Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Công nghệ số thay đổi thói quen tiêu dùng: Ngồi ở nhà và đi chợ bằng điện thoại (Bài 3)

Thị trường 24h

21/06/2019 18:10

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 tác động mạnh mẽ đến thói quen mua sắm của khách hàng, buộc các doanh nghiệp phải chuyển mình bắt kịp xu hướng doanh nghiệp số…

Bắt nhịp công nghệ

Theo số liệu khảo sát của Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam (VECOM), với lĩnh vực bán lẻ trực tuyến, thông tin từ hàng nghìn website thương mại điện tử cho thấy doanh thu năm 2017 tăng 35%. Khảo sát gián tiếp qua một số doanh nghiệp chuyển phát hàng đầu cho thấy tốc độ tăng trưởng doanh thu từ dịch vụ chuyển phát từ 62% đến 200%.

Chị Vũ Khánh Linh (tiểu thương bán quần áo, chợ Tân Bình, TP HCM) cho biết: “Ngoài số lượng khách hàng đến giao dịch trực tiếp tại chợ, thì tôi còn có một lượng khách hàng qua mạng. Những thông tin về mẫu quần áo, giá cả đều được tôi cập liên tục trên một nhóm Zalo. Tất cả khách hàng của tôi sẽ trao đổi, đặt hàng, giao dịch ở trên nhóm này.

Tôi bán sỉ quần áo cho khách hàng có nhu cầu; làm ăn lâu năm với chất lượng tốt nên họ khá yên tâm. Họ chỉ cần nhìn thấy mẫu và đặt hàng; tôi ghi nhận đơn hàng vào giao đến họ qua dịch vụ Grab. Mỗi tuần tôi bán khoảng 2.000-3.000 quần áo từ lượng khách hàng trực tuyến này.

Nhờ có dịch vụ Grab giao hàng, mà số lượng hàng có lớn hơn gấp đôi tôi vẫn cung ứng được đúng thời gian mà không cần phải vất vả như trước đây".

Với chiếc điện thoại thông minh, bạn có thể có thể mua sắm, giao dịch khắp nơi
Với chiếc điện thoại thông minh, bạn có thể có thể mua sắm, giao dịch khắp nơi

Chị Ngọc Trinh, một tiểu thương bán quần áo vì không có cửa hàng bán cố định, nên chị và rất nhiều tiểu thương khác phải thường xuyên chạy các chợ để tìm chổ bán mỗi ngày.

"Trước đây, để có chỗ bán, tôi phải mất gần 80.000 đồng tiền điện thoại để liên hệ khắp các chợ để đặt chỗ, rất vất vả và bấp bên. Nhưng từ ngày có điện thoại thông minh và ứng dụng Zalo chat, các tiểu thương chạy chợ như tôi liên kết thành một nhóm, hôm nay ai bán ở chợ này ai cần chia sẻ chỗ bán, giá cả hôm nay như thế nào..., tất cả được cập nhật trên nhóm. Mọi người sẽ trao đổi, giao dịch chỗ bán cùng nhau. Tôi thấy tiện lợi vô cùng, tiết kiệm kha khá tiền điện thoại", chị Trinh chia sẻ.

Sự phát triển nhanh chóng của số lượng người dùng điện thoại thông minh, cùng sự gia tăng của xu hướng dùng mạng xã hội đã và đang tạo cơ hội cho thị trường bán lẻ online. Người tiêu dùng ngày càng thích mua sắm online vì độ tiện dụng; còn các cửa hàng, doanh nghiệp, thậm chí là các cá nhân kinh doanh đều đang có xu hướng chuyển sang cách thức kinh doanh online, nhằm đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng.

Tiếp cận một cửa hàng bán bán hàng qua mạng, trong một con hẻm nhỏ ở đường liên khu 89, Q. Bình Tân; ngôi nhà ở chưa đầy 60m2 của chị Thanh Trúc quá tải lượng hàng giao dịch mỗi ngày. Chị Trúc bán hàng theo hình thức livestream. Chị không cần tốn tiền thuê mặt bằng hay tên cửa tiệm hoành tráng nhưng đơn hàng tấp nập, không kịp giao cho khách.

Nhân viên của chị Trúc lên đến vài chục người, xe nhân viên dựng gần hết con hẻm nhỏ. Một số thì livestream giới thiệu sản phẩm, còn phần lớn thì gấp, xếp hàng để giao cho khách. Gần chục người xếp quần áo, đóng gói mà vẫn không đủ giao, chị phải tuyển thêm người.

Lượng khách hàng hoàn toàn mua qua mạng, mỗi ngày chị bán được từ 2.000 - 3.000 sản phẩm quần áo, đồ ngủ, các loại. Xe tải giao hàng liên tục đến rồi đi.

Chị Trúc cho biết: "Lúc đầu tôi chỉ kinh doanh, buôn bán nhỏ lẻ nhưng bắt nhịp được xu hướng mua hàng của người tiêu dùng. Tôi tuyển hẳn một đội ngũ chuyên livestream bán hàng, nên số lượng hàng hóa tăng lên nhanh chóng. Chỉ trong vòng 3 năm bán hàng qua mạng, tôi mua được 2 căn nhà để mở rộng quy mô kinh doanh vì lượng hàng quá lớn”.  

Mua hàng từ xa, nhận hàng tại nhà

Theo Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM), hiện nay cách thức mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng cũng khá đa dạng như mua sắm qua các sàn giao dịch thương mại điện tử Lazada.vn, Shopee.vn, Sendo.vn, Hotdeal.vn, Zalora.vn, Tiki.vn... hoặc qua mạng xã hội Facebook, Instagram, Zalo,..

Và mới đây, siêu thị Winmart vừa trình làng công nghệ Scan & Go, bạn có thể “Mua hàng từ xa – Nhận hàng tại nhà”.

Mua hàng bằng điện thoại - Ảnh: Cẩm Viên 
Mua hàng bằng điện thoại - Ảnh: Cẩm Viên 

Với ứng dụng này, thay vì lấy từng sản phẩm cho vào giỏ và phải xếp hàng chờ đợi thanh toán, người dùng chỉ cần khởi động ứng dụng VinID, quét mã vạch sản phẩm muốn mua, thanh toán nhanh tại quầy ưu tiên, sau đó nhận hàng tại nhà.

Điều đặc biệt là ngay khi quét mã vạch sản phẩm, khách hàng có thể tra cứu toàn bộ thông tin từ tên, nguồn gốc, giá cả, cho tới các chương trình khuyến mại. Điều này giúp cho người dùng có đầy đủ thông tin để ra quyết định mua hàng thông minh và chính xác.

Cô Thanh (56 tuổi, Q. Tân Bình) chỉ vào hai xe hàng mới mua tại siêu thị Winmart Cộng Hòa chia sẻ: “Trước đây, mỗi lần đi siêu thị tôi đều mua từ 2 đến 3 xe hàng như thế này và đẩy từng chiếc xe, đứng đợi để thanh toán tiền cũng mệt nói chi rinh về nhà.

Giờ với ứng dụng công nghệ vào mua sắm thì khỏe rồi, tôi chỉ cần quét mã vạch món hàng cần mua, nó sẽ tự động thêm vào giỏ hàng online. Tôi mang điện thoại đến quầy thanh toán tiền thì đã có sẵn những món hàng tôi chọn ở đó và vài tiếng sau đã có dịch vụ giao hàng tận nhà. Công nghệ bây giờ hiện đại thật!”.

Chị Thúy và chồng Tây đang sống và làm việc tại quận Tân Bình cho biết: “Hai vợ chồng tôi đi siêu thị giờ sướng lắm! Tôi chỉ cầm theo chiếc điện thoại thông minh là có thể mua được tất cả mọi thứ và thanh toán trực tiếp ngay trên điện thoại với ví điện tử của mình’.

Với chiếc điện thoại bạn có thể mua háng khắp nơi 
Với chiếc điện thoại bạn có thể mua háng khắp nơi 

Đối với các bạn trẻ thì tiêu dùng thời công nghệ đang trở thành xu thế tất yếu trong cuộc sống hiện đại.

Ngọc Khánh (25 tuổi, Q. Thủ Đức) cho biết: “Hiện tại, tôi hoàn toàn thanh toán tiền điện, nước, mạng internet qua ứng dụng zaloPay. Trong vòng 2 giây tôi đã có thể thanh toán tiền điện mọi lúc mọi nơi với giao dịch 24/7. Thông tin hóa đơn được lưu tự động và nhắc nhớ đến kỳ hạn trả tiền”.

Không chỉ chi tiêu hoàn toàn bằng điện thoại. Các hệ thống đèn, máy lạnh, cửa, máy tính của Khánh đều được kết nối qua điện thoại. Thông qua điện thoại Khánh có thể theo dõi bật tắt được các thiết bị điện tử ở nhà của mình. 

“Thời công nghệ phát triển, thì mình tận dụng để cuộc sống thông minh hơn”, Ngọc Khánh chia sẻ.

Còn bạn Tấn Ngọc (27 tuổi, Q. Bình Tân) chia sẻ: “Có hôm mình đi siêu thị, mà bỏ quên ví tiền, đang lúc hoang mang thì nhớ điện thoại mình có ứng dụng samsungPay có tích hợp thẻ ngân hàng, có thể thanh toán được tại siêu thị thế là ứng dụng ngay. Giờ đi siêu thị mình chỉ cần mang theo điện thoại là đủ’.

Theo thông tin từ Công ty Cổ phần Thanh toán quốc gia Việt Nam (NAPAS), năm 2017 tăng trưởng số lượng giao dịch trực tuyến thẻ nội địa tăng khoảng 50% so với năm 2016 trong khi giá trị giao dịch tăng trưởng tới 75%.

Tất cả những thay đổi này đã và đang tạo nên một xu hướng mới trên thị trường bán lẻ và có hay không công nghệ số thay đang đổi thói quen tiêu dùng?

(Còn tiếp)

VIÊN VIÊN
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement