21/03/2022 20:18
Cổ phiếu khuyến nghị phiên 22/3: MSN, DHG, CTG, VNM
MSN, DHG, CTG, VNM là những cổ phiếu cần quan tâm trong phiên giao dịch 22/3, theo khuyến nghị của các công ty chứng khoán.
Khuyến nghị MSN: Giá hợp lý ở mức 187.700 đồng/CP
CTCK Bảo Việt (BVSC): CTCP Tập đoàn Masan (MSN – sàn HOSE) công bố kết quả kinh doanh năm 2021 với doanh thu thuần 88,6 ngàn tỷ đồng (tăng 14,8% so với năm trước) và lợi nhuận sau thuế thuộc cổ đông công ty mẹ 8,6 ngàn tỷ đồng (tăng 593,9%), với nhiều điểm rất khả quan về hoạt động của các mảng liên quan đến tiêu dùng như Masan Consumer Holdings và WinCommerce; ngoài ra còn có khoản lợi nhuận đột biến từ việc bán MNS Feed cho De Heus.
BVSC dự báo kết quả kinh doanh năm 2022 khả quan với doanh thu thuần 93,1 ngàn tỷ (tăng 5,1% so với năm ngoái) và lợi nhuận sau thuế cốt lõi thuộc cổ đông công ty mẹ 5,5 ngàn tỷ (tăng 75,1%), tương ứng với EPS 4.691 đồng/CP và P/E dự phóng 29,0x.
Thay đổi sở hữu gần đây của The Sherpa tại Phúc Long sẽ khiến công ty này được chuyển từ công ty liên kết sang công ty con, qua đó phát sinh khoản lãi đánh giá lại khoảng 1,3 ngàn tỷ (56 triệu USD) trong quý I/2022 theo ước tính của chúng tôi.
Chúng tôi ước tính giá trị hợp lý của MSN là 187.700 đồng/cp dựa trên phương pháp SOTP, qua đó duy trì khuyến nghị OUTPERFORM.
Khuyến nghị DHG: Có thể xem xét mua ở mức giá hiện tại
CTCK Yuanta Việt Nam (FSC): Công ty cổ phần Tập đoàn Hà Đô (HOSE - Mã: HDG) ghi nhận KQKD Q4/2021 tăng trưởng tích cực với doanh thu đạt 1.387 tỷ đồng, tăng trưởng 19% YoY và LNST đạt 605 tỷ đồng, tăng trưởng 155% YoY.
Lợi nhuận tăng trưởng mạnh chủ yếu nhờ doanh thu mảng năng lượng tăng trưởng 109% YoY. HDG cũng đã bàn giao các sản phẩm của dự án Charm Villas tại Hà Nội và ghi nhận doanh thu từ mảng BĐS giảm nhẹ so với cùng kỳ, tuy nhiên lợi nhuận gộp từ mảng BĐS giảm -28% YoY. Lũy kể của năm 2021, HDG ghi nhận doanh thu đạt 3.840 tỷ đồng (-23,2% YoY) và LNST đạt 1.332 tỷ đồng ( 5,7% YoY).
Cho năm 2022, doanh thu từ mảng năng lượng sẽ là động lực tăng trưởng chính cho tổng doanh thu của HDG nhờ 3 nhà máy điện đi vào hoạt động vào nửa cuối năm 2021.
Trong khi đó mảng BĐS chủ yếu ghi nhận doanh thu từ việc bàn giao các sản phẩm của dự án Charm Villas và mảng xây dựng sẽ không ghi nhận doanh thu khi HDG đã từ bỏ mảng hoạt động này. FSC ước tính doanh thu của HDG tăng trưởng 7% YoY, đạt 4.110 tỷ đồng và LNST đạt 1,6 nghìn tỷ đồng ( 20% YoY).
HDG đặt mục tiêu gia tăng quỹ đất thêm 320ha, theo đó, Công ty đang đàm phán mua lại một quỹ đất có diện tích 125ha tại phía Tây Hà Nội. Đối với mảng năng lượng, HDG đã xác nhận 4 dự án điện gió của Công ty (tổng công suất 140MW) đã được bổ sung và Quy hoạch điện 7 sửa đổi.
Ở mức giá hiện tại, cổ phiếu đang được giao dịch tại P/E dự phóng năm 2022 là 10,6x. Mức Stock Rating của HDG ở mức 87 điểm. Cho nên, FSC duy trì đánh giá TÍCH CỰC mức xếp hạng tăng trưởng của cổ phiếu này.
Đồ thị giá của HDG đóng cửa tăng 1,7% và đạt mức cao nhất 52 tuần với KLGD tăng nhẹ so với mức KLGD trung bình 20 phiên. Đồng thời, dòng tiền ngắn hạn cải thiện rõ rệt kể từ giai đoạn giữa tháng 02/2022 và đồ thị giá có dấu hiệu sớm kết thúc giai đoạn tích lũy ngắn hạn.
Ngoài ra, xu hướng ngắn hạn của HDG cũng được nâng lên mức TĂNG. Do đó, FSC khuyến nghị các nhà đầu tư ngắn hạn có thể xem xét MUA ở mức giá hiện tại.
Khuyến nghị CTG: Mua với giá mục tiêu 43.100 đồng/CP
CTCK KB Việt Nam (KBSV): Quý IV 2021, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (HOSE - Mã: CTG) có thu nhập lãi thuần đạt 10.396 tỷ đồng ( 5,3% QoQ, 1,1% YoY; TOI đạt 13.887 tỷ đồng ( 13,3% QoQ, 5,9% YoY). Chi phí dự phòng giảm mạnh so với 2 quý trước, đạt 4.377 tỷ đồng (-21,1% QoQ) khiến LNTT 4Q2021, đạt 3.678 tỷ đồng ( 20,2% QoQ, -45,2% YoY).
Chất lượng tài sản được cải thiện trong 4Q2021 với tỷ lệ nợ xấu đạt 1,26%, giảm 40bps QoQ với nợ nhóm 4 giảm mạnh mẽ. Tỷ lệ bao phủ nợ xấu đạt 180,4%, cao thứ 5 hệ thống ngân hàng. Tính đến hết tháng 12/2021, phần nợ được tái cơ cấu khoảng 10,3 nghìn tỷ đồng so với 7,8 nghìn tỷ đồng vào 3Q2021.
Bắt đầu từ ngày 1/1/2022, khách hàng sử dụng dịch vụ Ngân hàng số VietinBank iPay được miễn phí hoàn toàn phí chuyển tiền trong và ngoài hệ thống và một số phí liên quan. Chính sách mới sẽ giảm lãi phí dịch vụ tuy nhiên sẽ thúc đẩy tăng trưởng CASA, tăng khả năng cạnh tranh của CTG trong thời gian tới.
Dựa trên kết quả định giá, triển vọng kinh doanh cũng như xem xét các yếu tố rủi ro có thể phát sinh, KBSV khuyến nghị MUA đối với cổ phiếu CTG. Giá mục tiêu cho năm 2022 là 43.100 đồng/cp, cao hơn 34,9% so với giá tại ngày 15/03/2022.
Khuyến nghị VNM: Mua với giá mục tiêu 105.700 đồng/CP
CTCK KB Việt Nam (KBSV): Cả năm 2021, CTCP Sữa Việt Nam (Vinamilk, HOSE - Mã: VNM) đạt doanh thu thuần đạt 61.012 tỷ đồng ( 2% YoY) – đạt 98,2% kế hoạch năm. LNST hợp nhất đạt 10.633 tỷ đồng (giảm 5,3% YoY) – đạt 94,6% kế hoạch năm.
Biên gộp của VNM bị ảnh hưởng đáng kể do giá cả cước phí vận chuyển và đặc biệt là nguyên liệu đầu vào tăng mạnh trong năm 2021. Theo ước tính của KBSV, trung bình giá bột sữa sử dụng làm nguyên liệu đầu vào tăng lần lượt 22,6% (SMP) và 29,2% (WMP) trong năm 2021.
Với tình hình diễn biến phức tạp giữa Nga – Ukraina chưa có dấu hiệu suy giảm, cùng với đó là hiệu ứng từ chuỗi cung ứng chưa được giải quyết thì giá nguyên vật liệu nhiều khả năng sẽ vẫn bị neo ở mức cao. KBSV cho rằng biên LNG của VNM sẽ tiếp tục bị ảnh hưởng trong thời gian tới. Cụ thể, năm 2022 mức biên LNG hợp nhất là 43,08% (giảm nhẹ so với mức 43,14% cùng kỳ).
Năm 2022, KBSV dự phóng DTT của VNM đạt 62.090 tỷ đồng ( 1,92% YoY) và LNST đạt 11.000 tỷ đồng ( 3,45% YoY). Cho năm 2023, DTT đạt 63.617 tỷ đồng ( 2,46% YoY) và LNST tăng trưởng 2,8% YoY đạt 11.318 tỷ đồng.
Mặc dù chịu ảnh hưởng từ BLNG và tốc độ tăng trưởng thấp, KBSV duy trì khuyến nghị MUA với cổ phiếu VNM, mức giá mục tiêu 105.700 đồng/cp. KBSV cho rằng VNM vẫn có mức định giá hấp dẫn, ở P/E fw hiện tại khoảng 14x lần.
Các công ty chứng khoán đều có khuyến cáo miễn trách nhiệm đối với những nhận định trên.
Lưu ý!
Advertisement
Advertisement
Đọc tiếp