Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Có tiêu chuẩn, nông sản xét nghiệm vẫn tồn dư thuốc sâu

Nông sản thực phẩm của các nhà cung cấp có tiêu chuẩn an toàn, ViẹtGAP… nhưng khi đem đi xét nghiệm tỉ lệ tồn dư thuốc trừ sâu vẫn khá nhiều.

Theo bà Nguyễn Thị Hồng Minh, Chủ tịch Hội thực phẩm minh bạch (AFT), một doanh nghiệp (DN) xuất nhập khẩu thực phẩm đi các nước, từng bỏ ra hàng trăm triệu mua rau củ tại các siêu thị, kể cả mua của mấy công ty nông nghiệp có chứng nhận an toàn nhưng đem mẫu đi kiểm, gần như 100% mẫu đều có thuốc trừ sâu vượt ngưỡng an toàn. Nhiều khi có đơn đặt hàng mà phải vứt bỏ.

Điều đáng nói, thông tin về chuỗi siêu thị được chứng nhận an toàn được xuất hiện rộng rãi. DN này đặt câu hỏi “sao cơ quan chứng nhận không công khai các tiêu chí an toàn và việc chấm điểm chuỗi siêu thị ấy?”.

Nhiều loại rau quả dù được cấp chứng nhận an toàn nhưng khi đem kiểm nghiệm, tỉ lệ tồn dư hóa chất vẫn rất lớn.
Nhiều loại rau quả dù được cấp chứng nhận an toàn nhưng khi đem kiểm nghiệm, tỉ lệ tồn dư hóa chất vẫn rất lớn.

Theo bà Minh thì kết quả kiểm mẫu (gần như 100% mẫu đều có thuốc trừ sâu vượt ngưỡng an toàn) của doanh nghiệp này khá trùng khớp với kết quả của một công ty kiểm nghiệm 100% vốn nước ngoài. Công ty đó cũng lấy rau khắp nơi y vậy với mục đích đưa ra gói kiểm nghiệm thuốc trừ sâu thường sử dụng ở Việt Nam cho khách hàng.

Một DN kinh doanh thực phẩm sạch tại TP.HCM cho rằng, nhiều tiêu chuẩn của các cơ quan, tổ chức trong nước hiện nay bị nghi ngờ vì quá trình giám sát, cấp chứng nhận không nghiêm ngặt. Trong khi đó, nhiều cơ sở kinh doanh lại coi việc có những chứng nhận như một cách để làm thương hiệu, để hút khách… chứ không chú trọng vào chất lượng thực sự của nông sản, thực phẩm.

“Chính việc làm kiểu đối phó như vậy nên các loại thực phẩm dù có tiêu chuẩn cao trong nước nhưng lại không thể xuất khẩu bởi không thể vượt qua các biện pháp kiểm tra tồn dư hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật tại nhiều quốc gia nhập khẩu…”, ông này chia sẻ.

Trong lưu thông, thương mại thực phẩm ở nước ta hiện nay, các đơn vị, đặc biệt là các nhà bán lẻ lớn vẫn dựa rất nhiều vào các loại chứng nhận. Nhưng niềm tin vào những chứng nhận ấy lại không nhiều. Bởi đã có những vụ việc thẩm định cấp chứng nhận theo kiểu “đăng ký và đóng phí” là có được báo chí phanh phui. Hay mẫu đem kiểm nghiệm để lấy chứng nhận khác hoàn toàn mẫu bán thực tế trên thị trường…

Theo bà Nguyễn Thị Hồng Minh, không có cách tiếp cận thật sự thiết thực và phù hợp từ cấp quản lý thì làm sao nông nghiệp có thể hưởng lợi ngay cả khi những Hiệp định thương mại lớn như CPTPP có hiệu lực.

Bà Minh đặt câu hỏi “cửa hội nhập đã mở rất rộng mà vẫn phải đi gom thực phẩm sạch một cách manh mún để xuất khẩu?. DN sẽ cạnh tranh thế nào nếu thường xuyên phải bỏ hàng trăm triệu để tự tìm sự an toàn cho mình? Và làm sao số đông người dùng không phải trả giá gấp ba để có thể tiếp cận thực phẩm thật sự an toàn? 

Cũng theo bà Minh, việc nâng sức cạnh tranh cho nông dân, rời bỏ sự lệ thuộc quá đáng vào hóa học của nông nghiệp là bài toán khó, dài hơi nhưng thực sự cần phải bắt đầu. Nếu không thoát ra thì e rằng không chỉ nông dân mà giống nòi này không biết về đâu.

BẠCH TRANG
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement