Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Cổ phiếu Vietjet Air liên tục tăng trần, nữ tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo trở thành người giàu thứ 2 sàn chứng khoán

Chứng khoán

01/06/2018 18:05

Từ đầu năm đến nay, cổ phiếu Vietjet Air tăng lên 159.200 đồng cổ phiếu đã giúp tài sản của nữ tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo đạt gần 27.000 tỷ đồng.

Tăng mạnh

Chốt phiên giao dịch ngày 1/6, cổ phiếu VJC của Công ty cổ phần Hàng không VietJet (Vietjet Air) tăng 10.400 đồng/cổ phiếu, tương đương mức tăng 7% để lên vùng giá 15.200 đồng/cổ phiếu. Điều này giúp tài sản củanữ tỷ phúNguyễn Thị Phương Thảo tăng mạnh.

Nguyễn Thị Phương Thảo là Phó chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Vietjet Air. Tại thời điểm 1/6, bà Thảo đang nắm 39.559.095 cổ phiếu VJC, tương đương 8,76% vốn điều lệ của Vietjet Air. Với thị giá 159.200 đồng/cổ phiếu, bà Thảo đã có 6.297 tỷ đồng chỉ riêng cổ phiếu của VJC.

Sau khi HDBank lên sàn, bà Thảo nắm 35.961.580 cổ phiếu HDB, tương đương 3,67% vốn điều lệ và trị giá 1.494 tỷ đồng.

So với thời điểm 2/4, cổ phiếu VJC đã tụt dốc nhưng vẫn giúp bà Thảo trở thành người giàu thứ 2 sàn chứng khoán.
So với thời điểm 2/4, cổ phiếu VJC đã tụt dốc nhưng vẫn giúp bà Thảo trở thành người giàu thứ 2 sàn chứng khoán.

Ngoài ra, bà Thảo còn đại diện cho 100% vốn điều lệ của Công ty TNHH Đầu tư Hướng Dương Sunny. Công ty này đang nắm 128.950.134 cổ phiếu VJC, tương đương giá trị 20.528 tỷ đồng. Bà Thảo cũng đại diện cho 130.899.221 cổ phiếu HDB mà Công ty Cổ phần Sovico đang nắm giữ tại HDBank, trị giá 5.438 tỷ đồng.

Bà Thảo cũng đại diện cho Sovico nắm 14.700.000 cổ phiếu VJC, trị giá 2.340 tỷ đồng. Đó là chưa kể, bà Thảo cũng đại diện cho Công ty Cổ phần Địa ốc Phú Long nắm 3.396.000 cổ phiếu PFL của Công ty cổ phần Dầu khí Đông Đô.

Như vậy, chốt phiên giao dịch 1/6, bà Thảo đang có 36.097 tỷ đồng vốn hoá trên sàn chứng khoán. Cùng với việc tài sản của tỷ phú Trịnh Văn Quyết vẫn bị tụt từ 58.900 tỷ đồng xuống 23.903 tỷ đồng, bà Thảo đã trở thành người giàu thứ 2 sàn chứng khoán Việt Nam.

Ngoài việc HDBank lên sàn, bà Nguyễn Thị Phương Thảo trở thành người giàu thứ 2 sàn chứng khoán Việt Nam là do cổ phiếu VJC tăng mạnh trong thời gian qua. Cụ thể, ở phiên giao dịch đầu tiên của năm 2017, VJC đóng cửa ở vùng giá 147.500 đồng/cổ phiếu, khối lượng giao dịch là 980.460 cổ phiếu, trị giá hơn 145 tỷ đồng.

Còn chốt phiên giao dịch ngày 1/6, VJC tăng trần 7% lên để lên vùng giá 15.200 đồng/cổ phiếu. Việc VJC đi ngược dòng với thị trường chứng khoán là nhờ nội lực của Vietjet Air. Kết thúc quý I năm 2018, Vietjet tiếp tục duy trì mức tăng trưởng cao. Cụ thể, doanh thu đạt 12.560 tỷ đồng, tăng 146% so với cùng kỳ nhờ sự tăng trưởng cả ở mảng vận chuyển hành khách, doanh thu hoạt động phụ trợ và quý này có doanh thu từ chuyển giao sở hữu và thuê tàu bay.

Nhờ việc tăng cường thêm đội tàu bay mới, mở thêm nhiều đường bay quốc tế, doanh thu vận chuyển hành khách đạt 6.035 tỷ đồng, tăng 52% so với quý I năm 2017 và vượt gần 10% so với kế hoạch đề ra giúp lợi nhuận ở mảng kinh doanh cốt lõi của Vietjet quý này đạt gần 737 tỷ đồng, tăng 74% so với cùng kỳ. Hoạt động phụ trợ cũng tăng trưởng mạnh với doanh thu 1.825 tỷ đồng, tăng 64% so với cùng kỳ.

Lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ là 1.366 tỷ đồng, tăng 263%. Lãi cơ bản trên cổ phiếu trong quý là 3.026 đồng, là một trong các doanh nghiệp có mức EPS cao nhất trên thị trường chứng khoán. 

So với kế hoạch 50.970 tỷ đồng doanh thu và 5.806 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế năm 2018, kết thúc quý I, Vietjet Air đã hoàn thành 25,5% kế hoạch năm. Tính tới 31/3, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của VJC là 6.724 tỷ đồng. 

Kết thúc năm 2017, thị phần nội địa của Vietjet Air là 43%. Như vậy, chỉ mất 6 năm, Vietjet Air từ con số 0 đã vươn lên vị trí dẫn đầu tại Việt Nam, vượt qua cả Vietnam Airlines.

Bùng nổ giao dịch 

Ở phiên giao dịch hôm nay, VJC là một trong hàng loạt cổ phiếu vốn hoá lớn tăng trần. Điều này là bệ đỡ vững chắc của thị trường và giúp các nhóm cổ phiếu chính trên thị trường tăng trưởng theo.

Kết thúc phiên giao dịch ngày 1/6, Vn-Index tăng 21,62 điểm lên 992,87 điểm. Thị trường có 179 mã tăng giá, 51 mã đứng giá và 110 mã giảm giá. Hnx-Index tăng 0,83 điểm lên 115,75 điểm. HNX có 112 mã tăng giá, 44 mã đứng giá và 87 mã giảm giá. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt 258,43 triệu đơn vị, tương ứng với giá trị đạt hơn 6.712 tỷ đồng.

Hôm nay, thị trường tiếp tục giao dịch bùng nổ với lực mua tăng mạnh tại nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn khiến hàng loạt mã cổ phiếu thuộc nhóm này bật tăng. Trong rổ VN30 chỉ còn có 3 mã giảm giá nhưng có tới 25 mã tăng giá. Trong đó có những mã tăng mạnh như VJC tăng 10.400 đồng lên kịch trần đạt 159.200 đồng/cổ phiếu, HSG cũng tăng 700 đồng lên mức giá trần 11.300 đồng/cổ phiếu.

Bà Thảo trở thành người giàu thứ 2 sàn chứng khoán.
Bà Thảo trở thành người giàu thứ 2 sàn chứng khoán.

Các mã cổ phiếu vốn hóa lớn khác cũng tăng rất mạnh mẽ như VNM tăng 4.000 đồng/cổ phiếu, SAB tăng 5.000 đồng/cổ phiếu, VIC và MSN tăng 2.900 đồng/cổ phiếu, MWG tăng 2.800 đồng/cổ phiếu, GAS tăng 2.100 đồng/cổ phiếu, BVH tăng 4.200 đồng/cổ phiếu.

Nhóm cổ phiếu dầu khí khá tích cực với PLX tăng 500 đồng/cổ phiếu, PVO và TDG đều tăng lên mức giá trần, BSR, POW, PCG, PVS tăng giá nhẹ. Ở chiều ngược lại, PVB, PVC, PVD giảm giá nhẹ.

Nhóm cổ phiếu ngân hàng với nhiều mã tăng mạnh như VCB tăng 2.900 đồng/cổ phiếu, HDB tăng 2.200 đồng/cổ phiếu, VPB tăng 1.000 đồng/cổ phiếu. Các mã như: VIB, NVB, MBB, LPB, CTG, BID, ACB cũng đều kết phiên trong sắc xanh. Nhóm cổ phiếu ngân hàng chỉ còn 4 mã giảm giá nhẹ là SHB, KLB, BAB.

Nhóm cổ phiếu chứng khoán diễn biến tăng giảm trái chiều. Cổ phiếu vốn hóa lớn nhất ngành chứng khoán là SSI tăng 350 đồng/cổ phiếu và khớp lệnh tới hơn 9 triệu đơn vị, VCI tăng 2.000 đồng/cổ phiếu, HCM tăng 900 đồng/cổ phiếu, DSC tăng 4.000 đồng/cổ phiếu. Ở chiều giảm giá có VND, SHS, VDS, TVS, FTS, BVS...

Nhóm cổ phiếu bất động sản rất tích cực, những mã cổ phiếu vốn hóa lớn nhất nhóm cổ phiếu này đều tăng trưởng mạnh như VIC, VHM, VRE, NVL. Những mã cổ phiếu vốn hóa trung bình và nhỏ thuộc nhóm bất động sản cũng bứt phá mạnh mẽ như HAR, PPI, PPR, TIX, VNI, HPI, HQC, BII, EIN đều được kéo lên mức giá trần. Trong khi ASM, CCL, DXG, DIG, FIT, FLC, ITA, KDH, TCH... cũng đều tăng giá mạnh.

Thị trường tăng mạnh trên nền tảng thanh khoản tăng và khối ngoại đã trở lại mua ròng trên cả 2 sàn sau thời thời gian bán ròng rất mạnh. Trên HOSE, khối ngoại đã bán ròng trên 1,86 triệu cổ phiếu nhưng khối này đã mua ròng giá trị hơn 53,2 tỷ đồng. Khối này tập trung mua ròng những mã vốn hóa lớn như VCB đạt hơn 98,1 tỷ đồng, VRE gần 49 tỷ đồng, HPG hơn 64,8 tỷ đồng. Khối ngoại vẫn bán ròng mạnh VIC với giá trị bán ròng đạt hơn 39,5 tỷ đồng, VHM trên 31 tỷ đồng và VJC hơn 14,1 tỷ đồng.

Trên HNX, khối ngoại mua ròng hơn 1,7 triệu cổ phiếu nhưng lại bán ròng tới 26,71 tỷ đồng nếu tính theo giá trị mua bán ròng cổ phiếu. Theo đó, khối ngoại bán ròng mạnh nhất VGC với hơn 49,1 tỷ đồng và mua ròng mạnh KDM với hơn 10,44 tỷ đồng, PVS hơn 9,11 tỷ đồng.

NGUYỄN DUY
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement