Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Công ty dầu khí lớn nhất Trung Quốc vào 'danh sách đen' kinh tế của Mỹ

Kinh tế thế giới

15/01/2021 09:11

Theo tuyên bố của Bộ Tài chính Mỹ, hai doanh nghiệp Trung Quốc bị đưa vào danh sách đen do có nguy cơ đe dọa đến an ninh quốc gia của Mỹ.

Ngày 14/1, Bộ Thương mại Mỹ đã bổ sung Tổng Công ty Dầu khí Hải dương quốc gia Trung Quốc (CNOOC) vào "danh sách đen" của Mỹ về kinh tế.

CNOOC được thành lập năm 1982 và là một trong những công ty dầu khí lớn nhất Trung Quốc. CNOOC sở hữu nhiều khu khai thác dầu khí ở Mỹ và hợp tác với nhiều công ty Mỹ trong các dự án quốc tế, ví dụ như Exxon Mobil, theo TTXVN.

Như vậy, CNOOC nằm số 35 công ty trong "danh sách đen" mà các công ty Mỹ được yêu cầu thoái vốn toàn bộ số cổ phiếu nắm giữ.

Ba doanh nghiệp lớn khác là công ty sản xuất chíp điện tử SMIC và hai công ty xây dựng (China Construction Technology và China International Engineering Consulting).

CNOOC là một trong những công ty dầu khí lớn nhất Trung Quốc. Ảnh: VCG
CNOOC là một trong những công ty dầu khí lớn nhất Trung Quốc. Ảnh: VCG

Bên cạnh đó, Bộ Tài chính Mỹ cũng đưa công ty Skyrizon của Trung Quốc vào danh sách các công ty phục vụ mục đích quân sự. Theo tuyên bố của Bộ Tài chính Mỹ, hai doanh nghiệp trên đe dọa đến an ninh quốc gia của Mỹ.

Ngoài ra, nhà sản xuất máy bay Comac và nhà sản xuất điện thoại di động Xiaomi cũng nằm trong danh sách đen này. Đại sứ quán Trung Quốc tại Mỹ, Xiaomi và Comac hiện chưa phải hồi yêu cầu bình luận về thông tin trên.

Các doanh nghiệp trên sẽ phải đối mặt với lệnh cấm đầu tư mới của Washington. Theo đó, các nhà đầu tư Mỹ tới ngày 11/11/2021 sẽ buộc phải từ bỏ cổ phần tại các công ty bị liệt vào danh sách đen.

Quyết định mới đồng nghĩa với lệnh cấm các khoản đầu tư của Mỹ vào các công ty trên, nhằm ngăn Bắc Kinh tiếp cận thị trường vốn của Mỹ.

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Wilbur Ross cho rằng việc Trung Quốc nỗ lực sở hữu các tài sản trí tuệ và công nghệ để phục vụ mục đích quân sự là mối đe dọa đối với an ninh của Mỹ nói riêng và cộng đồng quốc  tế nói chung.

Quyền sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ là những vấn đề gây nhiều tranh cãi trong quan hệ song phương giữa Mỹ và Trung Quốc, vốn đã dẫn đến một cuộc chiến thương mại giữa hai nước dưới thời Tổng thống Donald Trump.

Cổ phiếu Xiaomi giảm 10% 

Sau khi có thông tin Chính quyền Trump đã thêm nhà sản xuất điện thoại thông minh Xiaomi vào  'danh sách đen' kinh tế của Mỹ. Cổ phiếu niêm yết tại Hồng Kông của công ty Trung Quốc đã giảm 10,6% khi mở cửa hôm nay (15/1).

Theo Counterpoint Research, Xiaomi có trụ sở tại Bắc Kinh là nhà sản xuất điện thoại thông minh lớn thứ ba thế giới trong quý III/2020.

Công ty dầu khí lớn nhất Trung Quốc vào 'danh sách đen' kinh tế của Mỹ

Xiaomi đã đạt mức độ tăng trưởng đáng kinh ngạc trong năm qua, cả trên sân nhà và sân khách. Tại Trung Quốc, Xiaomi là công ty duy nhất trong bảng xếp hạng của Canalys (quý III/2020) đạt tăng trưởng, các công ty lớn khác như Vivo, OPPO và Apple đều gặp thua lỗ.

Những màn ra mắt sản phẩm lớn như Redmi K30 Ultra và Mi 10 Ultra đã giúp Xiaomi giữ được chỗ đứng vững trong thị trường nội địa. Trên thực tế, Xiaomi đã thu về hơn 57 triệu USD (khoảng 1.321 ngìn tỷ đồng) trong 10 phút mở bán đầu tiên Mi 10 Ultra. Trong khi 100.000 chiếc Redmi K30 Ultra cháy hàng chỉ trong một phút đầu mở bán.

Trên trường quốc tế, Xiaomi đã đạt thành công to lớn nhờ dòng sản phẩm Redmi 9, trọng điểm là Ấn Độ. Theo thống kê của Canalys, Xiaomi đã xuất xưởng được 47.1 triệu chiếc điện thoại trong quý III/2020, xếp sau Huawei với 51.7 triệu chiếc và Samsung với 80.2 triệu chiếc.

(Tổng hợp)

AN LY
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement