Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Cổ phiếu khuyến nghị phiên 29/3: GMD, DCM, SZC

Chứng khoán

28/03/2022 19:21

GMD, DCM, SZC là những cổ phiếu cần quan tâm trong phiên giao dịch 29/3, theo khuyến nghị của các công ty chứng khoán.

Khuyến nghị GMD: Chốt lãi tại ngưỡng 63.200 đồng/CP

CTCK BIDV (BSC): Cổ phiếu GMD của Công ty cổ phần Gemadept có một phiên tăng điểm tốt khi hình thành mẫu hình nến Marubozu gần như hoàn hảo cùng khối lượng tích cực. Thanh khoản cổ phiếu vượt ngưỡng trung bình 20 phiên.

Chỉ báo MACD và chỉ báo RSI cho thấy xu hướng khả quan. Đường giá cổ phiếu đã nằm trên đường MA20, MA50 và MA100, đường MA50 hiện ở dưới MA100 nhưng đang có xu hướng cắt lên.

Nhà đầu tư trung hạn có thể mở vị thế tại ngưỡng 56.3, chốt lãi tại ngưỡng 63.2 và cắt lỗ nếu cổ phiếu giảm xuống dưới ngưỡng 53.0.

Tải phân tích chi tiết cổ phiếu GMD tại đây.

Khuyến nghị DCM: Xem xét mua ở mức giá hiện tại

CTCK Yuanta Việt Nam (FSC): CTCP Phân bón Dầu khí Cà Mau (HOSE - Mã: DCM) công bố doanh thu trong Q4/2021 đạt 3.907 tỷ đồng, tăng 72% YoY, LNTT đạt 1.176 tỷ, tăng 411% YoY. Lũy kế cả năm 2021, doanh thu đạt 9.870 tỷ đồng, tăng 31% YoY, LNTT đạt 2.056 tỷ, tăng 187% YoY.

Như vậy, DCM hoàn thành 107% kế hoạch doanh thu và 222% kế hoạch LNTT, sau khi đã điều chỉnh tăng mức kế hoạch kinh doanh vào cuối 2021.

Doanh thu Q4/2021 tăng mạnh nhờ giá bán các mặt hàng phân bón tăng mạnh như urê (giá tăng 111% YoY) chiếm khoảng 70% tổng doanh thu, sản lượng urê bán ra tăng 47% YoY. Biên lãi gộp tăng mạnh lên mức 37,8% (cùng kỳ 19,9%).

Lợi nhuận tăng mạnh còn nhờ chi phí lãi vay giảm 70% YoY, chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp tăng lần lượt 12% và 57% YoY, tăng ít hơn doanh thu.

DCM đặt kế hoạch 2022 với doanh thu 9.060 tỷ đồng (-8,2% YoY) và LNTT 544 tỷ đồng (-73,5% YoY). FSC cho rằng DCM đặt kế hoạch khá thận trọng cho năm 2022,

FSC kỳ vọng giá phân bón sẽ khó giảm trong ít nhất nửa đầu 2022 vì: 1) chi phí sản xuất cao trong bối cảnh giá khí tăng mạnh; 2) nguồn cung hạn chế do tình trạng hạn chế xuất khẩu phân bón ở Trung Quốc và Nga; 3) nhu cầu phân bón tiếp tục duy trì ở mức cao.

Trong ngắn hạn, Nga có nhiều khả năng sẽ bị hạn chế trong hoạt động xuất khẩu phân bón do vấn đề chính trị Nga – Ukraine hiện tại. Năm 2021, Nga là nước xuất khẩu Ure và NPK lớn nhất thế giới với sản lượng xuất khẩu lần lượt 7,0 và 5,9 triệu tấn.

Do đó, FSC cho rằng DCM có thể hưởng lợi từ căng thẳng Nga – Ukraine hiện tại do rủi ro thiếu hụt nguồn cung phân bón trên thế giới.

Ở mức giá đóng cửa hiện tại, DCM đang được giao dịch tại mức P/E TTM là 12,4x (tương ứng EPS TTM là 3.622 đồng). Mức Stock Rating của DCM ở mức 95 điểm, cho nên FSC duy trì đánh giá TÍCH CỰC mức xếp hạng tăng trưởng của cổ phiếu này.

Đồ thị giá của DCM đóng cửa tăng 3,1% và đồ thị giá xác lập mức cao nhất 52 tuần với KLGD tăng nhẹ so với mức KLGD trung bình 20 phiên. Đồng thời, xu hướng ngắn hạn của DCM cũng được nâng lên mức TĂNG. Do đó, FSC khuyến nghị các nhà đầu tư ngắn hạn có thể xem xét MUA ở mức giá hiện tại.

Khuyến nghị SZC: Xem xét mua ở mức giá hiện tại

CTCK Yuanta Việt Nam (FSC): Quý 4/2021, CTCP Sonadezi Châu Đức (HOSE - Mã: SZC) ghi nhận doanh thu tăng trưởng 109% YoY, đạt 148 tỷ đồng, chủ yếu nhờ doanh thu cho thuê KCN tăng trưởng 198% YoY, đạt 145 tỷ đồng.

Biên lãi gộp tăng 24,1 điểm phần trăm lên 64% nhờ giá thuê tại KCN Châu Đức tăng 15% YoY. LNST quý 4/2021 đạt 68 tỷ đồng, tăng 187% YoY. Lũy kế cả năm 2021, LNST của SZC đạt 324 tỷ đồng, tăng trưởng 74% YoY.

Cho năm 2022, SZC đặt mục tiêu tổng doanh thu đạt 775 tỷ đồng, tăng trưởng 6% YoY, trong đó hai mảng chính dự kiến đem về doanh thu chủ yếu cho công ty là cho thuê KCN (381 tỷ đồng) và BĐS dân dụng (277 tỷ đồng).

Tuy nhiên, SZC chỉ đặt mục tiêu LNST đạt 184 tỷ đồng, giảm -43% YoY. Trong năm 2022, Công ty sẽ đưa sân golf Resort 18 lỗ vào vận hành nhằm cung cấp thêm dịch vụ cho các nhà đầu tư trong KCN với doanh thu ước tính là 68 tỷ đồng. Công ty cũng dự kiến chia cổ tức năm 2021 bằng tiền với tỷ lệ 10%, đồng thời đặt mục tiêu chia cổ tức năm 2022 tỷ lệ 10%.

FSC cho rằng kế hoạch Công ty đưa ra là khá thận trọng, theo đó, FSC ước tính doanh thu năm 2022 của SZC đạt 950 tỷ đồng, tăng trưởng 33% YoY và LNST đạt 448 tỷ đông, tăng trưởng 38% YoY. Lợi nhuận được thúc đẩy chủ yếu nhờ vào việc bắt đầu bàn giao các sản phẩm từ KĐT Hữu Phước, trong khi đó FSC cho rằng doanh thu của mảng KCN sẽ chỉ tăng nhẹ so với năm 2021 chủ yếu nhờ giá cho thuê tăng.

Hiện tại, diện tích thương phẩm của KCN Châu Đức còn lại khoảng 600ha và với tốc độ cho thuê như hiện tại, FSC kỳ vọng tỷ lệ lấp đầy sẽ đạt 100% tròng 8-10 năm tới và giá cho thuê kỳ vọng tăng ở mức 5-10%/năm.

Đối với mảng BĐS dân dụng, SZC đang đẩy nhanh tiến độ xây dựng cũng như đền bù và giải phong mặt bằng cho giai đoạn 1 và 2 của dự án Hữu Phước, FSC kỳ vọng mảng BĐS dân dụng sẽ có đóng góp đáng kể cho doanh thu và LN của SZC kể từ năm 2023.

Ở mức giá hiện tại, SZC đang được giao dịch tại P/E dự phóng năm 2022 là 19,6x. Mức Stock Rating của SZC ở mức 88 điểm, cho nên FSC duy trì đánh giá TÍCH CỰC mức xếp hạng tăng trưởng của cổ phiếu này. Đồ thị giá của SZC đóng cửa tăng 4,2% và đồ thị giá vượt đường trung bình 20 và 50 phiên với KLGD tăng nhẹ so với mức KLGD trung bình 20 phiên.

Đồng thời, đồ thị giá có dấu hiệu bước vào giai đoạn tích lũy ngắn hạn và xu hướng ngắn hạn của SZC cũng được nâng lên mức TĂNG. Do đó, FSC khuyến nghị các nhà đầu tư ngắn hạn có thể xem xét MUA ở mức giá hiện tại.

Các công ty chứng khoán đều có khuyến cáo miễn trách nhiệm đối với những nhận định trên.

Lưu ý!

CHẤN HƯNG
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement