Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Cuộc đua cứu dự án "chết" của doanh nghiệp địa ốc Sài Gòn

Bất động sản

13/03/2017 04:31

Doanh nghiệp cho rằng chỉ có cách này mới rút ngắn thời gian tối đa để phát triển dự án.

Thay vì tìm quỹ đất lớn và phát triển dự án từ đầu, xu hướng hị trường BĐS gần đây cho thấy việc đi tắt đón đầu thông qua M&A được nhiều doanh nghiệp chọn.

Thời điểm sau khủng hoảng, Novaland là đơn vị đi tiên phong trong việc thâu tóm các dự án chết để “hồi sinh”. Tung ra chiến lược đúng thời điểm, doanh nghiệp này nhanh chóng nhân rộng quỹ đất lên gấp 10 lần (từ 4 lên 40 dự án) sau 3 năm.

Mới đây,nhà đầu tư BĐS lớn thứ 2 thị trường này đã nhận chuyển nhượng dự án 30 ha từ VinaCapital ở quận 2, TP.HCM.

Từ M&A, doanh nghiệp đã có quỹ đất dự trữ gần 10 triệu m2 sàn xây dựng, đủ để phát triển ổn định trong vòng 5 năm tới.

Theo ông Phan Thành Huy, Tổng giám đốc Novaland, chủ trương của doanh nghiệp là mua lại các dự án đã hoàn thành pháp lý, có thể triển khai xây dựng ngay nhằm giảm chi phí vốn, cạnh tranh tốt hơn. 

Cơ hội tăng trưởng chỉ thoáng qua nên nhiều doanh nghiệp ráo riết M&A dự án. Ảnh: Tiến Tuấn

Nhiều doanh nghiệp nội có tiềm lực khác cũng không ngại đi thâu tóm dự án chết. Mỗi đơn vị lựa chọn một phân khúc để phát triển, nhưng “thuật toán” duy nhất cũng là M&A càng nhanh càng tốt.

Năm 2016, Đất Xanh bước vào cuộc chơi này với tốc độ cao khi hoàn tất M&A với 7 dự án, nâng tổng dự án đang triển khai lên 20. Tuy nhiên, đơn vị chạy nước rút nhanh nhất trong cuộc đua này phải kể đến Hưng Thịnh, với việc thu về 12 dự án khác để phát triển.

Đại diện của doanh nghiệp này tiết lộ chiến lược M&A không chỉ dừng lại ở thị trường căn hộ. Mới đây doanh nghiệp vừa nhận chuyển nhượng một quỹ đất khá lớn tại Cam Ranh (Khánh Hòa) để chuẩn bị lấn sân sang phân khúc BĐS nghỉ dưỡng.

Một gương mặt mới nổi trên thị trường địa ốc là An Gia Investment cũng đang được chú ý nhờ khả năng "săn" dự án và hợp tác với quỹ đầu tư Nhật Bản. Mới đây nhất, An Gia Investment và Quỹ đầu tư Creed Group (Nhật Bản) công bố hoàn tất việc mua lại 7 block thuộc dự án khu dân cư phức hợp Lacasa, quận 7 từ tay Tập đoàn Vạn Phát Hưng.

Dự án này có tổng vốn đầu tư khoảng 3.500 tỷ đồng, cũng là dự án thứ 6 được doanh nghiệp thực hiện theo hình thức M&A trong thời gian qua.

Theo nhận định của ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM, diễn biến thị trường cho thấy các doanh nghiệp nội đang thống lĩnh và dẫn dắt thị trường BĐS. Năm 2017, M&A với BĐS chỉ là sân chơi riêng của doanh nghiệp nội.

Hầu hết doanh nghiệp cho rằng, M&A các dự án giúp tiết kiệm được rất nhiều thời gian trong việc hoàn thành các thủ tục pháp lý, cũng như giải quyết những vấn đề liên quan đến đền bù và giải tỏa mặt bằng. Những thủ tục này muốn giải quyết nhanh cũng phải mất hơn 1 năm, trong khi cơ hội chỉ thoáng qua nên không thể chậm trễ.

“Mọi quyết định phải rất nhanh, bởi sau suy thoái sẽ có một khoảng trống rất lớn trên thị trường, vì một dự án phải xây dựng trong 3-5 năm, thậm chí lâu hơn. M&A là cơ hội cho những chủ đầu tư có thực lực để rút ngắn thời gian”, ông Phan Thành Huy nói.

Còn theo ông Lương Sĩ Khoa, Phó chủ tịch HĐQT An Gia Investment, M&A không chỉ rút ngắn về thời gian mà giúp chủ đầu tư tính toán dễ dàng hơn với mức giá.

Sau khi mua lại các dự án, doanh nghiệp khai thác triệt để những lợi thế của vị trí, điều chỉnh mức giá, đồng thời đưa ra những chiến lược tiếp cận khách hàng và bán hàng hiệu quả.

BÌNH NGUYÊN
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement