Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Đã cần hạ nhiệt cơn sốt giá vàng?

Vàng - Ngoại tệ

05/08/2020 14:09

Đứng sau cơn sốt vàng thời đại là làn sóng gom vàng của các ngân hàng trung ương và quỹ đầu tư lớn.

Mức giá cao kỷ lục mọi thời đại của vàng hôm qua đã được ghi nhận trên 1.900 USD/ounce. Dự đoán giá vàng vượt qua mốc 2.000 USD/ounce trước cuối năm 2020. Trong báo cáo mới công bố, các chuyên gia phân tích của Citigroup nhận định "chỉ còn là vấn đề thời gian" để vàng tiếp tục phá vỡ mọi kỷ lục. 

Quỹ lớn gom vàng

Có quá nhiều sức ép dồn nén vào vàng khiến giá kim loại quý này bật tăng chưa từng có. Giới đầu tư lo ngại về khả năng chính phủ các nước tiếp tục thực hiện biện pháp phong tỏa trước diễn biến quá phức tạp của đại dịch COVID-19. Bên cạnh đó, tiền đang được rải ra với nhiều gói kích thích kinh tế lớn chưa từng có.

Xu hướng sụt giảm xuống mức âm của lợi suất trái phiếu Mỹ, đi kèm với việc đồng USD giảm đột ngột so với đồng euro, đồng yen và căng thẳng Mỹ - Trung tiếp tục gia tăng, cũng là những nguyên nhân khiến giới đầu tư đổ xô đi mua vàng.

Giá vàng đã có chuỗi ngày tăng như vũ bão. Ảnh: Quý Hòa
Giá vàng đã có chuỗi ngày tăng như vũ bão. Ảnh: Quý Hòa

Đáng chú ý nhất, đứng sau cơn sốt vàng thời đại là làn sóng gom vàng của các nhà đầu tư phương Tây. Thống kê của Hội đồng Vàng Thế giới năm 2019 cho thấy, lượng mua vàng của các ngân hàng trung ương đạt mức cao nhất 60 năm qua, với gần 700 tấn. Các quỹ đầu tư, các định chế tài chính cũng đang đẩy mạnh mua, gom giữ vàng. Riêng các quỹ ETF vàng trên thế giới đã có 7 tháng mua ròng liên tục (tính đến tháng 6.2020), chu kỳ mua ròng dài nhất lịch sử. Theo dữ liệu của Bloomberg, tổng số vàng nắm giữ trong các quỹ ETF tăng hơn 600 tấn trong năm nay.

Quý I vừa qua, các quỹ đầu tư quốc gia đã giảm tỉ trọng nắm giữ cổ phiếu xuống mức thấp nhất kể từ năm 2014, theo khảo sát được Invesco thực hiện trên 83 quỹ và 56 ngân hàng trung ương với tổng tài sản 19.000 tỉ USD.

Trong khi đó, 18% ngân hàng trung ương tham gia khảo sát cho biết sẽ tăng mua vàng trong năm tới và 23% quỹ đầu tư quốc gia có ý định tương tự. 

Đã cần hạ nhiệt cơn sốt giá vàng?

Các quỹ đầu tư quốc gia coi vàng là công cụ phòng vệ trước rủi ro lạm phát, có mối tương quan thấp với các tài sản tài chính khác. Trong khi đó, các ngân hàng trung ương coi vàng là tài sản đầu tư thay thế cho trái phiếu (đang mang lại lợi suất âm) và đồng USD. Hiện số trái phiếu mà các ngân hàng trung ương nắm giữ có giá trị lên tới 14.000 tỉ USD và họ chủ yếu nắm giữ vàng vật chất.

Khi nào vàng hạ nhiệt?

Chính sự thay đổi này cũng đặt ra những câu hỏi quan trọng cho thị trường vàng, vì giá vàng có nguy cơ mất sự hỗ trợ nếu dòng vốn ETF chậm lại, hoặc có thể tăng thêm động lực nếu nhu cầu từ 2 thị trường tiêu thụ vàng lớn nhất thế giới là Trung Quốc và Ấn Độ quay trở lại. Các nhà phân tích nhìn nhận khi những nhà đầu tư lớn tung vàng ra bán, giá sẽ hạ nhiệt. Nhưng vấn đề là khi nào?

Khảo sát của Hội đồng Vàng Thế giới năm 2019 cho thấy, trên 50% ngân hàng trung ương các nước không có ý định bán vàng trong vòng 5 năm tới.

Giá vàng trong nước cũng có cuộc rượt đuổi chóng mặt theo đà tăng của giá vàng thế giới. Các doanh nghiệp vàng lớn trong nước như SJC, DOJI, PNJ, Bảo Tín Minh Châu... đều đã nâng giá bán vàng miếng vượt các mốc 56-58 triệu đồng.

Ông Phan Dũng Khánh, chuyên gia phân tích tài chính, nhận định nhiều khả năng giá vàng sẽ lên 60-70 triệu đồng/lượng, nhưng có thể chưa phải trong ngắn hạn, mà trong vòng 1 năm tới, hoặc lâu hơn.

Tương tự, ông Huỳnh Trung Khánh, cố vấn Hội đồng Vàng Thế giới, Phó Chủ tịch Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam, cho rằng giá vàng tiếp tục tăng, ít nhất đến khi COVID-19 được khống chế, nhưng quá trình tăng sẽ theo hình răng, tức là lên cao, rồi điều chỉnh, sau đó lại lên tiếp.

“Vàng lên rất nhanh, nhưng cũng có thể xuống rất nhanh. Quan điểm của tôi là vàng đã lên đến mức cao tương đối, đà tăng của nó sẽ không mạnh như trước đây, trong khi rủi ro lại rất lớn, nên nhà đầu tư phải hết sức thận trọng”, Tiến sĩ Cấn Văn Lực khuyến cáo.

Ở Việt Nam, Nhà nước độc quyền sản xuất vàng miếng, xuất khẩu vàng nguyên liệu và nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng miếng. Trước đây, tại Việt Nam, mỗi khi vàng tăng sốc, thì tỉ giá lại chao đảo, khiến cơ quan quản lý nỗ lực tìm cách bình ổn.

Đã cần hạ nhiệt cơn sốt giá vàng?

Mặc dù vậy, thời gian qua, dù vàng tăng chóng mặt, nhưng thị trường chưa có hiện tượng người dân đổ xô tranh mua, tranh bán.

Theo Ngân hàng Nhà nước, doanh số mua - bán vàng miếng trên địa bàn TP.HCM trong tháng 6 tăng. Cụ thể, doanh số mua là 87.584 lượng vàng, tương đương giá trị là 4.262 tỉ đồng, tăng 11% so với tháng trước; doanh số bán là 80.019 lượng vàng, tương đương giá trị là 3.893 tỉ đồng, tăng 10%.

Đặc biệt, tỉ giá trên thị trường vẫn ổn định. Thực tế, từ đầu năm đến nay, giá vàng tăng khoảng 25%, một trong những kênh đầu tư sinh lời tốt nhất, nhưng tỉ giá thực của Việt Nam chỉ giảm nhẹ ở mức 0,3%.

Mặc dù vậy, nếu giá vàng tiếp tục tăng như hiện nay và các kênh đầu tư khác kém hấp dẫn, thì không loại trừ khả năng dòng tiền sẽ ồ ạt chảy vào kênh đầu tư vàng. Khi đó chắc chắn, cơ quan quản lý sẽ phải đưa ra các giải pháp để điều tiết, đảm bảo sự hấp dẫn của tiền đồng, kiềm chế dòng tiền chảy vào các kênh đầu cơ, đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô.

Minh Đức
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement