Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Cổ phiếu xuất khẩu tăng nhờ kỳ vọng kinh tế Mỹ hồi phục

Chứng khoán

30/09/2021 08:27

Sau khi chứng kiến đợt giảm điểm do lo ngại đợt bùng phát thứ hai của đại dịch Covid-19, rất nhanh sau đó, thị trường chứng khoán Việt Nam đã hồi phục trở lại.

Kỳ vọng thị trường Mỹ phục hồi

Câu chuyện kỳ vọng kinh tế Mỹ nói riêng và kinh tế toàn cầu hồi phục càng được thúc đẩy khi nhiều ứng cử viên công bố đang trong giai đoạn cuối cùng thử nghiệm vắc xin và có thể đưa vào sử dụng vào giai đoạn cuối năm.

Điều này càng làm giới đầu tư kỳ vọng nền kinh tế Mỹ có thể tiếp tục đà hồi phục mạnh mẽ hơn nữa.Nhờ vậy, các chỉ số chứng khoán chính của Mỹ liên tục vượt đỉnh lịch sử.

Chứng kiến kỳ vọng của thị trường Mỹ hồi phục, nhiều nhà đầu tư trong nước đang đặt kỳ vọng vào các doanh nghiệp xuất khẩu, trong đó đặc biệt lưu ý các doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu chính sang Mỹ.

Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn (VHC) cho biết, thị trường số 1 của Công ty là Mỹ, với tỷ trọng doanh thu xuất khẩu 54% trong năm 2019. Doanh số từ các thị trường tiếp theo có khoảng cách khá xa, như Trung Quốc chiếm 20%, Anh chiếm 5%, Canada chiếm 3%... Như vậy, Mỹ là một thị trường xuất khẩu quan trọng của VHC.

Trong 6 tháng đầu năm 2020, VHC ghi nhận doanh thu 3.266,2 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 367,6 tỷ đồng, lần lượt giảm 14% và 49,5% so với cùng kỳ năm trước. So với kịch bản lợi nhuận cao là 1.063 tỷ đồng, VHC mới hoàn thành 34,6%, còn so với kịch bản lợi nhuận thấp là 800 tỷ đồng, Công ty mới hoàn thành 46%.

Công ty cổ phần Thực phẩm Sao Ta (FMC) trong báo cáo thường niên năm 2019 mặc dù không công bố thị phần thực sự theo từng quốc gia, nhưng có cho biết thị trường tiêu thụ chính là Nhật Bản, Mỹ, EU.

Trong 6 tháng đầu năm 2020, FMC đạt doanh thu 1.585,5 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 92,4 tỷ đồng, lần lượt giảm 2,7% và tăng 0,7% so với cùng kỳ năm 2019. Như vậy, doanh nghiệp mới hoàn thành được 38,1% kế hoạch lợi nhuận trước thuế cả năm.

Công ty cổ phần Tập đoàn Thuỷ sản Minh Phú (MPC) cho biết, trong năm 2019, thị trường Mỹ và Nhật Bản chiếm gần 60% doanh thu xuất khẩu và là thị trường quan trọng nhất của doanh nghiệp. Trong đó, năm 2019 xuất khẩu sang Mỹ 245,98 triệu USD, sang Nhật Bản 152 triệu USD và các thị trường khác. Như vậy, Mỹ tiếp tục vẫn là thị trường tiêu thụ chính của doanh nghiệp.

CTCP Công nghiệp Cao su Miền Nam (CSM), doanh nghiệp cho biết, thị trường xuất khẩu chủ yếu bao gồm Ðông Nam Á, châu Âu và Mỹ. Mặc dù không công bố thị phần theo từng quốc gia, nhưng có thể thấy, CSM thâm nhập thị trường Mỹ sâu rộng.

CTCP Cao su Ðà Nẵng (DRC), doanh nghiệp xuất khẩu các sản phẩm cao su, săm lốp sang hơn 35 nước trên thế giới, tập trung chủ yếu ở thị trường châu Á, Nam Mỹ, châu Phi, châu Âu.

Thị trường xuất khẩu lớn nhất là Brazil chiếm 37% doanh thu xuất khẩu. Doanh nghiệp có thị trường xuất khẩu ổn định tại Malaysia, Myanmar, Thái Lan, Ai Cập, Philippines. Trong năm 2019, doanh nghiệp cũng thâm nhập vào thị trường như Mỹ, châu Âu, Ấn Ðộ.

Công ty cổ phần May Sông Hồng (MSH) cho biết, trong năm 2019 đối với mặt hàng may mặc thị trường tiêu thụ trong nước và quốc tế. Trong đó, doanh nghiệp chủ yếu xuất khẩu sang thị trường Mỹ, châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan… Mặc dù doanh nghiệp không công bố thị phần cụ thể nhưng có thể thấy Mỹ là thị trường quan trọng.

Ngoài ra, còn nhiều doanh nghiệp có hoạt động liên quan tới việc xuất khẩu sang Mỹ.

Ẩn số biến động tỷ giá

Do những doanh nghiệp có thị trường tiêu thụ chính là Mỹ nên những biến động kinh tế Mỹ, cũng như những hoạt động ảnh hưởng tới tỷ giá sẽ ảnh hưởng trọng yếu tới doanh thu, cũng như sức mua.

Giả sử, đứng trên tư cách người tiêu dùng tại Mỹ, nếu như tỷ giá giữa VND và USD vì một số yếu tố nào đó dẫn tới biến động. Cụ thể, nếu VND lên giá, đồng nghĩa với việc hàng hóa Việt Nam sẽ đắt hơn một cách tương đối so với USD, điều này đồng nghĩa với việc sức tiêu thụ sẽ suy giảm một cách đáng kể vì người tiêu dùng có thể lựa chọn những hàng hóa thay thế từ những quốc gia khác hoặc thậm chí nội địa rẻ hơn.

Trong khi đó, Việt Nam các doanh nghiệp xuất khẩu chủ yếu là thủy sản, dệt may, cao su công nghiệp hàm lượng công nghệ, sự khác biệt chất lượng không quá lớn, chủ yếu là cạnh tranh về giá. Nên điều này sẽ còn tác động mạnh.

Trong nhóm doanh nghiệp kể trên, những doanh nghiệp có hoạt động tiêu thụ chính tại Mỹ chiếm trọng số sẽ bị tác động mạnh hơn nữa. Đối với doanh nghiệp đa dạng hóa thị trường tiêu thu, rủi ro này có thể giảm bớt.

Nói như vậy có thể thấy, mặc dù các nhà đầu tư đang kỳ vọng vào việc kinh tế Mỹ hồi phục sẽ giúp nhóm doanh nghiệp xuất khẩu chính sang Mỹ có cơ hội hồi phục. Tuy nhiên, nếu như một rủi ro tỷ giá biến động bất lợi cũng có thể thay đổi hoàn toàn triển vọng của ngành và doanh nghiệp.

VŨ DUY BẮC
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement