16/03/2022 18:55
Cổ phiếu khuyến nghị phiên 17/3: VTP, VHC, SZC, TCD, HBC, DRC, REE
VTP, VHC, SZC, TCD, HBC, DRC, REE là những cổ phiếu cần quan tâm trong phiên giao dịch 17/3, theo khuyến nghị của các công ty chứng khoán.
Khuyến nghị VTP: Chốt lãi tại ngưỡng 76.000 đồng/CP
CTCK BIDV (BSC): Cổ
phiếu VTP của Tổng CTCP Bưu chính Viettel nằm trong xu hướng hồi phục
sau khi tạo thành mô hình 2 đáy tại ngưỡng 64.0 Thanh khoản cổ phiếu
vượt ngưỡng trung bình 20 phiên, đồng thuận với đà tăng của cổ phiếu.
Chỉ báo MACD và RSI đều đang cho thấy xu hướng vận động tích cực. Đường giá cổ phiếu vượt ngưỡng MA20 và MA50, cho thấy xu hướng tăng giá trung hạn đã hình thành.
Nhà đầu tư có thể mở vị thế tại ngưỡng 70.0, chốt lãi tại ngưỡng 76.0 và cắt lỗ nếu cổ phiếu giảm xuống dưới ngưỡng 66.0.
Khuyến nghị VHC: Xem xét mua ngắn hạn ở mức giá hiện tại
CTCK Yuanta Việt Nam (FSC): Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn (HOSE - Mã: VHC) ghi nhận doanh thu Q4/2021 đạt 2.693 tỷ, tăng 39% YoY và LNST đạt 461 tỷ đồng, tăng 175% YoY. Lũy kế cả năm 2021, VHC ghi nhận doanh thu 9.054 tỷ đồng, tăng 29% YoY và LNST đạt 1.110 tỷ đồng, tăng 54% YoY. Theo đó, VHC đã hoàn thành 105% KH doanh thu và 159% KH LNST.
Doanh thu Q4 của VHC tăng trưởng khả quan nhờ giá bán cá tra xuất khẩu tăng so với cùng kỳ do nguồn cung hạn chế do COVID và nhu cầu tiếp tục cao ở thị trường Mỹ.
Trước đó, VHC đã thành công trong việc gia tăng thêm thị phần thêm khoảng 6,7% do các đối thủ bị ảnh hưởng mạnh bởi COVID trong Q3/2021.
Biên lợi nhuận gộp đạt 23,7%, tăng mạnh so với mức 12,3% cùng kỳ nhờ giá bán tăng. LNST tăng mạnh còn nhờ chi phí tài chính giảm 38% YoY.
Trong ngắn hạn, FSC kỳ vọng giá cá tra sẽ vẫn ở mức cao trong nửa đầu 2022 do nguồn cung hạn chế. Chu kỳ nuôi cá tra là 6 tháng, các nước lớn về nguồn cung cá tra hầu như đều bị ảnh hưởng bởi COVID-19 trong Q2 và Q3/2021.
Do đó, nguồn cung có thể sẽ mất thời gian để phục hồi tốt hơn trong nửa sau 2022. Ngoài ra, FSC kỳ vọng nhu cầu cá tra mạnh tại thị trường Mỹ sẽ tiếp tục là động lực tăng trưởng ngắn hạn cho VHC, nhờ lợi thế riêng về thuế suất ưu đãi xuất khẩu sang Mỹ 0%.
Ở mức giá đóng cửa hiện tại, VHC đang được giao dịch tại mức P/E TTM là 13,3x (tương ứng EPS TTM là 6.052 đồng). Mức Stock Rating của VHC ở mức 92 điểm. Cho nên, FSC duy trì đánh giá TÍCH CỰC mức xếp hạng tăng trưởng của cổ phiếu này.
Đồ thị giá của VHC đóng cửa tăng 5,5% và đạt mức cao nhất 52 tuần với KLGD tăng 69% so với mức KLGD trung bình 20 phiên. Đồng thời, đồ thị giá có dấu hiệu bước vào giai đoạn biến động mạnh theo chiều hướng tích cực và xu hướng ngắn hạn cũng được nâng lên mức TĂNG. Do đó, FSC khuyến nghị các nhà đầu tư ngắn hạn có thể xem xét MUA ở mức giá hiên tại.
Khuyến nghị SZC: Chỉ nên quan sát
CTCK Yuanta Việt Nam (FSC): Mức Stock Rating của SZC (CTCP Sonadezi Châu Đức - HOSE) ở mức 86 điểm. Cho nên, FSC duy trì đánh giá TÍCH CỰC mức xếp hạng tăng trưởng của cổ phiếu này.
Đồ thị giá của SZC đóng cửa tăng 6% và đồ thị giá tiến gần đường trung bình 50 phiên với KLGD vẫn thấp hơn mức KLGD trung bình 20 phiên. Đồng thời, đồ thị giá hồi phục khi chạm gần đường trung bình 100 phiên và giao dịch gần vùng đáy tháng 01/2022.
Đặc biệt, các chỉ báo xung lực đang hồi phục từ vùng quá bán cho thấy lực cầu có dấu hiệu cải thiện nhưng đồ thị giá vẫn đang trong giai đoạn hồi phục kỹ thuật. Hệ thống chỉ báo xu hướng của FSC vẫn cảnh báo xu hướng GIẢM ngắn hạn. Cho nên, các NĐT ngắn hạn chỉ nên QUAN SÁT cổ phiếu này.
Khuyến nghị TCD: Mua với giá mục tiêu 30.707 đồng/CP
CTCK Yuanta Việt Nam (FSC): Quý 4/2021, Công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Công nghiệp và Vận tải (HOSE - Mã: TCD) ghi nhận doanh thu thuần đạt 1.010 tỷ đồng, giảm -18,7% YoY và LNST thuộc về cổ đông công ty mẹ đạt 51 tỷ đồng, giảm -37% YoY.
Thu nhập tài chính giảm -25% YoY, đạt 109 tỷ đồng do lãi phải thu theo các hợp đồng hợp tác đầu tư giảm mạnh so với Quý 4/2020, nhưng được bù đắp một phần bởi 66 tỷ đồng cổ tức được nhận từ BCG Land.
Chi phí lãi vay trong kỳ giảm -70% YoY, ở mức 33 tỷ đồng. Lưu ý chi phí lãi vay của TCD trong Q4/2020 ở mức rất cao là 109 tỷ đồng do một số thay đổi về cách hạch toán, chi phí lãi vay cả năm 2020 của TCD chỉ là 74,4 tỷ đồng. Tỷ lệ Nợ vay/VCSH của TCD giảm xuống mức 0,52 lần so với mức đỉnh 1,73 lần của Q4/2020.
Lũy kế cả năm 2021, TCD ghi nhận doanh thu đạt 3.112 tỷ đồng ( 9,1% YoY) và LNST thuộc về cổ đông công ty mẹ đạt 315 tỷ đồng, tăng trưởng 156% YoY, hoàn thành lần lượt 97% dự phóng doanh thu và 95% dự phóng LNST của FSC.
FSC ước tính giá trị Backlog của TCD tại thời điểm cuối năm 2021 vào khoảng 10,6 nghìn tỷ đồng, trong đó các dự án BĐS chiếm 88% giá trị và còn lại là các dự án NLTT và hạ tầng. Backlog của TCD gia tăng thêm 2,5 nghìn tỷ đồng trong Q4/2021 và chủ yếu vẫn đến từ các dự án trong hệ sinh thái của Bamboo Capital (HSX: BCG) – Công ty mẹ của TCD. Với giá trị Backlog như hiện tại, TCD có thể duy trì tăng trưởng của mảng xây lắp ở mức cao trong 2 năm tới.
FSC dự báo doanh thu của Công ty đạt 4.480 tỷ đồng, tăng trưởng 44% YoY và LNST đạt 420 tỷ đồng, tăng trưởng 23% YoY. FSC khuyến nghị MUA đối với cổ phiếu TCD với giá mục tiêu mà FSC đưa ra theo phương pháp chiết khấu dòng tiền là 30.707 đồng/cp, tương ứng với mức sinh lời 21%. Ở mức giá hiện tại, cổ phiếu đang được giao dịch tại P/E dự phóng năm 2022 là 12,1x, thấp hơn đáng kể so với mức trung bình ngành là 33,6x.
Khuyến nghị HBC: Cắt lỗ nếu giảm xuống dưới ngưỡng 26.000 đồng/CP
CTCK BIDV (BSC): Công ty cổ phần Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (HOSE - Mã: HBC) có một phiên tăng điểm tốt khi hình thành mẫu hình nến Marubozu gần như hoàn hảo cùng khối lượng tăng đột biến. Thanh khoản cổ phiếu vượt ngưỡng trung bình 20 phiên. Chỉ báo MACD và chỉ báo RSI cho thấy xu hướng tích cực.
Đường giá cổ phiếu đã nằm trên đường MA20 tuy nhiên vẫn ở dưới đường MA50, MA20 vẫn đang ở dưới MA50. Nhà đầu tư trung hạn có thể mở vị thế tại ngưỡng 28.200 đồng/cp, chốt lãi tại ngưỡng 33.000 đồng/cp và cắt lỗ nếu cổ phiếu giảm xuống dưới ngưỡng 26.000 đồng/cp.
Khuyến nghị DRC: Mua với mức giá 40.000 đồng/CP
CTCK BIDV (BSC): Năm 2021, Công ty cổ phần Cao su Đà Nẵng (HOSE - Mã: DRC) ghi nhận DTT và LNST lần lượt đạt 4.380 tỷ ( 20,1% YoY) và 291 tỷ( 13,4% YoY) nhờ sự tăng trưởng của tất cả các loại sản phẩm.
BSC dự báo KQKD của DRC trong 2022, DTT và LNST&CĐTS lần lượt đạt 5.012 tỷ đồng ( 14,4% YoY) và 377 tỷ đồng ( 29,5% YoY), EPS FW2022 = 3.172 đồng/cp , tương ứng với mức P/E FW2021 = 10,6x. Các giả định chính cho KQKD DRC gồm (1) Sản lượng tiêu thụ các sản phẩm DRC tăng trưởng tốt: Radial 18% YoY, Bias 5% YoY, (2) Giá bán trung bình các sản phẩm tăng nhẹ 3% YoY và (3) Biên lợi nhuận gộp tăng 40 bps, đạt 17,5%.
Sản lượng tiếp tục tăng trưởng mạnh nhờ (1) nhu cầu thị trường tốt, (2) tận dụng lợi thế cạnh tranh và (3) các điều kiện bất lợi được cải thiện. Biên lợi nhuận gộp tiếp tục xu hướng tăng, đạt 17,5% ( 40 bps vs 2021). Giá nguyên vật liệu, đặc biệt là cao su tăng mạnh hơn kỳ vọng.
BSC khuyến nghị MUA đối với cổ phiếu DRC với mức giá mục tiêu là 40.000 đồng/cp, tương đương upside 25% (theo giá tham chiếu ngày 16/03/2022 là 32.100 đồng/cp) được xác định bởi phương pháp định giá P/E với P/E mục tiêu 2022 = 12,5x nhằm phản ánh (1) Tăng trưởng mạnh mẽ về lợi nhuận năm 2022 đến từ nhu cầu tiêu thụ rất lớn và giá bán hấp dẫn và (2) Triển vọng tăng trưởng dài hạn với nhà máy Radial 3 sẽ đi vào hoạt động toàn bộ từ 2024.
Khuyến nghị REE: Mua với giá mục 86.000 đồng/CP
CTCK MB (MBS): Kết thúc năm 2021, Công ty cổ phần Cơ Điện Lạnh (HOSE - Mã:REE) duy trì mức doanh thu thuần tương đương với năm 2020, doanh thu hợp nhất tăng hơn 3% so với cùng kỳ, đạt gần 5.810 tỷ đồng.
Tuy nhiên, nhờ doanh thu tài chính tăng mạnh gần 110% do lãi lớn từ các khoản thoái vốn và cổ tức được nhận, LNST tăng mạnh gần 25%, đạt hơn 2.135 tỷ đồng. Biên LN gộp tăng từ mức gần 28,5% của 2020 lên 39,8% cho năm 2021.
Công ty đặt mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận trong năm 2022 từ 10-12%, chia cổ tức năm 2021 bao gồm 10% cổ tức tiền mặt và 15% cổ tức cổ phiếu.
Ba dự án điện gió của REE (Trà Vinh, Phú Lạc 2 và Lợi Hải 2) với tổng công suất 102 MW đã vận hành thương mại từ cuối tháng 10/2021 và dự kiến sẽ đóng góp khoảng hơn 200 tỷ LNST cho REE vào năm 2022.
REE đã góp vốn gần 36 tỷ đồng để để sở hữu 29,6% CTCP Thủy điện Thác Bà 2, với tổng công suất đạt 18,9 MW và dự kiến vận hành thương mại vào quý 4/2023. Tổng lượng tiền và các khoản tương đương tiền của REE tại 31/12/2021 lên tới hơn 1.830 tỷ đồng, cao nhất trong vòng 10 năm nay và tăng hơn 1,8 lần so với cuối năm 2020.
Dòng tiền ổn định đến từ mảng cho thuê văn phòng và mảng xử lý và phân phối nước sẽ là nguồn lực để REE đầu tư thêm cho mảng năng lượng tái tạo. REE đặt mục tiêu mở rộng công suất điện gió lên tới 400MW từ các dự án như Vĩnh Hảo, Ea H’Leo và Kông Chro, cũng đầu tư và mua lại thêm các dự án điện gió 100-200 MW và cả các dự án điện gió ngoài khơi công suất lớn hơn.
E.Town 6 đã được khởi công vào đầu năm 2021 và dự kiến sẽ hoàn thành vào quý 4/2023. Theo dự phóng của MBS, e.Town 6 có thể đóng góp trên 200 tỷ đồng vào doanh thu của REE mỗi năm.
Dự án Thượng Kon Tum và điện mặt trời sẽ được nhận mức ưu đãi về thuế 10% trong 15 năm. 3 dự án phong điện mới được miễn thuế trong 4 năm hoạt động đầu tiên và chịu thuế 5% trong 9 năm tiếp theo.
Mảng sản xuất và cấp nước của REE có lợi nhuận ổn định qua các năm và dự kiến sẽ tăng trưởng cả về sản lượng lẫn doanh thu trong năm 2022.
Theo lộ trình cho UBND TP.HCM ban hành, giá nước sẽ tăng từ 400đ-1.200 đồng/m3 trong năm 2022, đồng thời giá dịch vụ thoát nước cũng sẽ tăng khoảng 5%/năm cho tới 2025.
Việc đa dạng danh mục đầu tư vào các công ty/dự án ở mảng năng lượng: thủy điện, nhiệt điện, phong điện và điện mặt trời giúp duy trì lợi nhuận trong những thời kỳ thời tiết không thuận lợi cho thủy điện và điện mặt trời.
Theo đó, MSB khuyến nghị MUA đối với cổ phiếu REE với giá mục tiêu ở mức 86.000 đồng/cổ phiếu trên cơ sở sử dụng phương pháp định giá từng phần SOTP, phản ánh kỳ vọng về triển vọng tăng trưởng mạnh mẽ của ngành điện sau khi sát nhập VSH.
Các công ty chứng khoán đều có khuyến cáo miễn trách nhiệm đối với những nhận định trên.
Lưu ý!
Advertisement
Advertisement
Đọc tiếp