Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Đã đến lúc phân biệt lại “sự cưng nựng” với hành vi dâm ô

Chính sách - Hạ tầng

08/04/2019 16:49

Đó là ý kiến của Thiếu tá, TS Lê Hoàng Việt Lâm, giảng viên Khoa Lý luận Chính trị, Trường ĐH An ninh Nhân dân tại tọa đàm “Bạo lực học đường, dâm ô trẻ em – Chống được không?” do báo Tiền Phong tổ chức tại TP.HCM.

Tổn thương tinh thần không cân đong đo đếm được

Hàng loạt những bê bối học đường, dâm ô trẻ em diễn ra trong thời gian gần đây gây bức xúc, phẫn nộ trong xã hội: Thầy giáo ở Thái Bình nhắn tin gạ tình nữ sinh, thầy giáo vỗ mông, sờ vùng kín hàng chục em học sinh lớp 5 ở Bắc Giang hay một hiệu trưởng về hưu làm nữ sinh cấp 2 có bầu ở Bà Rịa – Vũng Tàu. Từ khóa tìm kiếm “Bạo lực học đường, dâm ô trẻ em” lên tới 27,9 triệu kết quả chỉ trong vòng 0.33 giây.

Luật sư Ngọc Nữ giải đáp những thắc mắc của học sinh - Ảnh: Cẩm Viên 
Luật sư Ngọc Nữ giải đáp những thắc mắc của học sinh - Ảnh: Cẩm Viên 

Luật sư Ngọc Nữ khẳng định trẻ em cần sống trong một môi trường an toàn và được hưởng những quyền lợi cơ bản. Các em phải hiểu rằng, cơ thể của mình không ai được quyền xâm phạm. Và khi chúng ta phát hiện, chính bản thân hay người xung quanh bị xâm hại thì hãy lên tiếng, cầu cứu đến các cơ quan ban ngành đoàn thể có chức năng, đừng im lặng. Im lặng là tội tác.

Nói thêm về tâm lý của trẻ khi bị xâm hại, bà Phan Thị Hoài Yến, Tâm lý gia, giảng dạy khoa Tâm thể tại BV quận Thủ Đức cho rằng, nếu chúng ta bị tổn thương về thể chất thì có thể giám định được nhưng về mặt tinh thần thì không cân đong đo đếm được, có người mang theo suốt cuộc đời nhưng có người vượt qua, tiếp tục cuộc sống tốt. Tuy nhiên những ảnh hưởng về mặt tinh thần trong bao nhiêu lâu, chúng ta vẫn chưa thể trả lời được. Đau khổ về mặt tinh thần có thể gây ra bệnh stress, gây ra trầm cảm, phải điều trị lâu dài.

Với những gia đình rơi vào trường hợp không mong muốn thì phải luôn ở bên các em để cho các em biết: “Lỗi này không phải của con”. Sau đó hỗ trợ các em bằng cách ở bên cạnh, ngủ bên cạnh để vỗ về các em và phải đưa các em đến bác sĩ tâm lý điều tri nếu có những diễn biến xấu.

Bà Hoài Yến cho biết việc truyền thông  đưa thông tin quá rộng, quá chi tiết tên nạn nhân, nơi ở khiến cộng đồng tỏ vẻ thương sót nhưng đó không phải là điều các em cần mà ngược lại còn ảnh hưởng đến trẻ. Bà Hoài Yến còn cho biết thêm những người có hành vi Ấu dâm cũng là những người bị bệnh tâm thần bị lệch lạc về tình dục cũng cần được điều trị, hỗ trợ về mặt tâm lý để họ không lập lại những hành vi trên với những đứa trẻ vô tội.

Ranh giới giữa yêu thương và xâm hại quá mong manh

Thiếu tá, TS Lê Hoàng Việt Lâm, giảng viên Khoa Lý luận Chính trị, Trường ĐH An ninh Nhân dân, Bộ Công an cho biết, bạo lực học đường, dâm ô trẻ em không phải gần đây mới có nhưng với sự phát triển của xã hội đặc biệt là công nghệ thông tin thì những hành vi trên xuất hiện ngày càng nhiều với tần suất liên tục, với các hành vi ngày càng tàn bạo, dã man.

Việc xử lý của các cơ quan chức năng chưa thực sự rốt ráo, trong khi một số quy định của pháp luật còn kẻ hở không theo kịp diễn biến của xã hội gây nên “phản ứng ngược” từ cộng đồng. Thiếu tá giải thích thêm tại sao trẻ em lại là đối tượng bị ảnh hưởng nhiều nhất vì trẻ em yếu thế trong xã hội, các em không được trang bị kĩ năng để kháng cự, tự bảo vệ chính bản thân mình.

Ranh giới giữa yêu thương và xâm hại quá mong manh; có lẽ đã đến lúc chúng ta phân biệt lại “sự cưng nựng” với hành vi dâm ô. 

Thiếu tá, TS Lê Hoàng Việt Lâm chia sẻ cùng học sinh - Ảnh: Cẩm Viên 
Thiếu tá, TS Lê Hoàng Việt Lâm chia sẻ cùng học sinh - Ảnh: Cẩm Viên 

Bên cạnh đó, sự tác động của phim ảnh, game, hay các chương trình giải trí lệch chuẩn. Công tác tuyên truyền của các cơ quan chức năng còn yếu, thiếu chính là những nguyên nhân dẫn đến việc gia tăng bạo lực học đường, dâm ô.

Các thầy cô giáo, gia đình phải là những người định hướng cho chính học trò, con em của chúng ta trong việc tham gia mạng xã hội. Khi tham gia lên án về hành vi bạo lực học đường, dâm ô trẻ em, chúng ta phải tham gia đúng chuẩn, có trách nhiệm, thể hiện tinh thần xây dựng, cộng tinh thần tích cực, không cổ súy cho hành vi xấu.

Một điều cần lưu ý là hiện nay ở các cơ sở giáo dục (đặc biệt là trong môi trường giáo dục phổ thông), hầu như không có bất cứ một người nào chuyên về tư vấn tâm lý hay trang bị kỹ năng sống cho học sinh, mà chủ yếu nếu tổ chức thì mới các chuyên gia bên ngoài.

Sự phối hợp giải quyết giữa các cơ quan chức năng, đặc biệt là giữa Nhà trường - gia đình - lực lượng bảo vệ pháp luật… còn yếu. Nhiều vụ việc diễn ra cho thấy, chúng ta có hành lang pháp lý đầy đủ, có hành lang bảo vệ nhưng phải chăng vì chúng ta đang thờ ơ với thói hư tật xấu?

Có thể do gia đình sợ bị ảnh hưởng; có thể do cơ quan chức năng thờ ơ, vô trách nhiệm; và cũng có thể do Nhà trường sợ bị ảnh hưởng đến thi đua, thương hiệu… nên 'tội ác' đã không được đưa ra ánh sáng.

Võ sư Trần Trung Sơn hướng dẫn các thế võ phòng vệ cho học sinh - Ảnh: Cẩm Viên 
Võ sư Trần Trung Sơn hướng dẫn các thế võ phòng vệ cho học sinh - Ảnh: Cẩm Viên 

Tại buổi tọa đàm Võ sư Trần Trung Sơn cũng bật mí và chỉ cho hơn 2000 học sinh những thế võ để có thể phản kháng lại khi bị tấn công, xâm hại.

VIÊN VIÊN
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement