Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Cổ phiếu ngân hàng tìm đỉnh mới

Chứng khoán

10/05/2021 23:10

Nhiều ngân hàng đang tiệm cận và vượt đỉnh giá cũ.

Kết phiên 10/5, thị giá cổ phiếu CTG của VietinBank (HoSE: CTG) tăng 2,3%, lên 44.800 đồng/cp. Tính từ đầu năm, mã này tăng giá 30%, qua đó đưa vốn hóa lên mức 166.808 tỷ đồng, lần đầu vượt qua BIDV (HoSE: BID) hiện ở mức 166.511 tỷ đồng. 

Trước đó, phiên 7/5, Techcombank (HoSE: TCB) lần đầu vượt VietinBank và BIDV để giữ vị trí thứ hai về vốn hóa trên sàn chứng khoán trong nhóm ngân hàng. Phiên 10/5, thị giá mã này tiếp tục tăng 2% lên 48.100 đồng/cp, nâng vốn hóa lên 168.585 tỷ đồng, cao hơn 53% so với đầu năm, nới rộng khoảng cách với 2 vị trí tiếp theo. CEO Techcombank, ông Jens Lottner từng đề cập tại phiên họp thường niên 2021, ngân hàng đặt mục tiêu vốn hóa đạt 20 tỷ USD (khoảng 460.000 tỷ đồng) vào năm 2025. 

Vietcombank (HoSE: VCB) vẫn giữ vững ngôi đầu ngành với vốn hóa cách biệt hơn 363.840 tỷ đồng, với thị giá cổ phiếu 98.100 đồng/cp, tương đương hồi đầu năm. 

Vừa qua, VPBank ký kết thỏa thuận với Tập đoàn Tài chính Sumitomo Mitsui (SMFG, Tập đoàn SMBC) để bán 49% vốn điều lệ FE Credit với định giá 2,8 tỷ USD. Với 49% vốn, ước tính Sumitomo Mitsui sẽ cần chi gần 1,4 tỷ USD cho thương vụ này.

VPBank (HoSE: VPB), ngân hàng còn lại trong top 5 vốn hóa, đang tiến gần sát nhóm đầu với vốn hóa gần 153.000 tỷ đồng, tương đương thị giá cổ phiếu 62.300 đồng/cp, tăng 92% so với đầu năm và tăng 173% từ đầu năm 2020. Tính riêng từ khi VPBank công bố bán vốn FE Credit ngày 27/4, thị giá VPB này tăng gần 18%. 

TCB, VPB và CTG đều đã vượt xa mức giá cao nhất từng được thiết lập năm 2018 và liên tục tạo đỉnh mới.  Đến phiên 10/5, thị giá VPB, TCB và CTG lần lượt cao hơn 47%, 33% và 20% so với đỉnh năm 2018. Đây cũng là các mã ngân hàng tăng mạnh nhất trong tuần trước, TCB tăng gần 15%, CTG tăng đến 7,4, VPB tăng 5%.

Các cổ phiếu ngân hàng vốn hóa ngoài top 5 cũng có diễn biến gần tương tự. Cổ phiếu MBB của MB (HoSE: MBB) liên tục tăng giá trong phiên gần đây. Phiên 10/5, thị giá cổ phiếu MBB tăng hơn 5%, lên 33.200 đồng/cp, cao hơn 38% so với đầu năm (mức tương đương đỉnh năm 2018). Cổ phiếu HDB của HDBank (HoSE: HDB) cũng vừa phá đỉnh năm 2018 trong phiên 10/5, sau khi tăng gần 3% trong ngày lên giá 30.800 đồng/cp, cao hơn 30% so với đầu năm. 

Một số mã khác cũng đang thiết lập đỉnh mới có thể điểm tới như TPB giá 31.100 đồng/cp (tăng 16% so với đầu năm), LPB có giá 21.800 đồng/cp (tăng 76% so với đầu năm)… Các mã đang tiệm cận đỉnh ngắn hạn có thể kể tới là ABB, KLB, NAB… 

Diễn biến một số cổ phiếu ngân hàng từ cuối năm 2020. Nguồn: Tri thức trẻ.
Diễn biến một số cổ phiếu ngân hàng từ cuối năm 2020. Nguồn: Tri thức trẻ.

Bên cạnh yếu tố dòng tiền vào thị trường, diễn biến tăng giá của cổ phiếu ngân hàng một phần đến từ kết quả kinh doanh tích cực trong quý I. Theo báo cáo của FiinGroup, lợi nhuận ngành này  tăng trưởng cao hơn so với các doanh nghiệp còn lại. Tính đến 29/4, có 19/27 ngân hàng công bố kết quả kinh doanh, chiếm 60% vốn hoá của ngành ghi nhận lãi sau thuế tăng gần 87% so với cùng kỳ năm trước.

Động lực tăng trưởng lợi nhuận đến từ biên lãi ròng cải thiện, nguồn thu từ dịch vụ tăng và chi phí dự phòng rủi ro tín dụng giảm. Thông tư 03 giúp ngân hàng giảm áp lực trích lập dự phòng, quá đó hạn chế tác động đến lợi nhuận trong năm 2021. 

Trung tâm Phân tích Chứng khoán SSI - SSI Research dự báo lợi nhuận trước thuế ngành ngân hàng sẽ tăng 24% năm 2021, được thúc đẩy bởi tăng trưởng tín dụng 15% và chi phí tín dụng giảm 22 điểm cơ bản.

screen-shot-2021-05-03-at-10-0-3959-2875

Động thái chia cổ tức và tăng vốn của các ngân hàng cũng là một trong những yếu tố thúc đẩy giá cổ phiếu. Hiện nay, các nhà băng trên sàn có tổng số lượng gần 40 tỷ cổ phiếu. Theo ước tính sơ bộ, 3 sàn giao dịch sẽ có thêm hơn 8,6 tỷ cổ phiếu của các ngân hàng trong năm 2021, tương đương tăng hơn 21%, nếu các nhà băng trả cổ tức và chào bán theo kế hoạch trình cổ đông. 

ABBank (UPCoM: ABB) dự kiến tăng 65% vốn điều lệ từ 5.713 tỷ đồng lên hơn 9.409 tỷ đồng, thông qua phát hành gần 370 triệu cổ phiếu. MB cũng muốn tăng gần 40% vốn điều lệ, tương đương phát hành hơn 1 tỷ cổ phiếu, nhằm nâng cao năng lực tài chính, năng lực hoạt động và khả năng cạnh tranh. OCB (HoSE: OCB) cũng có kế hoạch tăng vốn điều lệ thêm 30%, tương đương phát hành thêm 330 triệu cổ phiếu trong năm nay. 

Ở khối ngân hàng quốc doanh, BIDV dự kiến sẽ đưa ra thị trường thêm 830 triệu cổ phiếu, gồm 488,6 triệu cổ phiếu trả cổ tức năm 2019-2020, và 341,5 triệu cổ phiếu có thể được chào bán riêng lẻ hoặc ra công chúng. Tại VietinBank, hơn 1 tỷ cổ phiếu có thể được tung ra thị trường nếu ngân hàng chia cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 28,8% như cổ đông thông qua. Vietcombank cũng dự kiến sẽ đưa ra thị trường thêm 1,3 tỷ cổ phiếu trong năm nay. 

iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement