Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Cuộc chiến Vinasun và Grab: Đã đến lúc nên kết thúc vụ kiện!

Chính sách - Hạ tầng

27/12/2018 18:38

Kiện Grab đòi bồi thường thiệt hại hơn 41,2 tỷ đồng nhưng thực chất, Vinasun đang muốn lợi dụng Tòa án để gây áp lực đến quá trình hoạch định chính sách quản lý các ứng dụng gọi xe công nghệ như Grab của cơ quan Nhà nước.

Vinasun muốn triệt tiêu cái mới

Vụ Vinasun kiện Grab đòi bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng với số tiền hơn 41,2 tỷ đồng là một vụ kiện đặc biệt vì hai doanh nghiệp này là đại diện tiêu biểu cho hai khuynh hướng taxi truyền thống và công nghệ.

Được đưa ra xét xử lần đầu vào ngày 6/2/2018, đến nay vụ kiện đã kéo dài gần 10 tháng với nhiều lần hoãn xử, tạm dừng vì rơi vào… bế tắc!

Grab và Vinasun lại phải gặp nhau ở Toà sau 1 tháng hoà giải không thành.
Grab và Vinasun lại phải gặp nhau ở Toà sau 1 tháng hoà giải không thành.

Tưởng rằng cuộc “đại chiến” giữa Vinasun và Grab đã có một cái kết đẹp khi sau phiên Tòa ngày 30/11, cả hai chấp nhận ngồi lại cùng tìm một giải pháp hòa giải để chấm dứt vụ kiện tụng. Thế nhưng, gần một tháng trôi qua vô nghĩa khi mà không một thỏa thuận nào đạt được.

Ông Jerry Lim, CEO của Grab tại Việt Nam cho biết đã thảo luận với Vinasun với một tinh thần đầy thiện chí.

Theo đó, thay vì đối đầu giữa các công ty công nghệ và các công ty taxi, việc hợp tác sẽ tăng hiệu quả tổng thể của ngành vận tải, tạo điều kiện cho các tài xế Vinasun tăng hiệu quả hoạt động, nâng cao thu nhập, và cuối cùng là mang đến dịch vụ vận tải thông suốt, thuận tiện, chi phí hợp lý và an toàn hơn cho tất cả mọi người.

Tuy nhiên, thiện chí của Grab đã không được đáp lại. Vinasun đã từ chối giải pháp hai bên cùng có lợi, giải pháp có thể giúp họ cải thiện năng lực công nghệ để chuyển đổi hoạt động nhằm thích ứng tốt hơn với nền kinh tế 4.0 và cải thiện đời sống của các tài xế Vinasun.

Tại phiên tòa sáng 26/12, ông Trương Đình Quý, Phó tổng giám đốc của Vinasun cho biết việc tạm ngừng phiên tòa vừa qua là do phía Grab chủ động hòa giải chứ không phải xuất phát từ mong muốn của nguyên đơn.

Cùng với đó, đại diện của Vinasun cho biết khởi kiện không phải vì tiền nên dù Grab có trả hơn 41,2 tỷ đồng theo đơn khởi kiện mà không thừa nhận vi phạm phạm pháp luật trong kinh doanh taxi liên quan Đề án 24 và Nghị định 86 thì Vinasun cũng không chấp nhận.

Đến lúc này, dư luận có thể hiểu rõ bản chất của vụ kiện này không phải là vấn đề bồi thường thiệt hại mà Vinasun muốn dùng diễn đàn tòa án để can thiệp vào hoạt động hành pháp của cơ quan Chính phủ, muốn cơ quan chức năng phải quản lý Grab như các doanh nghiệp kinh doanh vận tải bằng taxi.

Luật sư Lưu Tiến Dũng cho rằng mục đích khởi kiện của Vinasun là muốn “triệt tiêu cái mới, triệt tiêu mô hình kinh doanh mới” để giữ vững vị thế “độc tôn” của mình.

Điều này đi ngược lại xu thế phát triển tất yếu của công nghệ và thị trường khi mà nhiều doanh nghiệp taxi truyền thống khác đã mạnh dạn bắt tay triển khai các ứng dụng công nghệ nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, hiệu quả khai thác và lợi ích cho người tiêu dùng.

Nhiều chuyên gia cũng cho rằng với vị thế là doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực taxi, Vinasun nên đổi mới, phát triển công nghệ của riêng mình hoặc hợp tác với các nền tảng công nghệ như Grab để phát huy lợi thế, tính cạnh tranh của mình thay vì tiếp tục duy trì tình trạng trì trệ và tìm cách lảng tránh đổi mới thông qua một vụ kiện như hiện nay.

Nên đình chỉ vụ kiện

Theo dõi vụ kiện giữa Vinasun và Grab, Luật sư Hồ Minh Thanh, Đoàn luật sư TP.HCM cho rằng tòa án nên đình chủ vụ kiện này vì 3 lý do. Thứ nhất, Grab tham gia vào thị trường ở Việt Nam theo sự cho phép của Chính phủ thông qua Đề án 24 về ứng dụng khoa học công nghệ hỗ trợ quản lý và kết nối hoạt động vận tải hành khách theo hợp đồng với tư cách là một công ty công nghệ cung cấp nền tảng trực tuyến cho dịch vụ vận tải.

Toà nên đình chỉ vụ kiện. Còn lại, khách hàng sẽ là người quyết định sử dụng dịch vụ nào.
Toà nên đình chỉ vụ kiện. Còn lại, khách hàng sẽ là người quyết định sử dụng dịch vụ nào.

Như vậy, việc quản lý và đánh giá xem hoạt động của Grab có vi phạm đề án hay không thuộc thẩm quyền của Chính phủ chứ không phải trong khuôn khổ của phiên tòa này.

“Nếu Vinasun cho rằng đề án thí điểm này gây ảnh hưởng đến hoạt động của taxi truyền thống thì có thể khiếu nại hoặc khởi kiện theo thủ tục tố tụng hành chính. Lúc đó, cơ quan chức năng sẽ xem xét để đi đến quyết định điều chỉnh hoặc sửa đổi phù hợp”, Luật sư Thanh nói.

Thứ hai, dù Vinasun liên tục đưa ra các cáo buộc Grab gây thiệt hại cho mình hơn 41,2 tỷ đồng nhưng tất cả các chứng cứ mà Vinasun cung cấp hay kết luận giám định của đơn vị giám định độc lập Cửu Long đưa ra vẫn chưa đủ sức thuyết phục.

Thứ ba, đây là một vụ kiện đang được dư luận rất quan tâm vì nếu tuyên án không “thấu tình, đạt lý” sẽ tạo nên “án lệ” ảnh hưởng rất lớn đến môi trường đầu tư của Việt Nam và gây xáo trộn lớn trong xã hội vì nhiều vụ kiện khác tương tự cũng sẽ nổ ra.  

Sau phiên tòa ngày 26/12, đại diện của Grab cũng bày tỏ sự mệt mỏi khi vụ kiện này cứ kéo dài vô tận chỉ để cho Vinasun tiếp tục củng cố chứng cứ của mình, mà rõ ràng là chẳng có chứng cứ nào hết. 

“Tòa án cần phải đình chỉ vụ kiện này ngay lập tức bởi tính phi lí của nó và động cơ rõ ràng của Vinasun là lạm dụng thủ tục tố tụng tư pháp. Chúng tôi hy vọng vụ kiện này sớm kết thúc để tất cả các bên có thể tập trung vào đổi mới, sáng tạo và phục vụ cho lợi ích của người dân Việt Nam”, ông Jerry Lim nói.

PHI LONG
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement