Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Cuộc chiến ở Ukraina khiến giá phân bón tăng cao, đe dọa ngành nông nghiệp toàn cầu

Cuộc chiến ở Ukraina thực sự đang làm rung chuyển ngành nông nghiệp toàn cầu do các lệnh trừng phạt của Mỹ và các nước phương Tây đã ngăn chặn nguồn cung phân bón từ Nga khiến giá cả của mặt hàng nay tăng cao.
news

Nguồn cung phân bón thế giới phụ thuộc chủ yếu vào Nga

Trong vài thế kỷ, gia đình Conzen đều sống bằng nghề làm nông ở Heinsberg - cực Tây của Đức, gần biên giới Hà Lan. Cùng với con trai, Bernhard Conzen trồng ngũ cốc, đường, củ cải và ngô để bán cho các hợp tác xã. Nhưng, hiện công việc trồng trọt, kinh doanh của gia đình đang bị đình trệ khi giá phân bón tăng đột biến.

"Những tác động là không tránh khỏi. Chi phí sản xuất đã tăng theo cấp số nhân", Conzen, người cũng chủ tịch Hiệp hội Nông nghiệp Rhineland, nói với hang tin DW.

61164389_303.jpg
Hầu hết các nước đều phụ thuộc vào phân bón của Nga.

"Việc thu hồi chi phí sản xuất là một vấn đề đáng lo ngại và chúng tôi có nhu cầu thanh khoản cao", ông cho biết thêm.

Nhu cầu mạnh và chi phí đầu vào cao hơn đã thúc đẩy giá phân bón tăng trong năm 2021, dẫn đến lo ngại về an ninh lương thực và gia tăng lạm phát trong giá hàng hóa trong lĩnh vực nông nghiệp. Các nhà phân tích dự đoán áp lực sẽ giảm bớt trong năm nay, nhưng cuộc xâm lược của Nga vào Ukraina còn khiến cho tình hình càng tồi tệ hơn.

Là nhà sản xuất phân bón hàng đầu, Nga chiếm đến 15% thương mại toàn cầu về phân đạm và 17% xuất khẩu phân kali toàn cầu, theo Viện Nghiên cứu Chính sách Lương thực. Nước này cũng cung cấp 20% thương mại khí đốt tự nhiên cho thị trường thế giới, một thành phần quan trọng trong ngành sản xuất phân bón.

Nhiều quốc gia ở châu Âu và Trung Á dựa vào Nga hơn 50% nguồn cung phân bón. Ngành nông nghiệp Đức nhận được 30% nguồn cung từ Nga, một lượng mà các nhà sản xuất trong nước, các tổ chức địa phương cảnh báo, không thể thay thế trong ngắn hạn hoặc trung hạn.

Johann Meierhoefer, người phát ngôn của Hiệp hội Nông dân Đức cho biết: “Hiện tại, giá các nguồn nguyên liệu vận hành ngành nông nghiệp như phân bón, dầu diesel và thức ăn chăn nuôi, đang tăng lên mức cao kỷ lục. Mặc dù giá sản phẩm sản xuất cũng tăng theo, nhưng giá cao của các nguồn tài nguyên này làm gia tăng rủi ro trong sản xuất vì nông nghiệp luôn phụ thuộc vào thời tiết".

Do đó, nông dân cho rằng chi phí vận hành cao sẽ dẫn đến tắc nghẽn và giảm sản lượng.

i-1-90729827-russia-is-a-major-fertilizer-supplier-hereand8217s-how-farmers-can-use-less.jpg
Cuộc chiến ở Ukraina khiến nguồn cung bị gián đoạn, giá phân bóng tăng cao.

Trong khi đó tại Trung Quốc, Li Guoxiang, một nhà nghiên cứu tại Học viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, nói với Global Times hôm Chủ nhật rằng , việc hạn chế nguồn cung gây áp lực lên giá phân bón trong nước, vốn đã lơ lửng ở mức cao.

Một chỉ số đo lường giá bán buôn của clorua kali đã tăng 90,54% so với cùng kỳ năm ngoái vào ngày 7/ 3, theo Mạng Doanh nghiệp Trung Quốc (CBN), trích dẫn dữ liệu từ Hiệp hội Phương tiện Sản xuất Nông nghiệp Trung Quốc.

Trung Quốc hoàn toàn tự chủ về urê và phốt pho, thậm chí nước này có thể vận chuyển một lượng nhất định phân urê và phốt pho sản xuất trong nước ra thị trường nước ngoài. Tuy nhiên, đối với kali, nước này phải nhập khẩu từ Canada, Nga và Belarus, báo cáo của CBN cho biết.

Năm ngoái, nhập khẩu kali clorua của Trung Quốc từ Nga đạt tổng cộng khoảng 2,25 triệu tấn, chiếm khoảng 30% tổng lượng nhập khẩu của cả nước, tờ Securities Times đưa tin.

Các nhà phân tích cho biết, giá kali trong nước có thể chịu gánh nặng của sự thiếu hụt chuỗi cung ứng, vì lệnh cấm xuất khẩu có thể dẫn đến sự gia tăng toàn cầu.

Ấn Độ tìm kiếm nguồn cung mới

Trong khi đó, Ấn Độ được cho là đang tăng cường nhập khẩu phân bón từ các quốc gia bao gồm Canada và Israel để đảm bảo đủ nguồn cung cho vụ gieo hạt mùa hè tới sau sự cố gián đoạn các chuyến hàng do Nga xâm lược Ukraina.

Ấn Độ là nhà nhập khẩu phân bón hàng đầu cho ngành nông nghiệp khổng lồ của mình, nơi sử dụng khoảng 60% lực lượng lao động của đất nước và chiếm 15% trong nền kinh tế trị giá 2,7 nghìn tỷ USD.

Reuters dẫn lời chuyên viên phụ trách về phân bón của Ấn Độ, ông Mansukh Mandaviya, cho biết: “Lần này chúng tôi đã chuẩn bị trước cho mùa kharif (vụ gieo hạt hè). Chúng tôi cần khoảng 30 triệu tấn phân bón, và các thỏa thuận đã được thực hiện”.

2897521-679205459.jpeg
Nhiều nước tìm nguồn cung thay thế, trong đó có Ấn Độ.

Ngoài ra, chuyên viên này còn cho biết thêm, Ấn Độ có một kho dự trữ và sẽ được mở cửa, nó chiếm khoảng 1/4 tổng lượng phân bón cần thiết cho vụ mùa hè.

Nông dân Ấn Độ thường bắt đầu trồng các loại cây bao gồm lúa, bông và đậu nành khi có mưa gió mùa vào tháng Sáu.

Để bón phân cho cây trồng, Ấn Độ phụ thuộc vào nhập khẩu để tiêu thụ toàn bộ hàng năm từ 4 triệu đến 5 triệu tấn kali và một phần ba trong số này từ Belarus và Nga.

Belarus sử dụng các cảng ở Nga và Litva để xuất khẩu.

Sau khi Nga xâm lược Ukraina, các tuyến đường vận chuyển đã bị đóng cửa và các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với Moscow đã gây khó khăn trong giao thương với các công ty Nga và Belarus.

Nhiều nguồn tin cho biết Indian Potash Ltd (IPL) sẽ mua 1,2 triệu tấn kali từ Canada, 600.000 tấn từ Israel và 300.000 từ Jordan vào năm 2022 để thay thế một phần nguồn cung từ Nga và Belarus.

Một quan chức cấp cao giấu tên cho biết, IPL đang cố gắng đảm bảo rằng "một lượng đáng kể các lô hàng" sẽ đến tay khách hàng trước tháng 6 để ngăn chặn tình trạng thiếu hụt trong mùa gieo hạt.

Ấn Độ đã gần ký được thỏa thuận nhập khẩu phân bón kéo dài 3 năm với Nga trong chuyến thăm của Mandaviya tới Moscow được lên kế hoạch vào tháng này.

Chuyến thăm đã bị hoãn lại sau cuộc xâm lược Ukraina, bắt đầu vào ngày 24/2.

Một trong những nguồn tin cho biết Ấn Độ có thể cố gắng ký lại thỏa thuận "khi tình hình được cải thiện".

Theo truyền thống, Ấn Độ đã sử dụng mức giá đạt được trong các giao dịch với Belarus và Nga làm tiêu chuẩn cho nguồn cung từ các quốc gia khác.

Tuy nhiên, các nguồn tin cho biết Canada đã nổi lên như một quốc gia định giá vào năm 2022.

IPL đang mua kali từ các công ty ở Canada và Israel với giá 590 USD/tấn.

Ấn Độ cũng dựa vào Nga và Belarus để cung cấp các loại phân bón phức hợp cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho cây trồng.

Các nguồn tin cho biết, để bù đắp cho bất kỳ nguồn cung cấp nitơ, phốt phát và kali bị mất nào, các công ty Ấn Độ cũng đang tăng cường nguồn cung cấp từ Ả Rập Xê Út và Maroc.

Giá thực phẩm đang tăng theo giá phân bón

Việc tăng giá năng lượng và phụ thu chi phí hậu cần cũng làm tăng chi phí cho người tiêu dùng do giá thực phẩm ​​sẽ tiếp tục tăng.

“Một phần của sự gia tăng này sẽ do người tiêu dùng cuối cùng gánh lấy”, Meierhoefer cảnh báo. "Chúng ta nên nhớ rằng sản xuất nông nghiệp sơ cấp đã hoạt động với tỷ suất lợi nhuận rất nhỏ, vì vậy không có nhiều vùng đệm ở đây", ông cho biết thêm.

paul-breadcircus-subbedm.jpg
Giá thực phẩm tăng theo giá phân bón.

Giống như Conzen, nhiều nông dân Đức đã đảm bảo đủ phân bón cho đến khi kết thúc giai đoạn trồng trọt hiện tại. Tuy nhiên, việc phụ thuộc vào nguồn cung từ các nước thứ ba làm dấy lên lo ngại cho các vụ mùa trong tương lai.

Theo Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc, giá tham chiếu toàn cầu của phân bón dự kiến ​​sẽ tăng 13% vào năm 2023, điều này có nguy cơ làm tăng chi phí sản xuất, đồng thời giảm năng suất và sản lượng trong niên vụ 2022-2023.

Với việc chi phí vận hành tiếp tục tăng, Meierhoefer cho biết các nhà chức trách Đức có thể giúp nông dân bằng cách dỡ bỏ gánh nặng thuế đối với dầu diesel và thúc đẩy các nhà hoạch định chính sách của EU tạm dừng hàng rào thuế quan đối với nhập khẩu phân bón.

Mong chờ những chính sách mới liên quan đến phân bón

Việc xâm lược Ukraina và các lệnh trừng phạt kinh tế đối với Nga cũng làm dấy lên lo ngại trong ngành nông nghiệp Brazil, vốn nhập khẩu 85% nguyên liệu thô cần thiết để sản xuất phân bón và phụ thuộc vào Nga và Belarus để cung cấp một phần nguồn cung này.

Là một cường quốc về nông nghiệp, xuất khẩu nông nghiệp của Brazil vào năm 2021 lên tới 120,6 tỷ USD (109,2 tỷ Euro), tăng 20% ​​so với năm trước. Nhưng chi phí vận hành và nhu cầu tìm kiếm các nhà cung cấp thay thế để đảm bảo các vụ mùa tiếp theo đặt ra một thách thức mới.

"Chỉ riêng đậu tương, ngô và mía đã chiếm 73% lượng phân bón tiêu thụ ở Brazil", Giám đốc Hiệp hội Doanh nghiệp Nông nghiệp Brazil (ABAG), ông Eduardo Daher, giải thích.

im-498293.jpg
Ảnh minh họa.

Với lượng dự trữ phân bón đủ để trang trải trong 4 tháng tới, Bộ trưởng Nông nghiệp Brazil Tereza Dias đã quay sang Canada và Trung Đông để tìm kiếm các nhà cung cấp mới. Tuần trước, Dias đưa ra một đề xuất được khối Mercosur ủng hộ và đã được đệ trình lên FAO, theo đó yêu cầu loại trừ phân bón khỏi các lệnh trừng phạt đối với Nga trong bối cảnh lo ngại về an ninh lương thực.

Daher nói: “Kinh doanh nông nghiệp trên toàn thế giới có một vấn đề rất lớn. Mọi người đều cố gắng tìm kiếm các nhà cung cấp phân bón khác nhau. Trong lĩnh vực này, chúng tôi đang hy vọng cho cuộc chiến sớm kết thúc và cho một mùa hè thuận lợi với lượng mưa thích hợp, bởi vì lạm phát sẽ là một vấn đề then chốt".

NGUYỄN MINH
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ