Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Công nghệ VAR tại World Cup 2018 và bóng đá thời 4.0

Hiệu quả và "lạnh lùng", công nghệ VAR đang cho thấy sự có mặt của các trọng tài trên sân có lẽ sắp không cần thiết nữa?

Video Assistant Referee, công nghệ video hỗ trợ trọng tài, hay còn được gọi là VAR, là thứ được nhắc đến rất nhiều từ trước khi World Cup 2018 khởi tranh cho tới nay, và tất nhiên sẽ kéo dài tới khi kết thúc ngày hội bóng đá lớn nhất hành tinh.

VAR được nhắc tới không phải là một cuộc cách mạng về công nghệ, mà là những tranh luận nên hay không nên sử dụng VAR, cũng như sự tấn công của công nghệ vào môn thể thao vua.

Trọng tài quan sát lại tình huống bằng công nghệ VAR.
Trọng tài quan sát lại tình huống bằng công nghệ VAR.

Hiểu đơn giản, VAR là một công nghệ gồm hệ thống rất nhiều máy quay từ nhiều góc độ khác nhau trên sân, qua đó nắm bắt toàn bộ diễn biến trận đầu một cách chính xác nhất, thứ mà trọng tài với hai con mắt không thể quan sát hết.

Thông qua việc theo dõi mọi thứ diễn ra trên sân bằng hệ thống camera, VAR vì thế có thể vận hành trận đấu một cách hiệu quả mà thậm chí không cần sự xuất hiện của trọng tài trên sân.

Trên thực tế, hệ thống camera ghi hình hay VAR không phải là thứ gì quá mới mẻ, nó có thể xuất hiện từ cả chục năm trước mà không gặp giới hạn nào về công nghệ. Tuy nhiên năm 2018 mới là năm đầu tiên FIFA quyết định áp dụng công nghệ này, thứ có thể khiến thế giới bóng đá thay đổi.

Các camera được đặt khắp nơi ở trên sân.
Các camera được đặt khắp nơi ở trên sân.

Bóng đá trở thành môn thể thao vua bởi những cảm xúc mà nó mang lại, trong đó có cả những cảm xúc từ những quyết định đúng hay sai từ các vị trọng tài, vốn được coi là những ông vua trên sân cỏ. Sự xuất hiện của VAR được dự đoán sẽ khiến trận đấu vận hành quá chính xác và sẽ giết chết cảm xúc.

Với VAR, sẽ không còn những pha phạm lỗi kín sau lưng trọng tài, sẽ không còn những màn ăn vạ kiếm phạt đền, sẽ không có cả "Bàn tay của Chúa" Maradona, những cảm xúc vui buồn tức giận sẽ được số hóa và chính xác như một chiếc máy tính.

Sự lạnh lùng của VAR khiến thế giới bóng đá có vẻ như đang chia làm hai nửa. Một nửa ủng hộ sự công bằng trong từng trận đấu, từng khoảnh khắc, và sử dụng công nghệ để định đoạt sự công bằng đó. Nửa còn lại không muốn VAR xuất hiện và khiến mọi cầu thủ đều sẽ thi đấu như những cái máy, bởi những tiểu xảo không thể qua mặt được hàng chục camera đang dõi theo từng hành động của cầu thủ.

Nếu như VAR tiếp tục được ủng hộ, và thay vì chỉ được sử dụng trong những tình huống trọng tài chính yêu cầu, VAR có toàn quyền quyết định trận đấu, ghi nhận thông tin và chuyển tới trọng tài chính để yêu cầu xử lý, thì sự công bằng trên sân bóng sẽ trở nên hoàn hảo.

Ở chiều ngược lại, bóng đá hấp dẫn người xem ở sự tranh cãi, ở những pha bóng không rõ ràng và trọng tài là người phân xử. Sự cảm tính từ trọng tài tạo nên những phản ứng tâm lý mạnh mẽ từ phía cả hai đội, từ khán giả trên sân, cũng như hàng triệu người theo dõi qua truyền hình. Đây là thứ cảm xúc tự nhiên của bóng đá, mà sẽ không tồn tại với VAR, khi mà mọi thứ đều trở nên rõ ràng, minh bạch.

Từng tình huống bóng đều được VAR theo dõi và có thể đưa ra những quyết định chính xác tuyệt đối.
Từng tình huống bóng đều được VAR theo dõi và có thể đưa ra những quyết định chính xác tuyệt đối.

VAR cũng đang chiếm đi vị trí độc tôn của trọng tài, thậm chí khiến các trọng tài thất nghiệp. VAR đang tượng trưng cho công nghiệp 4.0, khi nhiều công việc của con người được thay bằng máy móc, chúng thông minh hơn, công bằng hơn, hiệu quả hơn, và kết nối với nhau tạo nên kết quả hoàn hảo.

Đứng trước công nghệ, loài người thật khó hiểu. Họ tạo ra những sản phẩm hiện đại nhất, tiên tiến nhất, đẩy sự công bằng và minh bạch lên hoàn hảo nhất, để rồi lo sợ mất đi thử cảm xúc con người, vốn khó đoán định và đầy tính chủ quan. VAR như vậy nếu muốn tồn tại, có lẽ phải sử dụng AI để tự học hỏi những sai lầm từ trọng tài, và đưa ra những quyết định có lúc sai lúc đúng, dựa trên những dữ liệu đúng hoàn toàn. Quá khó cho VAR.

Tất nhiên con người luôn có cách xử lý. Hiện tại, VAR không được áp dụng vô tội vạ, mà được quyết định bởi trọng tài chính, người vẫn là ông vua trên sân cỏ. Vị trọng tài sẽ quyết định khi nào thì cần sự trợ giúp của VAR, và khi nào không. Và sau hơn một lượt đấu vòng bảng World Cup 2018, không phải lúc nào trọng tài cũng sử dụng VAR chính xác. Có những đội bóng giành chiến thắng vì VAR, nhưng cũng có những cầu thủ nổi điên khi trước tình huống mười mươi, trọng tài từ chối xem lại hình ảnh từ camera hỗ trợ, và từ chối luôn cả những quả phạt đền mà VAR sau đó đã kết luận là đúng.

Ở góc độ công nghệ, rõ ràng VAR là thứ cần được áp dụng không chỉ tại World Cup, và cũng không chỉ là bóng đá. Công nghệ luôn mang lại những phản ứng đối với con người, nhưng nó là thứ sẽ không những phát triển và tạo nên sự minh bạch, công bằng. Trên đường phố, bạn luôn đòi hỏi cảnh sát giao thông phải cung cấp hình ảnh vi phạm, vậy tại sao điều này lại bị phản đối ở thế giới bóng đá?

Tốt hơn hết, bóng đá nên quen với sự xuất hiện của VAR, dù muộn, nhưng còn hơn không.

TÔ TÙNG
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement