Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

COVID-19: Khi nào cần phải ghép phổi?

Chính sách - Hạ tầng

18/06/2020 14:15

Khi không còn cách điều trị nào khác, người bệnh có tiên lượng tử vong trong vòng 2-3 năm tiếp theo, các bác sĩ sẽ chỉ định ghép phổi.

COVID-19: Khi nào phải ghép phổi?

Dịch bệnh COVID-19 đang hoành hành trên khắp thế giới, chủ yếu ảnh hưởng đến đường hô hấp dưới, nặng hơn sẽ dẫn đến viêm phổi, gây hội chứng suy hô hấp cấp tính.

Bệnh nhân 91 khi còn điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM. Ảnh: Sở Y tế TP.HCM
Bệnh nhân 91 khi còn điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM. Ảnh: Sở Y tế TP.HCM

Tháng 5 vừa qua, theo thông tin từ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM, ca bệnh COVID-19 được coi là nặng nhất tại Việt nam, phi công người Anh, 43 tuổi vẫn trong tình trạng rất nguy kịch, hai phổi đông đặc, ngày càng có diễn tiến nặng, có biểu hiện nhiễm trùng phổi.

Bệnh nhân này từng được tính đến tình huống phải ghép phổi do diễn tiến bệnh nặng, tuy nhiên đến nay có sự phục hồi thần kỳ và các bác sĩ nhận định không phải can thiệp ghép. Vậy khi nào phải ghép phổi và được tiến hành như thế nào?

Cơ hội cuối cùng của người bệnh

Ghép phổi được coi là cơ hội sống cuối cùng của những bệnh nhân nặng. Khi không còn cách điều trị nào khác, người bệnh có tiên lượng tử vong trong vòng 2-3 năm tiếp theo, các bác sĩ sẽ chỉ định ghép phổi. Các bệnh phổ biến cần ghép phổi bao gồm: phổi tắc nghẽn mạn tính, xơ hóa phổi, bệnh xơ nang và tăng huyết áp động mạch phổi. Tuy nhiên, nếu người bệnh có các bệnh khác như tim mạch, thận, nhiễm trùng thì không thể ghép được.

Ca phẫu thuật ghép phổi người đầu tiên trên thế giới được thực hiện tại Mỹ năm 1963 từ người hiến tạng chết do nhồi máu cơ tim. Hiện nay mỗi năm thế giới có khoảng 3.500 ca ghép thành công. Đối với người hiến phổi sống, độ tuổi lý tưởng để hiến là 18 đến 60, không có tiền sử ung thư, chưa từng bị chấn thương, nhiễm trùng nghiêm trọng hoặc ngưng tim; không nhiễm các bệnh HIV, viêm gan B và C.

COVID-19: Khi nào cần phải ghép phổi?

Nhóm máu và kích thước phổi người cho cũng phải tương thích với người nhận. Hầu hết người hiến sẽ trải qua các cơn đau sau khi mổ. Lồng ngực của họ cũng được nối một ống thông trong khoảng vài ngày. Quá trình hồi phục mất khoảng 4 đến 6 tuần. Thời gian này cần tăng cường nghỉ ngơi, chăm sóc sức khỏe.

Giống như người nhận tạng, người hiến có nguy cơ bị nhiễm trùng sau phẫu thuật, dù điều này khá hiếm gặp. Nghiên cứu trên 253 người hiến phổi cho thấy không ai tử vong trong hoặc sau cấy ghép. Đa số hồi phục bình thường, song cũng có người gặp vấn đề hô hấp. Đến nay, toàn thế giới ghi nhận hơn 4.000 ca ghép phổi.

Các biến chứng sau ghép

Ghép phổi là phương pháp cuối cùng có thể cứu mạng người bệnh chỉ còn rất ít khả năng sống, tuy nhiên các biến chứng cũng có thể rất nghiêm trọng, thậm chí gây tử vong. Có thể hiểu, hệ thống miễn dịch trong cơ thể sẽ bảo vệ con người khỏi sự xâm nhập của các tác nhân lạ, bao gồm cả tế bào và các phần nội tạng mới.

Để giảm nguy cơ thải ghép, bệnh nhân sẽ phải sử dụng các loại thuốc chống thải ghép. Tuy nhiên, chúng sẽ làm suy yếu hệ thống miễn dịch, khiến bệnh nhân dễ bị nhiễm khuẩn. Người bệnh cũng thường có phản xạ ho sau khi cấy ghép, không thể loại bỏ chất nhầy ra khỏi phổi, tạo môi trường lý tưởng phát sinh vi khuẩn.

Dù đã được sàng lọc và thể trạng của người nhận với người hiến phù hợp đến đâu, hệ miễn dịch vẫn có thể tấn công và từ chối dung dưỡng phổi mới. Nguy cơ nội tạng không tương thích dẫn đến thải ghép cao nhất là ngay sau khi phẫu thuật và giảm dần theo thời gian với các triệu chứng phổ biến là ho ra máu, hụt hơi, khó thở khi nằm... Người bệnh cũng có thể bị nhiễm trùng.

COVID-19: Khi nào cần phải ghép phổi?

Việt Nam làm chủ kỹ thuật khó nhất trong ghép tạng

Theo các bác sỹ, ghép phổi là kỹ thuật phức tạp trong y khoa. Ngay công tác chuẩn bị trước ca mổ lấy và ghép đã rất khó, bởi phổi là loại tạng dễ nhiễm khuẩn ở cả người cho và người nhận. Tùy tình trạng bệnh lý, có người cần ghép một phần phổi, có người ghép nguyên lá phổi.

Phần phổi hiến phải tương đương thể tích cần ghép cho người nhận, không được chênh lệch quá 30%. Đây là khâu đòi hỏi phải tính toán tỉ mỉ chính xác để đảm bảo phổi ghép tương thích. Nguồn tạng ghép cũng phải đáp ứng các điều kiện về miễn dịch và nhiều chỉ số hòa hợp khác. Có thể so sánh ghép phổi có độ khó gấp 3 đến 5 lần ghép tim.

Theo Giáo sư Trần Bình Giang, Giám đốc Bệnh viện Việt Đức: “Đến nay, ghép phổi vẫn là một kỹ thuật ghép tạng khó nhất do phổi không giống các tạng khác, phổi là cơ quan hô hấp đảm bảo oxy cho cơ thể. Để thực hiện ca ghép phổi đòi hỏi các bác sĩ phải lựa chọn đánh giá tình trạng phổi của người cho, người nhận rất chặt chẽ. Khi đã ghép được rồi, việc chăm sóc phổi được ghép thành phổi khỏe, đủ chức năng cũng rất khó, bởi khi được cắt ra, phổi đã bị tổn thương nên nguy cơ nhiễm trùng cao hơn các tạng khác”.

Ngày 21/2/2017, lần đầu tiên Việt Nam tiến hành ghép phổi từ người cho sống, do các bác sĩ Bệnh viện Quân y 103 phối hợp với các chuyên gia Nhật Bản thực hiện. Bệnh nhi 7 tuổi bị giãn phế quản bẩm sinh, suy hô hấp, được ghép cả hai lá phổi từ người hiến là bố và bác ruột. Mỗi người tặng bé một phần phổi của mình để tạo thành hai lá phổi cho con.

Các bác sĩ BV Việt Đức chuẩn bị cho ca ghép phổi. Ảnh minh họa
Các bác sĩ BV Việt Đức chuẩn bị cho ca ghép phổi. Ảnh minh họa

Trong ca ghép này, tỷ lệ hòa hợp rất cao. Các bác sĩ cắt lấy thùy phổi dưới của người tặng để thay thế cả hai lá phổi cho trẻ. Cuộc mổ thành công sau 11 giờ. Điều đáng mừng là đến nay, bé trai vẫn sống khỏe mạnh, cơ thể phát triển tốt, đi học bình thường.

Tính đến tháng 5/2020, Việt Nam đã thực hiện thành công 5 ca ghép và có 3 bệnh nhân vẫn sống khỏe mạnh. Các bác sỹ Việt Nam đã và đang làm chủ những kỹ thuật phức tạp nhất của y học hiện đại. Đó là: Tháng 2/2018, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 ghép hai phổi cho bệnh nhân Trần Ngọc Hanh, 54 tuổi, bị bệnh phổi tắc nghẽn giai đoạn cuối. Phổi hiến từ hiến tặng của một người đàn ông bị chết não. Đây là ca ghép phổi từ người hiến chết não lần đầu tiên tại Việt Nam.

Tiếp theo tháng 12/2018, Bệnh viện Việt Đức thực hiện ca ghép phổi từ người cho chết não. Bệnh nhân nhận phổi là Nguyễn Văn Đức, 17 tuổi, nhập viện khi gần như toàn bộ tổ chức phổi  không còn hoạt động.        

Tháng 8/2019, Bệnh viện Việt Đức lại thực hiện ghép hai phổi, tim, gan, hai quả thận của người hiến cho 5 bệnh nhân. Người nhận phổi ghép là Ngô Văn Khương, 33 tuổi. Tháng 12/2019, các bác sĩ Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức lần đầu tiên thực hiện thành công ca phẫu thuật sửa tim và ghép phổi đồng thời, từ nguồn tạng của thanh niên 19 tuổi chết não. Người nhận là nữ 30 tuổi mắc bệnh tim bẩm sinh. Phẫu thuật kéo dài 12 giờ, thành công.

AN LY (t/h)
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement