và vùng lãnh thổ này có thể bị đe dọa.
Một nhà ga đường sắt bỏ hoang ở Mumbai, Ấn Độ, sau khi các dịch vụ đã bị dừng để ngăn chặn sự lây lan của coronavirus. Ảnh: Reuters |
Theo nhận định của Phó giáo sư kinh tế học Walter Theseira, chuyên gia nghiên cứu thị trường lao động trong khu vực, thuộc Đại học Khoa học Xã hội Singapore, cuộc khủng hoảng đã đào thải đủ loại công việc mà chúng ta chưa từng nghĩ là không an toàn hay bấp bênh, nhưng giờ đây thì đúng là như vậy.
Cách Singapore xử lý các vấn đề y tế cộng đồng trong trường hợp khẩn cấp được đông đảo công chúng hoan nghênh, nhưng những lỗ hổng kinh tế của nước này đã trở nên rõ ràng. Ở Singapore, sân bay không một bóng người, các trung tâm hội nghị và khách sạn thì vắng vẻ. Theseira cho rằng Singapore phụ thuộc ở một mức độ nào đó vào việc trở thành trung tâm của khu vực.
Theo ông, quốc đảo này không thể vận hành khi những doanh nhân giàu có không thể tự do đi lại trong khu vực.
Không thể quay trở lại như trước
Các doanh nghiệp vốn phụ thuộc vào sự cởi mở của khu vực đang cố gắng nhận thức được ý nghĩa của tất cả những điều này cũng như viễn cảnh về thế giới sau khi đại dịch được kiểm soát.
Sertac Yeltekin, Giám đốc điều hành Insitor Partners, một quỹ đầu tư mạo hiểm xã hội có trụ sở tại Singapore với các khoản đầu tư khắp Nam Á và Đông Nam Á, nhận định rằng khu vực đang ở trong trạng thái mông lung kỳ lạ nơi mọi việc đều bất thường. Công việc kinh doanh của Insitor Partners đòi hỏi phải thường xuyên đi lại và tiếp xúc riêng với các nhà đầu tư và các bên tiếp nhận đầu tư. Tất cả những hoạt động này giờ đây đều đã tạm dừng.
Yeltekin thừa nhận rằng trong tình hình hiện nay, bất kỳ sự tiếp xúc gần nào cũng đều có thể khiến dịch bệnh lây lan, do vậy mọi người đang hạn chế đi lại, gặp gỡ, thậm chí cả những giao tiếp cơ bản của con người. Chính điều này đã ảnh hưởng mạnh mẽ tới kinh doanh.
Giống như những người khác, Yeltekin một mặt đang đối phó với tác động của dịch bệnh tới công việc kinh doanh, mặt khác cũng chịu áp lực về cảm xúc trong hoàn cảnh gia đình li tán, người ở Italy, người ở Mỹ.
Theo ông, tình hình hiện nay còn tồi tệ hơn những cơn ác mộng tồi tệ nhất đối với bất kỳ ai và những điều này dường như chỉ xảy ra trong các bộ phim khoa học viễn tưởng. Tuy nhiên, đối với ông, miễn là ông và gia đình vẫn giữ gìn sức khỏe và được an toàn thì những vấn đề khác đều không đáng ngại.
Theo Yeltekin, không giống như cuộc khủng hoảng tài chính giai đoạn 2008-2009, cuộc khủng hoảng lần này thực sự mang lại cảm giác “thật” và ảnh hưởng tới tất cả mọi người. Ông cho rằng cuộc khủng hoảng sẽ ảnh hưởng sâu rộng tới kinh doanh, chính trị cũng như cách thức tổ chức xã hội.
Chúng ta sẽ không thể quay trở lại như trước và mọi thứ sẽ thay đổi sâu sắc. Sự thay đổi này sâu sắc ra sao, theo chiều hướng tốt hay xấu, phụ thuộc vào tốc độ và hiệu quả của các biện pháp phản ứng trên toàn cầu.
Cho tới nay, đại dịch này vẫn diễn biến phức tạp. Ở cấp độ xã hội và cá nhân, cuộc khủng hoảng đã cho thấy sự đoàn kết và lòng trắc ẩn ở mức độ phi thường, nhưng cũng bộc lộ sự sợ hãi, chủ nghĩa bản địa và thái độ đổ lỗi.
Tại Mỹ, Tổng thống Donald Trump đã lấy đại dịch làm lý lẽ biện minh cho những chính sách chia rẽ của mình về nhập cư và thương mại, gọi virus SARS-CoV-2 là “virus Trung Quốc” và truyền bá thông tin sai lệch về những tiến bộ trong việc nghiên cứu phương pháp điều trị COVID-19.
Trung Quốc cũng tiến hành các chiến dịch truyền bá thông tin sai lệch được chính phủ hậu thuẫn, trong đó đặt câu hỏi nghi ngờ nguồn gốc của virus, đồng thời loại trừ Đài Loan khỏi các cuộc thảo luận quan trọng về dịch bệnh.
Hàn Quốc đã được ca ngợi vì hành động nhanh chóng và xử lý minh bạch căn bệnh này. Ảnh: Reuters |
Một số quốc gia, chẳng hạn như Hàn Quốc, đã rất cởi mở về các số liệu và minh bạch trong các biện pháp ứng phó. Một số nước khác - ngay cả các cường quốc kinh tế như Nga - lại phong tỏa thông tin.
Có lẽ điều đáng lo ngại hơn là sự thiếu lòng tin trong nội bộ đất nước và giữa các quốc gia. Niềm tin này bị xói mòn qua nhiều năm bởi sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc và các nhà lãnh đạo dân túy vốn đã và đang thách thức các thể chế truyền thống.
Tại Mỹ, các cuộc khảo sát của Gallup cho thấy tình trạng phân cực chính trị được phản ánh trong thái độ của người Mỹ đối với dịch bệnh. 73% số đảng viên Dân chủ được hỏi bày tỏ lo ngại về đại dịch này so với 42% đảng viên Cộng hòa.
Cuối tháng 3/2020, nhóm các nước công nghiệp G7 đã không thể thống nhất đưa ra tuyên bố chung về đại dịch COVID-19, mà nguyên nhân được cho là do Mỹ khăng khăng sử dụng cụm từ “virus Trung Quốc” để mô tả về dịch bệnh này. Sau đó, trong cuộc phỏng vấn với tờ Nikkei Asian Review, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã phủ nhận điều này.
Syed Munir Khasru, Chủ tịch Viện nghiên cứu Chính sách, vận động và quản lý có trụ sở tại Dhaka, chỉ ra rằng việc không có bất kỳ nhà lãnh đạo nào có khả năng tập hợp sự ủng hộ từ phía các nhà lãnh đạo khác phản ánh rõ tình hình thế giới hiện nay.
Theo ông, nhờ có công nghệ, thế giới hiện nay có sự kết nối cao với nhiều tiến bộ và lợi ích tuyệt vời cho phép con người có thể giao tiếp với nhau bất chấp khoảng cách hàng nghìn dặm. Tuy nhiên, xét về khía cạnh triết học và tư tưởng thì thế giới chưa bao giờ tan rã như hiện nay. Vai trò lãnh đạo thế giới, vốn là vấn đề mấu chốt, cũng chưa bao giờ rời rạc đến mức này.
Trong khi đó, giáo sư Ian Goldin, chuyên gia về toàn cầu hóa và phát triển thuộc Đại học Oxford lại cho rằng xu hướng tự nhiên sẽ là tìm cách rút lui, gia tăng khoảng cách và điều này sẽ được các chính trị gia theo chủ nghĩa dân tộc khai thác tối đa.
Theo ông, điều này sẽ hoàn toàn phản tác dụng. Ông cho rằng để đối phó với cuộc khủng hoảng này cũng như phục hồi sau khủng hoảng, bộ máy toàn cầu khóa cần được khởi động lại.
Vòng tròn phấn đặt khoảng cách giữa những người xếp hàng để lấy thuốc ở Kolkata, Ấn Độ. Ảnh: Reuters |
Giáo sư Goldin cho rằng chúng ta cần có phản ứng ở tầm quốc tế không chỉ trong lĩnh vực y tế mà còn trên bình diện kinh tế. Cách ứng phó này phải gây dựng lại quá trình toàn cầu hóa, khôi phục hoạt động đi lại, du lịch và thương mại. Xem xét cách thức dịch bệnh làm thay đổi các ưu tiên và cách tư duy của con người, ông cho rằng đại dịch COVID-19 giống với một cuộc chiến tranh hơn là một cuộc khủng hoảng kinh tế.
Goldin có cùng quan điểm với hầu hết những người được tờ Nikkei Asian Review tham khảo ý kiến khi thực hiện bài viết này, từ các chuyên gia kinh tế, các nhà đầu tư, tới các chuyên gia y tế và chính trị gia. Cuộc khủng hoảng này đã phơi bày khoảng trống đáng sợ về vai trò lãnh đạo.
Theo Goldin, cộng đồng quốc tế có thể ngăn chặn điều này, và tương tự cũng có thể ngăn chặn cuộc khủng hoảng tài chính hay tình trạng biến đổi khí hậu. Nhân loại có thể ngăn chặn tất cả những rủi ro này. Tuy nhiên, quyết định hành động hay không hành động lại là một sự lựa chọn chính trị.
Không có bức tường nào đủ cao để ngăn chặn đại dịch. Nhưng một bức tường sẽ chặn đứng khả năng hợp tác, các kỹ năng và những nhân tố khác mà cộng đồng quốc tế rất cần. Điều quan trọng là chúng ta phải tiếp thu được bài học này.
Thống kê tình hình dịch bệnh COVID-19
1405
CA NHIỄM
35
CA TỬ VONG
1252
CA PHỤC HỒI
73.806.583
CA NHIỄM
1.641.635
CA TỬ VONG
51.816.716
CA PHỤC HỒI
Nơi khởi bệnh | Nhiễm bệnh | Tử vong | Phục hồi |
Đà Nẵng | 412 | 31 | 365 |
Hà Nội | 174 | 0 | 167 |
Hồ Chí Minh | 144 | 0 | 123 |
Quảng Nam | 107 | 3 | 101 |
Bà Rịa - Vũng Tàu | 69 | 0 | 65 |
Khánh Hòa | 64 | 0 | 29 |
Bạc Liêu | 50 | 0 | 48 |
Thái Bình | 38 | 0 | 35 |
Hải Dương | 32 | 0 | 29 |
Ninh Bình | 32 | 0 | 28 |
Đồng Tháp | 24 | 0 | 21 |
Hưng Yên | 23 | 0 | 22 |
Thanh Hóa | 21 | 0 | 19 |
Quảng Ninh | 20 | 0 | 20 |
Bắc Giang | 20 | 0 | 20 |
Hoà Bình | 19 | 0 | 19 |
Vĩnh Phúc | 19 | 0 | 19 |
Nam Định | 15 | 0 | 15 |
Bình Dương | 12 | 0 | 12 |
Cần Thơ | 10 | 0 | 10 |
Bình Thuận | 9 | 0 | 9 |
Bắc Ninh | 8 | 0 | 8 |
Đồng Nai | 7 | 0 | 4 |
Quảng Ngãi | 7 | 0 | 7 |
Hà Nam | 7 | 0 | 5 |
Quảng Trị | 7 | 1 | 6 |
Tây Ninh | 7 | 0 | 7 |
Trà Vinh | 5 | 0 | 5 |
Lạng Sơn | 4 | 0 | 4 |
Hà Tĩnh | 4 | 0 | 4 |
Hải Phòng | 3 | 0 | 3 |
Ninh Thuận | 3 | 0 | 2 |
Thanh Hoá | 3 | 0 | 2 |
Phú Thọ | 3 | 0 | 3 |
Đắk Lắk | 3 | 0 | 3 |
Thừa Thiên Huế | 2 | 0 | 2 |
Lào Cai | 2 | 0 | 2 |
Thái Nguyên | 1 | 0 | 1 |
Cà Mau | 1 | 0 | 1 |
Kiên Giang | 1 | 0 | 1 |
Bến Tre | 1 | 0 | 1 |
Lai Châu | 1 | 0 | 1 |
Hà Giang | 1 | 0 | 1 |
Quốc Gia | Nhiễm bệnh | Tử vong | Phục hồi |
United States | 17.143.779 | 311.068 | 10.007.853 |
India | 9.932.908 | 144.130 | 9.456.449 |
Brazil | 6.974.258 | 182.854 | 6.067.862 |
Russia | 2.707.945 | 47.968 | 2.149.610 |
France | 2.391.447 | 59.072 | 179.087 |
Turkey | 1.898.447 | 16.881 | 1.661.191 |
United Kingdom | 1.888.116 | 64.908 | 0 |
Italy | 1.870.576 | 65.857 | 1.137.416 |
Spain | 1.771.488 | 48.401 | 0 |
Argentina | 1.510.203 | 41.204 | 1.344.300 |
Colombia | 1.444.646 | 39.356 | 1.328.430 |
Germany | 1.378.518 | 23.692 | 1.003.300 |
Mexico | 1.267.202 | 115.099 | 938.089 |
Poland | 1.147.446 | 23.309 | 879.748 |
Iran | 1.123.474 | 52.670 | 833.276 |
Peru | 987.675 | 36.817 | 922.314 |
Ukraine | 909.082 | 15.480 | 522.868 |
South Africa | 873.679 | 23.661 | 764.977 |
Indonesia | 629.429 | 19.111 | 516.656 |
Netherlands | 628.577 | 10.168 | 0 |
Belgium | 611.422 | 18.178 | 41.973 |
Czech Republic | 586.251 | 9.743 | 511.798 |
Iraq | 577.363 | 12.614 | 511.639 |
Chile | 575.329 | 15.949 | 548.190 |
Romania | 565.758 | 13.698 | 465.050 |
Bangladesh | 494.209 | 7.129 | 426.729 |
Canada | 475.214 | 13.659 | 385.975 |
Philippines | 451.839 | 8.812 | 418.867 |
Pakistan | 443.246 | 8.905 | 386.333 |
Morocco | 403.619 | 6.711 | 362.911 |
Switzerland | 388.828 | 6.266 | 311.500 |
Israel | 360.630 | 3.014 | 338.784 |
Saudi Arabia | 360.155 | 6.069 | 350.993 |
Portugal | 353.576 | 5.733 | 280.038 |
Sweden | 341.029 | 7.667 | 0 |
Austria | 327.679 | 4.648 | 287.750 |
Hungary | 285.763 | 7.237 | 83.115 |
Serbia | 277.248 | 2.433 | 31.536 |
Jordan | 265.024 | 3.437 | 226.245 |
Nepal | 250.180 | 1.730 | 238.569 |
Ecuador | 202.356 | 13.896 | 177.951 |
Panama | 196.987 | 3.411 | 164.855 |
Georgia | 194.900 | 1.883 | 164.786 |
United Arab Emirates | 187.267 | 622 | 165.023 |
Bulgaria | 184.287 | 6.005 | 87.935 |
Azerbaijan | 183.259 | 2.007 | 119.005 |
Japan | 181.870 | 2.643 | 153.519 |
Croatia | 179.718 | 2.778 | 155.079 |
Belarus | 164.059 | 1.282 | 141.443 |
Dominican Republic | 155.797 | 2.367 | 121.323 |
Costa Rica | 154.096 | 1.956 | 121.031 |
Armenia | 149.120 | 2.529 | 127.452 |
Lebanon | 148.877 | 1.223 | 104.207 |
Bolivia | 147.716 | 9.026 | 126.720 |
Kuwait | 146.710 | 913 | 142.599 |
Kazakhstan | 143.735 | 2.147 | 128.218 |
Qatar | 141.272 | 241 | 138.919 |
Slovakia | 135.523 | 1.251 | 100.303 |
Guatemala | 130.082 | 4.476 | 118.793 |
Moldova | 128.656 | 2.625 | 111.314 |
Oman | 126.719 | 1.475 | 118.505 |
Greece | 126.372 | 3.785 | 9.989 |
Egypt | 122.609 | 6.966 | 105.450 |
Ethiopia | 117.542 | 1.813 | 96.307 |
Denmark | 116.087 | 961 | 82.099 |
Honduras | 114.943 | 3.001 | 52.392 |
Palestine | 113.409 | 1.023 | 88.967 |
Tunisia | 113.241 | 3.956 | 86.801 |
Myanmar | 110.667 | 2.319 | 89.418 |
Venezuela | 108.480 | 965 | 103.271 |
Bosnia Herzegovina | 102.330 | 3.457 | 67.649 |
Slovenia | 98.281 | 2.149 | 75.017 |
Lithuania | 96.452 | 863 | 41.665 |
Paraguay | 95.353 | 1.991 | 67.953 |
Algeria | 93.065 | 2.623 | 61.307 |
Kenya | 92.459 | 1.604 | 73.979 |
Libya | 92.017 | 1.319 | 62.144 |
Bahrain | 89.444 | 348 | 87.490 |
China | 86.770 | 4.634 | 81.821 |
Malaysia | 86.618 | 422 | 71.681 |
Kyrgyzstan | 77.910 | 1.316 | 70.867 |
Ireland | 76.776 | 2.134 | 23.364 |
Uzbekistan | 75.241 | 612 | 72.522 |
Macedonia | 74.732 | 2.169 | 50.852 |
Nigeria | 74.132 | 1.200 | 66.494 |
Singapore | 58.341 | 29 | 58.233 |
Ghana | 53.270 | 327 | 51.965 |
Albania | 50.000 | 1.028 | 25.876 |
Afghanistan | 49.703 | 2.001 | 38.500 |
South Korea | 45.442 | 612 | 32.947 |
Luxembourg | 42.250 | 418 | 33.486 |
Montenegro | 42.148 | 597 | 32.097 |
El Salvador | 42.132 | 1.212 | 38.260 |
Norway | 41.852 | 395 | 34.782 |
Sri Lanka | 34.121 | 154 | 24.867 |
Finland | 31.459 | 466 | 20.000 |
Uganda | 28.168 | 225 | 10.005 |
Australia | 28.056 | 908 | 25.690 |
Latvia | 26.472 | 357 | 17.477 |
Cameroon | 25.359 | 445 | 23.851 |
Sudan | 21.864 | 1.372 | 12.667 |
Ivory Coast | 21.775 | 133 | 21.335 |
Estonia | 18.682 | 157 | 11.669 |
Zambia | 18.428 | 368 | 17.487 |
Madagascar | 17.587 | 259 | 16.992 |
Senegal | 17.216 | 350 | 16.243 |
Mozambique | 17.042 | 144 | 15.117 |
Namibia | 16.913 | 164 | 14.981 |
Angola | 16.362 | 372 | 8.990 |
French Polynesia | 15.870 | 97 | 4.842 |
Cyprus | 15.789 | 84 | 2.057 |
Congo [DRC] | 14.597 | 358 | 12.773 |
Guinea | 13.457 | 80 | 12.713 |
Maldives | 13.392 | 48 | 12.760 |
Botswana | 12.873 | 38 | 10.456 |
Tajikistan | 12.777 | 88 | 12.212 |
French Guiana | 11.906 | 71 | 9.995 |
Jamaica | 11.875 | 276 | 8.212 |
Zimbabwe | 11.522 | 310 | 9.599 |
Mauritania | 11.431 | 236 | 8.248 |
Cape Verde | 11.395 | 110 | 11.055 |
Malta | 11.303 | 177 | 9.420 |
Uruguay | 10.418 | 98 | 6.895 |
Haiti | 9.597 | 234 | 8.280 |
Cuba | 9.588 | 137 | 8.592 |
Belize | 9.511 | 211 | 4.514 |
Syria | 9.452 | 543 | 4.494 |
Gabon | 9.351 | 63 | 9.204 |
Réunion | 8.534 | 42 | 8.037 |
Guadeloupe | 8.524 | 154 | 2.242 |
Hong Kong | 7.722 | 123 | 6.345 |
Bahamas | 7.698 | 164 | 6.081 |
Andorra | 7.382 | 79 | 6.706 |
Swaziland | 6.912 | 132 | 6.476 |
Trinidad and Tobago | 6.900 | 123 | 6.204 |
Rwanda | 6.832 | 57 | 6.036 |
Democratic Republic Congo Brazzaville | 6.200 | 100 | 4.988 |
Malawi | 6.080 | 187 | 5.659 |
Guyana | 5.973 | 156 | 5.144 |
Nicaragua | 5.887 | 162 | 4.225 |
Mali | 5.878 | 205 | 3.697 |
Djibouti | 5.749 | 61 | 5.628 |
Mayotte | 5.616 | 53 | 2.964 |
Martinique | 5.575 | 42 | 98 |
Iceland | 5.571 | 28 | 5.401 |
Suriname | 5.381 | 117 | 5.231 |
Equatorial Guinea | 5.195 | 85 | 5.061 |
Aruba | 5.079 | 46 | 4.911 |
Central African Republic | 4.936 | 63 | 1.924 |
Somalia | 4.579 | 121 | 3.529 |
Burkina Faso | 4.300 | 73 | 2.940 |
Thailand | 4.246 | 60 | 3.949 |
Gambia | 3.785 | 123 | 3.653 |
Curaçao | 3.699 | 11 | 1.889 |
Togo | 3.295 | 66 | 2.821 |
South Sudan | 3.222 | 62 | 3.043 |
Benin | 3.090 | 44 | 2.972 |
Sierra Leone | 2.451 | 75 | 1.853 |
Guinea-Bissau | 2.447 | 44 | 2.378 |
Niger | 2.361 | 82 | 1.329 |
Lesotho | 2.307 | 44 | 1.398 |
Channel Islands | 2.192 | 48 | 1.339 |
New Zealand | 2.100 | 25 | 2.032 |
Yemen | 2.085 | 606 | 1.384 |
San Marino | 1.982 | 52 | 1.685 |
Chad | 1.784 | 102 | 1.611 |
Liberia | 1.676 | 83 | 1.358 |
Liechtenstein | 1.579 | 21 | 1.366 |
Vietnam | 1.405 | 35 | 1.252 |
Sint Maarten | 1.269 | 26 | 1.111 |
Gibraltar | 1.104 | 6 | 1.040 |
Sao Tome and Principe | 1.010 | 17 | 952 |
Mongolia | 918 | 0 | 384 |
Saint Martin | 801 | 12 | 675 |
Turks and Caicos | 771 | 6 | 741 |
Taiwan | 742 | 7 | 611 |
Burundi | 735 | 1 | 640 |
Papua New Guinea | 729 | 8 | 601 |
Diamond Princess | 712 | 13 | 699 |
Eritrea | 711 | 0 | 564 |
Monaco | 678 | 3 | 609 |
Comoros | 633 | 7 | 606 |
Faeroe Islands | 530 | 0 | 506 |
Mauritius | 524 | 10 | 489 |
Tanzania | 509 | 21 | 183 |
Bermuda | 456 | 9 | 247 |
Bhutan | 439 | 0 | 408 |
Isle of Man | 373 | 25 | 344 |
Cambodia | 362 | 0 | 319 |
Cayman Islands | 302 | 2 | 277 |
Barbados | 297 | 7 | 273 |
Saint Lucia | 278 | 4 | 240 |
Seychelles | 202 | 0 | 184 |
Caribbean Netherlands | 177 | 3 | 166 |
St. Barth | 162 | 1 | 127 |
Brunei | 152 | 3 | 147 |
Antigua and Barbuda | 148 | 5 | 138 |
Saint Vincent and the Grenadines | 98 | 0 | 81 |
Dominica | 88 | 0 | 83 |
British Virgin Islands | 76 | 1 | 72 |
Grenada | 69 | 0 | 41 |
Fiji | 46 | 2 | 38 |
Macau | 46 | 0 | 46 |
Laos | 41 | 0 | 34 |
New Caledonia | 36 | 0 | 35 |
Timor-Leste | 31 | 0 | 30 |
Saint Kitts and Nevis | 28 | 0 | 23 |
Vatican City | 27 | 0 | 15 |
Falkland Islands | 23 | 0 | 17 |
Greenland | 19 | 0 | 18 |
Solomon Islands | 17 | 0 | 5 |
Saint Pierre Miquelon | 14 | 0 | 14 |
Montserrat | 13 | 1 | 12 |
Western Sahara | 10 | 1 | 8 |
Anguilla | 10 | 0 | 4 |
MS Zaandam | 9 | 2 | 7 |
Marshall Islands | 4 | 0 | 4 |
Wallis and Futuna | 3 | 0 | 1 |
Samoa | 2 | 0 | 2 |
Vanuatu | 1 | 0 | 1 |
(Nguồn: Nikkei Asian Review)
Tag:
# kinh tế châu Á sau Covid-19 Cú sốc kinh tế ở châu Á dịch covid-19 tại châu Á dịch covid-19 tại Việt Nam dịch COVID-19 tại Hàn Quốc Dịch covid-19 tại Trung Quốc Dịch covid-19 tại Hong Kong Dịch covid-19 tại Philippines Dịch covid-19 tại Singapore dịch covid-19 tại Iran Dịch covid-19 tại Thái Lan Dịch covid-19 tại Nhật Bản Dịch covid-19 tại Campuchia khủng hoảng kinh tế châu ÁAdvertisement
Advertisement