Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Cuộc sống ít người biết của 'công chúa' Huawei Mạnh Vãn Châu khi được tại ngoại ở Canada

Doanh nhân

14/01/2021 07:04

Hai năm qua, ít người biết đến CFO của công ty công nghệ quyền lực Huawei đang tại ngoại tại Canada và phải chiến đấu với yêu cầu dẫn độ của Mỹ.

Ngày 13/1, Giám đốc Tài chính (CFO) của tập đoàn công nghệ Huawei Trung Quốc Mạnh Vãn Châu đã đề nghị tòa án ở Canada nới lỏng các điều kiện tại ngoại, viện dẫn những lo ngại về sức khỏe trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19.

Tại phiên tòa, một số thông tin chi tiết về cuộc sống sung túc của CFO Huawei Technologines trong thời gian tại ngoại đã được tiết lộ. Theo đó, bà Mạnh đã tham gia bữa tiệc Giáng sinh 2020 tại một một nhà hàng cao cấp cùng với 14 người khác. 

Vào năm ngoái, một máy bay phản lực của China Southern Airlines đã được thuê và sẵn sàng đưa bà trở lại Trung Quốc nếu tòa án phán quyết bà được thả. Tuy nhiên, điều này đã không xảy ra. Trong thời gian tại ngoại ở Vancouver (Canada), bà Mạnh đi mua sắm thoải mái tại các cửa hàng cao cấp, nơi có sẵn không gian riêng để bà tự do lựa chọn các món đồ.  

Những chi tiết trên đã được tiết lộ khi tòa án xem xét yêu cầu của bà Mạnh về việc nới lỏng thời hạn tại ngoại của mình. Bà hiện được phép đi dạo ở các cửa hàng và nhà hàng trong vòng 150 kilomet vuông ở Vancouver, với đội ngũ nhân viên bảo vệ do tòa án chỉ định vào ban ngày và bị quản thúc tại gia vào ban đêm. Bà Mạnh muốn xin phép tòa án để có thể di chuyển ra ngoài giờ giới nghiêm mà không có bảo vệ đi cùng.

12
Bà Mạnh Vãn Châu phải chịu sự giám sát và lệnh giới nghiêm từ tòa án Cacada. Ảnh: Bloomberg

Bloomberg nhận định trường hợp của bà Mạnh Vãn Châu, con gái lớn của tỷ phú sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi, là "quốc nạn" của Bắc Kinh. Việc bà bị bắt giữ vào tháng 12/2018 đã gây ra một sự náo động ngoại giao chưa từng có.

Chỉ vài ngày sau đó, hai người Canada, Michael Spavor và Michael Kovrig, đã bị giam giữ tại Trung Quốc. Đồng thời, hàng tỷ USD xuất khẩu của Canada sang Trung Quốc bị gián đoạn và quan hệ song phương xấu đi.

Ở Mỹ, trường hợp của bà Mạnh đã làm nổi bật nỗ lực của chính quyền Trump nhằm kiềm chế Trung Quốc và công ty công nghệ lớn nhất của họ - Huawei. Các quan chức Hoa Kỳ đã buộc tội bà Mạnh gian lận vì đã lừa HSBC Holdings vào việc xử lý các giao dịch liên kết với Iran, khiến ngân hàng này có nguy cơ vi phạm các lệnh trừng phạt của Mỹ. Tuy nhiên, bà Mạnh phủ nhận mọi hành vi này.

Theo điều khoản bảo lãnh 10 triệu đô la Canada (7,9 triệu USD) của mình, nữ CFO Huawei phải đeo một thiết bị GPS ở mắt cá chân và bị giám sát 24 giờ bởi một công ty an ninh tư nhân do tòa án chỉ định. Đồng thời, bà phải thực hiện lệnh giới nghiêm từ 11 giờ đêm đến 6 giờ sáng. 

Trong phiên điều trần vào hôm 13/1, chồng bà Mạnh, ông Lưu Hiểu Tông, đã làm chứng trước tòa rằng, bà Mạnh thường được bảo vệ bởi một đội 3 người khi bà ra ngoài, với các vệ sĩ thay đổi hàng ngày và đi cùng xe với bà. Ông Lưu lo ngại vợ mình có nguy cơ mắc bệnh COVID-19 cao hơn từ những nhân viên an ninh giám sát này.

13
Một trong những ngôi nhà của bà Mạnh ở Vancouver, Canada. Ảnh: Bloomberg

Theo ông Lưu, bà Mạnh Vãn Châu có bệnh lý nền huyết áp cao và từng phẫu thuật ung thư tuyến giáp nên việc mắc COVID-19 có thể dẫn tới nguy cơ cao hơn. 

Tuy nhiên, các luật sư đại diện cho Chính phủ Canada bày tỏ hoài nghi về những lập luận trên, viện dẫn một số bằng chứng cho thấy bà Mạnh từng tham gia các chuyến đi chơi đông người, thậm chí cùng uống một tách cà phê với nhiều người khác.

Các công tố viên Canada cho rằng, các điều khoản tại ngoại hiện tại của bà Mạnh là “cần thiết và phù hợp". "Không có lý do gì để thay đổi các điều kiện tại thời điểm này”, Bộ Tư pháp Canada cho biết trong một email trước phiên điều trần.

Trái ngược với bà Mạnh, hai người Canada bị bỏ tù ở Trung Quốc, Spavor và Kovrig, phải đối mặt với một loạt thách thức trong thời gian bị giam giữ. Hai người đàn ông này bị buộc tội vi phạm an ninh quốc gia Trung Quốc. Ban đầu, họ bị giam tại nhà tù bí mật và bị thẩm vấn nhiều lần trong ngày. 

Ông Kovrig đã mô tả cuộc sống của mình là một "sự đơn điệu xám xịt", trong một bức thư viết cho vợ từ phòng giam bê tông không cửa sổ. Không rõ liệu một trong hai có được tiếp cận với luật sư trong suốt hai năm họ bị giam giữ hay không.

Mặt khác, các phiên điều trần cuối cùng trong thủ tục dẫn độ bà Mạnh được lên kế hoạch vào giữa tháng 5, mặc dù các kháng cáo có thể kéo dài đáng kể. Trong khi đó, một số trường hợp dẫn độ Canada đã kéo dài hàng thập kỷ.

NHẬT SANG
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement