Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Cường Đôla thủng túi, Dương Ngọc Minh chưa thể đổi vận

Chứng khoán

16/08/2017 09:47

Áp lực chốt lời ồ ạt trên diện rộng khiến nhiều cổ phiếu giảm mạnh. Nhiều đại gia đối mặt vận đen. Cường Đôla thủng túi, Trần Đình Long dừng bước trước kỷ lục.

Áp lực bán đã nhen nhóm trong cả tuần vừa qua, nhất là sau 2 cú sốc tin đồn Trần Bắc Hà và căng thẳng Mỹ -Triều Tiên. Trên thực tế, đây cũng chỉ là cái cớ để giới đầu tư chốt lời nhưng đủ mạnh đểthị trường chứng khoánđảo chiều, phá vỡ xu hướng đi lên về mặt kỹ thuật, ít nhất trong ngắn hạn.

Cuộc khẩu chiến Mỹ-Triều Tiên đã nhiều lần xảy ra nhưng cũng chẳng đi tới đâu như lần này cho dù rủi ro ngày càng gia tăng. Tin đồn Trần Bắc Hà cũng không hề mới mẻ và cũng đã được xác nhận là sai sự thật.

Thị trường chứng khoán được đánh giá vẫn trong chiều hướng đi lên, tích cực về dài hạn. Tuy nhiên, có một thực tế là, thị trường đã tăng quá nhiều trong hơn nửa năm qua và không phải tất cả mọi người đều muốn một thị trường hừng hực đi lên. Những nhịp điều chỉnh là cần thiết vàdòng tiền thông minhcũng đang rút ra, xoay vòng tìm cơ hội mới.

Không chỉ giới đầu cơ, khối ngoại cũng đang chuyển hướng bán ròng và chính các doanh nghiệp cũng đang bán ra, bán cổ phiếu quỹ khi giá cổ phiếu lên đỉnh cao lịch sử. Hàng loạt các doanh nghiệp đăng ký bán cổ phiếu như: Nhiệt điện Phả Lại (PPC), Khoáng sản Lâm Đông (LBM)…

Áp lực chốt lời vẫn khá mạnh.

Cùng với áp lực bán khá mạnh, nhiều cổ phiếu chủ chốt không còn giữ được sắc xanh. Vinamilk (VNM), Vingroup (VIC), Vietcombank (VCB), GAS, Sabeco (SAB)… đều giảm điểm.

Một số cổ phiếu nóng quay đầu giảm sàn như HAI, QCG…

Cổ phiếu QCG của nhà ông Nguyễn Quốc Cường (Cường Đôla) tiếp tục giảm sàn với dư bán sàn sau khi giới đầu tư đón nhận thông tin vợ chồng ông Lê Quốc Hưng (Hưng Gimiko) bán và không còn là cổ đông lớn.

Cổ phiếu QCG giảm mạnh 5 trong 6 phiên gần đây và đã giảm khoảng 40% trong hơn một tháng qua. Cú điều chỉnh giảm sau khi lên đỉnh này khiến túi tiền nhà ông Nguyễn Quốc Cường giảm cả ngàn tỷ đồng.

Trước đó, trong tháng 5 và 6, cổ phiếu QCG nhàCường Đôlađã tăng vọt 6-7 lần, đánh dấu một chuỗi ngày kéo dài hơn nửa thập kỷ. Cú bán tài sản để trả nợ đã giúp Quốc Cường Gia Lai thoát gánh nặng nợ nần. Cổ phiếu tăng lên mức cao kỷ lục. Tuy nhiên, triển vọng kinh doanh của QCG vẫn không hề sáng sủa. Lợi nhuận quý đột biến nhưng QCG mới hoàn thành 30% mục tiêu năm. Hàng tồn kho của QCG vẫn còn lớn, với hơn 6,3 ngàn tỷ đồng.

Cổ phiếu HPG của Tập đoàn Hòa Phát của ông Trần Đình Long cũng giảm khá mạnh sau khi lên đỉnh cao kỷ lục mọi thời đại. Trong phiên liền trước, cổ phiếu HPG đã tăng lên 34.000 đồng/cp giúp ông Trần Đình Long giàu chưa từng có, sở hữu túi tiền quy từ cổ hiếu lên tới gần 13 ngàn tỷ đồng.

Cổ phiếu nhóm vật liệu xây dựng, trong đó có thép vẫn đang diễn biến tích cực. Các doanh nghiệp trong lĩnh vực này vẫn đang có những bước tiến rất mạnh trong bối cảnh thị trường bất động sản vẫn duy trì được tính thanh khoản khá cao, tốc độ xây dựng rất lớn. Tuy nhiên, những bước điều chỉnh là khó tránh khỏi.

Hàng loạt các cổ phiếu ngân hàng giảm giá do áp lực chốt lời và xu hướng điều chỉnh chung của thị trường.

VPBank của ông Ngô Chí Dũng sẽ lên sàn vào ngày 17/8. Ngân hàng này vừa công bố một loạt các thông tin tích cực và tham vọng rất lớn trong các năm tiếp theo. Tuy nhiên, mức giá tham chiếu 39.000 đồng/cp ở vào thời điểm thị trường điều chỉnh là một thách thức, nhất là khi cuộc đua mua cổ phiếu sở hữu của lãnh đạo doanh nghiệp trước khi lên sàn đã không còn nóng.

Thị trường xuất hiện một vài điểm sáng như HAR với giao dịch rất lớn, cổ phiếu tăng trần; HVG của Thủy sản Hùng Vương tăng trần sau cú bán động sản ở doanh nghiệp con. Cổ phiếu ATG kéo dài chuỗi ngày tăng giá… Tuy nhiên, đây đều là những cổ phiếu tầm trung và nhỏ, có tác động rất nhỏ tới thị trường.

Cổ phiếu HVG của ông Dương Ngọc Minh bất ngờ hồi phục và tăng mạnh sau khi doanh nghiệp bán hàng loạt các bất động sản đắc địa của công ty con An Lạc để thanh lý nợ nần. Cổ phiếu HVG trước đó gặp rất nhiều khó khăn do xa rời ngành nghề kinh doanh cốt lõi và liên tục thất bại.

Nhiều cổ phiếu đầu ngành được kỳ vọng như: Thế giới di dộng (MWG), Đạm Phú Mỹ (DPM), Nhựa Bình Minh (BMP), PNJ… cũng không thể bứt phá do đã tăng nhiều.

Về tổng thể, theo nhiều CTCK, thị trường chứng khoán có triển vọng tốt về dài hạn. Sự sụt giảm mạnh trên diện rộng vừa qua đang mở ra khá nhiều cơ hội đầu tư. Tuy nhiên, thị trường có thể vẫn sẽ tiếp tục điều chỉnh. Lực bán có thể sẽ gia tăng khá mạnh trong phiên tới khiến chỉ số này tiếp tục sụt giảm.

Đóng cửa phiên giao dịch ngày 15/8, VN-index giảm 5,11 điểm xuống 771,06 điểm; HNX-Index giảm 0,2 điểm xuống 101,3 điểm. Upcom-Index giảm 0,1 điểm xuống 54,26 điểm. Thanh khoản giảm khá mạnh xuống dưới 200 triệu cổ phần được giao dịch. Giá trị mới đạt chưa tới 3,5 ngàn tỷ đồng, vẫn thấp hơn so với mức trung bình gần 4,8 ngàn tỷ đồng trước đó.

H. TÚ (Vietnamnet)
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement