Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Công ty vận hành nhà xe ở sân bay Tân Sơn Nhất 'bỏ túi' bao nhiêu tiền mỗi năm?

Chính sách - Hạ tầng

21/11/2020 10:51

Từ mức lỗ luỹ kế hàng chục tỷ, sau hai lần tăng giá, nhà xe TCP ga quốc nội Tân Sơn Nhất đã có lãi gấp 5 lần chỉ sau một năm.

Mới đây, sân bay Tân Sơn Nhất triển khai kế hoạch phân lại làn ôtô đón, trả khách áp dụng tại nhà ga quốc nội. Trong đó, làn A (khu vực sát nhà ga quốc nội) chỉ dành cho phương tiện trả khách, ôtô không được đón khách tại làn này.

Hai làn B và C dành cho phương tiện đón khách (trừ taxi, xe kinh doanh vận tải). Làn D nằm trong nhà xe TCP dành cho xe taxi, xe kinh doanh vận tải đón trả khách. Trong khi đó, riêng xe công nghệ (Grab, Be…) phải đón khách ở tầng 3-5 của nhà xe và chịu phí ra vào 25.000 đồng/lượt theo nhà xe quy định.

Náo loạn là khung cảnh dễ bắt gặp khi  taxi công nghệ  phải đón khách ở tầng 5 nhà xe TCP ga quốc nội Tân Sơn Nhất. Ảnh: Tổ Quốc
Náo loạn là khung cảnh dễ bắt gặp khi taxi công nghệ phải đón khách ở tầng 5 nhà xe TCP ga quốc nội Tân Sơn Nhất. Ảnh: Tổ Quốc

“Chúng tôi luôn nỗ lực hết mình để đảm bảo… giá cả hợp lý nhất”

Nhà xe ga quốc nội TCP tại sân bay Tân Sơn Nhất được khởi công xây dựng từ tháng 10/2015 và chính thức đi vào hoạt động toàn phần từ tháng 11/2016. Bãi xe có 5 tầng với tổng vốn đầu tư 550 tỷ đồng. Nhà xe có tổng diện tích hơn 21.000 m2 với phần xây dựng hơn 11.000 m2, còn lại dành cho các hạng mục đường giao thông, sân bãi, vườn hoa, cây xanh.

Nhà xe được đầu tư và quản lý vận hành bởi Công ty Cổ phần Đầu tư TCP. Công ty này được thành lập vào ngày 17/11/2015 với vốn điều lệ 110 tỷ đồng. Ban đầu, Công ty TCP có người đại diện theo pháp luật là ông Đầu Khắc Cường, kiêm chức giám đốc và tổng giám đốc công ty. Đến tháng 10/2018, vị trí trên được chuyển cho ông Phạm Văn Châu, kể cả hai ghế giám đốc và tổng giám đốc.

TCP đăng ký có 13 ngành nghề, chủ yếu là xây dựng và dịch vụ liên quan đến vận tải. Trong đó, dịch vụ trông giữ xe không phải là ngành nghề kinh doanh chính mà là duy tu, sửa chữa công trình cầu, đường bộ và kết cấu hạ tầng; thi công xây lắp công trình công nghiệp, dân dụng, giao thông.

Nhà xe có tổng diện tích hơn 21.000 m2. Ảnh: TCP Park
Nhà xe có tổng diện tích hơn 21.000 m2. Ảnh: TCP Park

Khi mới đưa vào hoạt động, ông Châu, lúc bấy giờ là Phó Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư TCP, khẳng định với báo chí: “Chúng tôi sẽ luôn nỗ lực hết mình để đảm bảo các hoạt động của nhà để xe, của các đơn vị hợp tác kinh doanh trong nhà xe, phục vụ hành khách một cách tốt nhất, giá cả hợp lý nhất và phù hợp với yêu cầu quản lý chung của các ban ngành tại khu vực Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất”. 

Tính đến cuối năm 2019, tổng tài sản của Công ty TCP đạt gần 548 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu hết năm 2019 là 119 tỷ đồng, trong khi nợ phải trả là 429 tỷ đồng, đã giảm gần 8% so với hồi đầu năm và phần lớn là nợ dài hạn. Như vậy, tổng nợ của nhà xe ga quốc nội TCP đang vượt vốn tới 3,6 lần.

Mỗi năm mỗi tăng giá, lợi nhuận nhà xe đạt gấp 5 lần

Theo số liệu chúng tôi tìm hiểu, tình hình kinh doanh của nhà xe TCP rất khả quan và có nhịp điệu đồng nhất với những lần tăng giá thu phí gửi xe.

Cụ thể, ở năm đầu tiên đi vào hoạt động, doanh thu của TCP khoảng 16 tỷ đồng. Đáng nói, nhà xe chỉ mới đi vào hoạt động từ giữa tháng 11. Trong một tháng rưỡi của năm 2016, trung bình mỗi ngày nhà xe này thu được gần 348 triệu đồng. Tuy nhiên, năm đầu hoạt động, nhà xe lỗ 8,8 tỷ đồng.

Sang năm 2017, doanh thu của TCP được cải thiện lên 92 tỷ đồng. Đến cuối năm, nhà xe lỗ luỹ kế lên đến hơn 26 tỷ đồng. Lúc bấy giờ, nhà xe TCP quyết định tăng giá giữ xe vào đầu tháng 12

Kết quả kinh doanh Công ty Cổ phần Đầu tư TCP. Nguồn: Tất Đạt tổng hợp
Kết quả kinh doanh Công ty Cổ phần Đầu tư TCP. Nguồn: Tất Đạt tổng hợp

Cụ thể, đối với xe máy trong 4 giờ đầu 6.000 đồng/xe/lượt; 4 giờ tiếp theo 1.000 đồng/xe/lượt. Như vậy giá giữ xe máy không chỉ tăng so với mức giá cũ mà thời gian tính cũng rút ngắn hơn. Với ôtô 4-8 chỗ, trong 90 phút đầu 20.000 đồng/xe/lượt, mỗi giờ tiếp theo tính thêm 5.000 đồng,… Ôtô 9-25 chỗ 40.000 đồng/xe 90 phút đầu, sau đó mỗi giờ tính thêm 15.000 đồng,… Mức giá này tăng hơn mức giá hiện hành và thời gian tính như cũ.

Sau đợt tăng giá này, kết quả kinh doanh của Công ty TCP bắt đầu ghi nhận những con số đẹp. Doanh thu tăng thêm 26%, lợi nhuận từ mức âm 2 chữ số chuyển sang lãi trung bình 400 triệu đồng mỗi tháng.

Tuy bắt đầu lãi nhưng ngay đầu năm 2019, nhà xe TCP tiếp tục nâng giá dịch vụ trông giữ ôtô, cũng như phí ra vào nhà xe với tất cả phương tiện vận tải 2 bánh và 4 bánh. Việc tăng giá này mang đến khoản lợi nhuận trên 24 tỷ đồng và gấp 5 lần so với năm trước. Như vậy, đến cuối năm ngoái, Công ty Cổ phần Đầu tư TCP đã xoá sạch khoản lỗ luỹ kế trước đây, chính thức vào thời điểm tích luỹ lợi nhuận.

Bảng giá dịch vụ trông giữ ôtô, phương tiện vận tải 2 bánh áp dụng từ ngày 1/1/2019 của nhà xe TCP. Nguồn: TCP Park
bảng giá 2
Bảng giá dịch vụ trông giữ ôtô, phương tiện vận tải 2 bánh áp dụng từ ngày 1/1/2019 của nhà xe TCP. Nguồn: TCP Park

Ngoài việc thu phí giữ xe cho ga quốc nội Tân Sơn Nhất, nhà xe TCP còn kiếm được tiền nhờ các dịch vụ liên quan đến toà nhà 5 tầng mà mình sở hữu.

Ngoài khu vực giữ xe, toà nhà TCP Park còn dành không gian để phát triển khu trung tâm thương mại mà chính trang web công ty nhận định là “sầm uất khiến TCP Park trở thành điểm dừng chân lý tưởng cho hàng chục ngàn lượt hành khách di chuyển tại Sân bay Tân Sơn Nhất mỗi ngày”. Tại khu thương mại ở tầng triệt, TCP có các đối tác thuê mặt bằng khá “cợm cán” như McDonald’s, Starbucks Coffee, Highlands Coffee, Avigo, Gogi House, Kichi Kichi, 37th Street, R&B Tea và Bay Spa & Massage.

Hàng loạt thương hiệu thuê mặt bằng tại tầng triệt nhà xe TCP. Ảnh: TCP Park
Hàng loạt thương hiệu thuê mặt bằng tại tầng triệt nhà xe TCP. Ảnh: TCP Park

Ngoài ra, hoạt động kinh doanh “sốt dẻo” của Công ty TCP còn đến từ quảng cáo. Toà nhà này sở hữu 11 biển quảng cáo mà trang web công ty khẳng định là có “tấm lớn nhất sân bay, bao quanh 4 mặt tòa nhà để xe”. Cũng theo lời giới thiệu trên web, với lợi thế tiếp cận tự nhiên một lượng lớn khách hàng, quảng cáo tại sân bay luôn được xem là cơ hội tuyệt vời để thương hiệu tăng cường nhận biết với khách hàng.

TẤT ĐẠT
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement