11/01/2022 06:35
COVID-19 khiến người lao động thay đổi suy nghĩ về công việc
Cuộc khảo sát của Bain/Dynata - một công ty có lưu giữ dữ liệu thuộc hàng lớn nhất thế giới - có tiêu đề “Tương lai làm việc: Nhiều nhân lực hơn nữa” được thực hiện bằng cách phỏng vấn 20.000 công nhân ở 10 quốc gia - Hoa Kỳ, Đức, Pháp, Ý, Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil, Indonesia và Nigeria - chiếm khoảng 65% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu cho thấy có sự thay đổi suy nghĩ về công việc trong tương lai.
Cuộc khảo sát được thực hiện từ tháng 2/2020 đến tháng 2/ 2021 nhấn mạnh rằng, mối quan hệ vốn có trước đây giữa người lao động và công ty đã được định hình trước đây giờ không còn phù hợp với thế giới mà chúng ta đang sống hiện tại.
Báo cáo kết luận: “Sau một năm nghiên cứu chuyên sâu đã giúp chúng tôi xác định ý nghĩa rộng lớn hơn của tương lai công việc và các bước mà các công ty cần thực hiện ngay bây giờ để dẫn đầu trong cuộc chiến giành lấy nhân tài”.
Người lao động ở Mỹ ngày càng tự tin về triển vọng việc làm của mình. Họ có tổ chức, đoàn kết và phản đối các điều kiện làm việc đã trở thành một hiện tượng khá phổ biến trong những tháng gần đây. Các nhân viên được khuyến khích đầu quân cho các tập đoàn lớn như nhà sản xuất cà phê Starbucks và nhà sản xuất ngũ cốc Kellogg.
Đặc biệt, dữ liệu còn nhấn mạnh có sự thay đổi cán cân quyền lực từ nguồn vốn sang nguồn lao động. Khoảng 4,2 triệu người Mỹ bỏ việc trong tháng 10 và 4,4 triệu bỏ việc vào tháng 9/2021. Hiện tượng này được các nhà kinh tế học gọi là “Sự từ chức vĩ đại”.
Điều gì đã tạo nên một “sự từ chức vĩ đại”?
Có nhiều yếu tố khác nhau tạo nên hiện tượng này, từ nỗi sợ COVID-19 và những khó khăn trong việc chăm sóc con cái cho đến những hiện tượng những người trẻ muốn nghỉ hưu sớm cũng như những người muốn tách khỏi công ty ra làm ăn riêng,…
Theo Bộ Lao động Hoa Kỳ, người lao động đã thấy mình ở một vị thế “trên cơ” - và điều đó thể hiện rõ trong thu nhập trung bình theo giờ.
Cụ thể, lương lao động 1 giờ tăng 4,8% trong tháng 11 so với cùng kỳ năm trước, theo Bộ Lao động Hoa Kỳ.
“Không chỉ đơn giản là nguyên liệu đầu vào, công nhân còn là những nhân tố trung tâm của các công ty hiện đại. Tuy nhiên, các công ty chưa thực sự hiểu hết về người lao động – đó là hy vọng và mong muốn của họ, tiềm năng chưa được khai thác, trạng thái cảm xúc của họ,…”, khảo sát của Bain / Dynata cho biết.
Hàng triệu người Mỹ đã sử dụng tình trạng gián đoạn thị trường việc làm và cuộc khủng hoảng do COVID-19 gây ra như một cơ hội để đánh giá lại những gì họ muốn trong cuộc sống và cách mà họ có thể thực hiện những mục tiêu đó.
Báo cáo của Bain / Dynata cũng cho thấy rằng động lực làm việc đã thay đổi rất nhiều. Ngày nay, ngày càng ít công nhân bị vấn đề tài chính gây áp lực lên cuộc sống của mình. Theo cuộc khảo sát, trong khi 56% người được hỏi đặc ưu tiên phúc lợi đứng đầu trong ba ưu tiên khi chọn công việc thì chỉ có 22% người lao động xếp lương và phúc lợi tốt là điều quan trọng nhất đối với họ trong công việc.
Những bước tiến đạt được về mức sống, ít nhất là ở các nước phát triển, có nghĩa là người lao động đang nâng cao kỳ vọng của mình về những gì một công việc sẽ sẽ tạo ra.
Hình ảnh về một người lao động bấm vào đồng hồ chấm công từ 5h sáng và kết thúc vào lúc 9h tối mà không có chút tâm huyết nào trong công việc hàng ngày của có thể không còn phù hợp nữa.
Cân bằng giữa công việc và cuộc sống: Cuộc chiến giành lấy nhân tài
Khoảng 58% trong số 10.000 công nhân được Bain / Dynata khảo sát nói rằng, đại dịch đã buộc họ phải suy nghĩ lại về sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống.
Người lao động trở nên miễn cưỡng hơn khi làm những công việc mà họ cho là không phù hợp với mục tiêu và tham vọng mới của họ. Điều này khiến các công ty gặp khó khăn trong việc lấp đầy các vị trí và hoạt động hết công suất.
Và vấn đề khó có thể biến mất sớm. Dữ liệu cho thấy người lao động Hoa Kỳ không ngại nói với sếp của họ rằng: "Tôi nghỉ việc".
Hơn nữa, các thế hệ trẻ, đặc biệt là ở các nền kinh tế tiên tiến, đang phải chịu áp lực và sự căng thẳng tâm lý ngày càng gia tăng trong cuộc sống lẫn công việc của mình. Theo báo cáo, việc tìm kiếm sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống sẽ ngày càng trở nên khốc liệt hơn.
Bain / Dynata nói rằng, đối xử nhân văn với người lao động có thể giúp các công ty duy trì cuộc chiến giành nhân tài. Điều đó có nghĩa là, đầu tư vào nhân viên, cung cấp cho họ các chương trình học tập và đào tạo, giúp họ dễ dàng tiến bộ hơn trong sự nghiệp và nuôi dưỡng tâm lý người chiến thắng trong tổ chức.
Nó cũng có nghĩa là tôn trọng người lao động.
Bain / Dynata lập luận rằng, cách các nhà quản lý, giám đốc điều hành và lãnh đạo doanh nghiệp nhìn nhận công việc và nhân viên phải cải thiện. Các công ty phải ngừng quản lý người lao động như những cỗ máy và thay vào đó chuyển sang hỗ trợ họ xây dựng năng lực cá nhân và tạo dựng sự nghiệp phù hợp hơn với ý tưởng của họ về một cuộc sống viên mãn - chứ không phải bức tranh đen trắng ảm đạm, vô hồn đó.
Đúng vậy, người lao động có công việc phải làm, nhưng người quản lý cũng có trách nhiệm mới là giúp người lao động sử dụng kỹ năng và tài năng của họ.
Một tổ chức hoặc công ty muốn giành chiến thắng về cuộc chiến giành lấy nhân tài cần phải áp dụng một môi trường làm việc thân thiện và tạo ra cơ hội cho người lao động. Tầm nhìn chung và các giá trị chung được duy trì và thúc đẩy bởi ban lãnh đạo của công ty sẽ là chìa khóa cho tinh thần và giữ chân những người làm cho bánh xe kinh tế tiếp tục quay vòng.
Advertisement