02/03/2022 18:46
Cổ phiếu khuyến nghị phiên 3/3: NLG, HDC, PSD, KBC, PLX
NLG, HDC, PSD, KBC, PLX là những cổ phiếu cần quan tâm trong phiên giao dịch 3/3, theo các công ty chứng khoán.
Khuyến nghị NLG: Mua với giá mục tiêu 65.100 đồng/CP
CTCK MB (MBS): Chúng tôi lặp lại khuyến nghị mua đối với cổ phiếu NLG của CTCP Đầu tư Nam Long, với giá mục tiêu 65.100 đồng/CP ( 24%), dựa trên 4 luận điểm chính.
Cụ thể, doanh thu và lợi nhuận tăng trưởng khả quan trong 2022, trong đó giá trị bán hàng năm 2022 dự kiến đạt khoảng 11.000 - 12.000 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, NLG sở hữu quỹ đất sạch quy mô lớn (681 ha) với giá vốn thấp. Các dự án của NLG phần lớn ở vùng ven TP.HCM với vị trí chiến lược ở các cửa ngõ vào thành phố, đáng chú ý nhất là Waterpoint (Long An) và Izumi City (Đồng Nai).
Định giá hấp dẫn xét trên giá trị thị trường của quỹ đất, tiềm năng lợi nhuận cũng như so với các doanh nghiệp trong ngành.
Ngoài ra, NLG là đối tác của nhiều tập đoàn quốc tế, đa số các dự án đều liên doanh 50% với các đối tác Nhật Bản. Điều này khiến các dự án của NLG có được sự an toàn về thu hồi vốn, đồng thời chất lượng và tiến độ pháp lý và xây dựng luôn được đảm bảo.
Rủi ro đầu tư: Với việc Chính phủ tuyên bố chiến lược thích ứng với dịch Covid-19, chúng tôi đánh giá rủi ro từ các đợt giãn cách xã hội là khó xảy ra.
Một số rủi ro sau đang hiện hữu: Lãi suất tăng mạnh hơn dự kiến: Việc thay đổi điều hành chính sách tiền tệ sẽ ảnh hưởng tới kênh tín dụng dẫn vốn vào thị trường bất động sản. Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng chính sách tiền tệ hiện tại tương đối ổn định, không gian chính sách tiền tệ vẫn còn dư địa để nới lỏng tiền tệ hỗ trợ nền kinh tế.
Tiếp theo đó là chi phí xây dựng có thể tăng cao nếu giá vật liệu, đặc biệt là giá thép (chiếm 12-15% tổng chi phí xây dựng) duy trì ở mức cao trong các năm tới.
Cuối cùng là rủi ro pháp lý: Các văn bản pháp lý còn chồng chéo, ví dụ Luật Đất đai và Luật Kinh doanh bất động sản chưa đồng bộ làm chậm trễ quá trình phê duyệt dự án và ảnh hưởng hiệu quả các dự án. Tuy nhiên, các quy định mới được kỳ vọng sẽ tháo gỡ khó khăn trong phê duyệt giúp thị trường sôi động trở lại.
Khuyến nghị HDC: Có thể tiếp tục mua và nắm giữ ngắn hạn
CTCK Yuanta Việt Nam (FSC): Mức Stock Rating của HDC (CTCP Phát triển Nhà Bà Rịa - Vũng Tàu – Sàn HOSE) ở mức 89 điểm cho nên FSC duy trì đánh giá TÍCH CỰC mức xếp hạng tăng trưởng của cổ phiếu này.
Đồ thị giá của HDC đóng cửa ngày 1/3 tăng 7% và đồ thị giá vượt lên trên đường trung bình 50 phiên. Đồng thời, đồ thị giá có dấu hiệu bước vào giai đoạn biến động mạnh theo chiều hướng tích cực. Ngoài ra, theo mô hình giá, đồ thị giá của HDC có dấu hiệu bước vào giai đoạn sóng tăng 3 với mục tiêu kỳ vọng là 108 hoặc cao hơn là 118,9.
Hệ thống chỉ báo xu hướng của FSC đã cảnh báo mua vào phiên 22/02/2022 với lợi nhuận tạm tính là 7,31%. Cho nên FSC khuyến nghị các NĐT ngắn hạn có thể tiếp tục MUA và NẮM GIỮ.
Khuyến nghị PSD: Cắt lỗ tại ngưỡng 38.000 đồng/CP
CTCK BIDV (BSC): CTCP Dịch vụ Phân phối Tổng hợp Dầu khí (HNX – Mã: PSD) đang trong xu hướng tích lũy sau một thời gian tăng giá, mức giá đã nằm trên MA20, MA50 đi kèm khối lượng tăng trong những phiên gần đây. Thanh khoản hiện vẫn đang duy trì ở mức tốt khi KLGD cao hơn trung bình 20 phiên gần nhất.
Chỉ báo kỹ thuật RSI và MACD tương đối khả quan khi MACD vẫn đang ở trên đường tín hiệu còn đường RSI đang có xu hướng quay về ngưỡng 60. Vùng kháng cự gần nhất dao động từ 43-45.
Do đó, BSC khuyến nghị các nhà đầu tư trung hạn có thể mở vị thế với cổ phiếu tại ngưỡng 41.000 đồng/cp, chốt lãi tại ngưỡng 49.500 đồng/cp, cắt lỗ cổ phiếu tại mức giá 38.000 đồng/cp.
Khuyến nghị KBC: Chốt lãi tại ngưỡng 76.000 đồng/CP
CTCK BIDV (BSC): Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc - CTCP (HOSE – Mã: KBC) đang trong xu hướng tích lũy ở trong vùng 56-58,5. Mặc dù mức giá đã nằm trên MA20, MA50 tuy nhiên MA50 vẫn đang ở dưới MA20. Đường MA20 đang cho thấy dấu hiệu cắt lên trên MA50.
Thanh khoản hiện vẫn đang duy trì ở mức tốt khi KLGD cao hơn trung bình 20 phiên gần nhất. Chỉ báo kỹ thuật RSI và MACD tương đối khả quan khi MACD vẫn đang ở trên đường tín hiệu còn đường RSI đang có xu hướng quanh vùng 50. Vùng kháng cự gần nhất dao động từ 59-62.
Do đó, BSC khuyến nghị các nhà đầu tư có thể mở vị thế với cổ phiếu tại ngưỡng 57.500 đồng/cp, chốt lãi tại ngưỡng 76.000 đồng/cp, cắt lỗ cổ phiếu tại mức giá 53.000 đồng/cp.
Khuyến nghị PLX: Khả quan với giá mục tiêu 70.100 đồng/CP
CTCK VNDirect (VND): Doanh thu Q4/21 của Tập đoàn Xăng Dầu Việt Nam (HOSE – Mã: PLX) tăng 57,9% so với cùng lỳ lên 49.372 tỷ đồng nhờ giá bán bình quân cao hơn ( 70% so với cùng lỳ) bù đắp cho sản lượng tiêu thụ nội địa giảm (-10% so với cùng lỳ).
Tuy nhiên, do PLX được hưởng mức LN cố định trên mỗi lít xăng dầu bán ra nên sản lượng tiêu thụ giảm và việc ghi nhận chi phí dự phòng hàng tồn kho (199 tỷ đồng) dẫn đến LN gộp Q4/21 giảm 18,1% so với cùng lỳ.
Ngoài ra, LN từ các công ty liên kết trong Q4/21 giảm 17,8% so với cùng lỳ do đóng góp thấp hơn của Castrol BP Petco, vốn cũng bị ảnh hưởng bởi đợt bùng phát dịch bệnh trong nửa cuối 2021.
Do đó, LN ròng Q4/21 giảm 37,5% so với cùng lỳ xuống 595 tỷ đồng. Trong năm 2021, LN ròng tăng 186,3% so với cùng lỳ lên 2.830 tỷ đồng chủ yếu nhờ KQKD 6 tháng đầu năm tăng mạnh, trong khi nửa cuối năm bị ảnh hưởng bởi đại dịch.
LN ròng 2021 chỉ hoàn thành 82,8% dự phóng do VND dự phóng chi phí bán hàng và QLDN thấp hơn trong khi LN từ công ty liên kết cao hơn.
Gần đây, việc nhà máy lọc dầu Nghi Sơn giảm công suất do gặp vấn đề về tài chính khiến nguồn cung trong nước bị thiếu hụt trong ngắn hạn. VND nhận thấy sự việc này có tác động trái chiều đến hoạt động của PLX.
Một mặt, PLX có khả năng tăng sản lượng tiêu thụ khi những DN nhỏ gặp khó khăn để tìm kiếm nguồn hàng thay thế. Mặt khác, vấn đề này có thể tác động tiêu cực đến biên LN gộp của công ty do PLX phải tăng nguồn nhập khẩu với chi phí vận chuyển cao hơn.
Tuy nhiên, VND tin rằng Nghi Sơn sẽ sớm nâng công suất trở lại sau khi nhận trược sự hỗ trợ tài chính từ PVN.
Sau khi bị ảnh hưởng nặng bởi dịch bệnh trong nửa cuối 2021, VND kỳ vọng sản lượng tiêu thụ xăng dầu nội địa của PLX sẽ phục hồi trong năm 2022-23 với mức tăng trưởng kép là 7% khi Việt Nam áp dụng chiến lược mới để “thích ứng an toàn với đại dịch” và mở cửa lại nền kinh tế.
Ngoài ra, VND dự báo sản lượng tiêu thụ xăng JetA1 sẽ tăng 70%/25% so với cùng lỳ trong 2022-23 nhờ ngành hàng không phục hồi sau đại dịch. Nhìn chung, VND kỳ vọng LN ròng của PLX sẽ tăng trưởng 47,8%/13,6% so với cùng lỳ trong năm 2022-23.
VND nâng giá mục tiêu theo phương pháp DCF lên 70.100 đồng ( 8,0% so với dự báo trước đó) do: (1) chuyển mô hình định giá DCF sang năm 2022, và (2) giảm dự phóng EPS 2022 xuống 4,2% nhưng nâng dự phóng EPS 2023- 24 lên 3,1%/9,6%.
Do đó, FSC duy trì khuyến nghị Khả Quan đối với PLX do VND tin tưởng vào triển vọng tích cực của công ty theo sau sự phục hồi nhu cầu tiêu thụ xăng dầu tại Việt Nam kể từ năm 2022.
Các công ty chứng khoán đều có khuyến cáo miễn trách nhiệm đối với những nhận định trên.
Lưu ý!
Advertisement
Advertisement
Đọc tiếp