Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

CSGT được quyền kiểm tra những loại giấy tờ nào?

Cần biết

17/11/2019 15:07

Cảnh sát giao thông (CSGT) có quyền kiểm soát người và giấy tờ của người điều khiển phương tiện… Cụ thể cảnh sát giao thông được kiểm tra giấy tờ gì?

Các giấy tờ cảnh sát giao thông được kiểm tra

Cảnh sát giao thông được dừng các phương tiện đang tham giao thông đường bộ; kiểm soát phương tiện, giấy tờ của phương tiện; kiểm soát người và giấy tờ của người điều khiển phương tiện, giấy tờ tùy thân của người trên phương tiện đang kiểm soát.

Theo đó, cảnh sát giao thông được quyền kiểm soát các giấy tờ có liên quan đến người và phương tiện, gồm:

- Giấy phép lái xe;

- Giấy đăng ký xe;

- Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện cơ giới đường bộ;

- Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới;

- Giấy tờ khác có liên quan đến người, phương tiện, hoạt động vận tải.

Đặc biệt, khi kiểm soát phải đối chiếu giữa các giấy tờ với nhau, giữa giấy tờ có liên quan với thực tế người, phương tiện, hàng hóa vận chuyển trên phương tiện (điểm a khoản 1 Điều 14 Thông tư 01/2016/TT-BCA).

Như vậy, cảnh sát giao thông chỉ được kiểm tra, kiểm soát các giấy tờ nêu trên.

Tuy nhiên, trường hợp có căn cứ cho rằng trong phương tiện, đồ vật có cất giấu tang vật vi phạm hành chính và người tham gia giao thông có cất giấu đồ vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính thì được khám phương tiện, đồ vật và khám người theo thủ tục hành chính.

CSGT được quyền kiểm tra những loại giấy tờ nào?

Khám người, khám xe theo thủ tục hành chính

Điểm c khoản 1 Điều 14 Thông tư 01/2016 nhấn mạnh, khi tiến hành khám người, khám xe theo thủ tục hành chính phải thực hiện đúng các quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

Cụ thể, việc khám người, khám xe phải thực hiện theo trình tự, thủ tục nêu tại Điều 127 Luật Xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13:

- Phải có quyết định bằng văn bản của người có thẩm quyền (trừ trường hợp cấp bách);

- Trước khi khám, người khám phải thông báo cho người bị khám biết quyết định khám, yêu cầu người bị khám tự giác đưa ra đồ vật, phương tiện, công cụ, tài liệu vi phạm hành chính;

- Nếu người bị khám không tự giác chấp hành thì tiến hành khám, nam khám nam, nữ khám nữ và phải có người cùng giới chứng kiến. Trường hợp cần thiết phải thực hiện ở nơi kín đáo;

- Phải lập biên bản việc khám người, giao cho người bị khám 1 quyết định khám người và 1 biên bản khám người;

- Nếu phát hiện tang vật, tài liệu, phương tiện vi phạm hành chính cất giấu trong người bị khám thì người khám phải thu giữ, lập biên bản thu giữ tang vật đó, phải mô tả chi tiết tình trạng, số lượng tang vật bị thu giữ.

(Nguồn: LuatVietNam)

DƯƠNG THỤY (t/h)
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement