Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Cổ phiếu khuyến nghị 23/5: GVR, FCN, NLG, ACV, HDG

Chứng khoán

22/05/2022 19:51

GVR, FCN, NLG, ACV, HDG là những cổ phiếu cần quan tâm trong phiên 20/5, theo khuyến nghị của các công ty chứng khoán.

Khuyến nghị GVR: Mua với giá mục tiêu 35.400 đồng/CP

CTCK MB (MBS): Chúng tôi duy trì khuyến nghị mua đối với cổ phiếu GVR của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam với giá mục tiêu điều chỉnh 35.400 đồng/CP, thấp hơn mức 41.500 đồng/CP trong báo cáo gần nhất do mức định giá EV/EBITDA đối với mảng kinh doanh cao su và gỗ trong khu vực giảm xuống.

Khoản thu từ bồi thường giúp lãi ròng quý I/2022 tăng mạnh 29% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong kỳ VRG ghi nhận 293 tỷ đồng tiền bồi thường từ Khu công nghiệp VSIP III cho việc chuyển đổi đất giúp lãi ròng đạt 1.055 tỷ đồng.

Phần thu nhập từ các hoạt động khác giúp doanh nghiệp bù đắp phần chi phí tài chính tăng lên trong kỳ do không ghi nhận hoàn nhập dự phòng giảm giá các khoản đầu tư và chứng khoán kinh doanh như quý I/2021. Doanh thu trong kỳ gần như không thay đổi trong khi biên lợi nhuận gộp tăng nhẹ lên 30% nhờ giá cao su vẫn đang ở mức cao.

Cục Xuất nhập khẩu dự báo trong quý II/2022, ngành cao su toàn cầu tiếp tục phục hồi, giá bán sẽ tiếp tục giữ ở mức cao khi nhu cầu từ các thị trường lớn tăng nhờ nới lỏng hạn chế liên quan đến đại dịch COVID-19, trong khi nguồn cung cao su giảm và giá dầu thô tăng cao. Xuất khẩu cao su của Việt Nam nhờ đó sẽ được hưởng lợi.

Tuy nhiên, chúng tôi cũng lưu ý rủi ro đối với thị trường cao su, gồm: thiếu chất bán dẫn ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất ô tô, gián đoạn chuỗi cung ứng và khủng hoảng địa chính trị.

Đất khu công nghiệp vẫn giữ đà tăng trưởng mạnh mẽ và thiết lập đỉnh giá trung bình mới là 120 USD/m2/chu kỳ thuê (tăng 9,0% so với cùng kỳ năm trước) trong quý I/2022 nhờ làn sóng đầu tư FDI mới sau khi Việt Nam tái mở cửa đi cùng với nhu cầu mở rộng sản xuất của những doanh nghiệp hiện hữu. Thị trường bất động sản công nghiệp được dự báo sẽ là điểm sáng trong năm 2022 thậm chí có thể kéo dài sang năm 2023 với giá thuê đất tăng khoảng 4%/năm (theo CBRE), đặc biệt tại các tỉnh miền Nam.

Định giá: Chúng tôi điều chỉnh giá mục tiêu 12 tháng của cổ phiếu GVR xuống còn 35.400 đồng/CP, thấp hơn mức từ 41.500 đồng/CP trong báo cáo gần nhất do mức định giá EV/EBITDA đối với mảng kinh doanh cao su và gỗ trong khu vực giảm xuống.

Cổ phiếu khuyến nghị 23/5: GVR, FCN, NLG, ACV, HDG - Ảnh 1.

Biểu đồ giá cổ phiếu GVR trong 1 tháng qua.

Khuyến nghị FCN: Chốt lãi tại ngưỡng 20.000 đồng/CP

CTCK BIDV (BSC): Cổ phiếu FCN của CTCP FECON có một phiên tăng điểm tốt với mẫu hình nến Marubozu và thanh khoản cổ phiếu vượt ngưỡng trung bình 20 phiên.

Đường MACD hiện vẫn đang ở dưới đường tín hiệu tuy nhiên đang có xu hướng cắt lên, đồng thời chỉ RSI đang cho thấy xu hướng hồi phục trở lại. Đường giá cổ phiếu hiện vẫn ở dưới đường MA20 và MA50.

Nhà đầu tư trung hạn có thể mở vị thế tại ngưỡng 16.65, chốt lãi tại ngưỡng 20.0 và cắt lỗ nếu cổ phiếu giảm xuống dưới ngưỡng 15.5.

Cổ phiếu khuyến nghị 23/5: GVR, FCN, NLG, ACV, HDG - Ảnh 2.

Biểu đồ giá cổ phiếu FCN trong 1 tháng qua.

Khuyến nghị NLG: Khả quan

CTCK VNDirect (VND): CTCP Đầu tư Nam Long (NLG – sàn HOSE) sở hữu quỹ đất lớn 681 ha tính đến cuối 2021. Phần lớn nằm ở phía Nam Việt Nam như Đồng Nai, TP.HCM, Long An, Cần Thơ, nơi đang thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư nhờ phát triển cơ sở hạ tầng;

Bên cạnh đó, NLG sở hữu quỹ căn hộ cho phân khúc trung cấp và bình dân, những phân khúc này được thúc đẩy bởi nhu cầu thực ở của người dân;

Ngoài ra, chúng tôi nhận thấy phần lớn các dự án của NLG hiện đang ở giai đoạn gặt hái thành quả, điều này được chứng minh với doanh số ký bán của NLG tăng mạnh mẽ 43,8% so với cùng kỳ lên 5.895 tỷ đồng trong tháng 4/2022. Chúng tôi ước tính doanh số ký bán năm 2022 sẽ tăng 91,3% lên 16.910 tỷ đồng, nhờ mở bán sáu dự án Paragon Đại Phước, Southgate, Akari, Mizuki, Izumi City và Cần Thơ 43 ha.

Chúng tôi nâng khuyến nghị lên Khả quan từ trung lập với giá mục tiêu 56.000 đồng/cp (từ 54.800 đồng/cp trong báo cáo cập nhật trước). Cổ phiếu NLG đã giảm khoảng 30% so với mức đỉnh vào đầu năm 2022; chúng tôi nhận thấy cơ hội tích lũy doanh nghiệp bất động sản có bảng cân đối tài chính lành mạnh và triển vọng tăng trưởng lợi nhuận ròng mạnh mẽ.

Tiềm năng tăng giá là 1) giá bán cao hơn dự kiến và 2) dự án Waterpoint giai đoạn 2 (190ha) được huy động vốn sớm hơn dự kiến. Rủi ro giảm giá gồm 1) bàn giao bất động sản và mở bán mới chậm hơn dự kiến, 2) lãi suất vay mua nhà tăng cao hơn dự kiến có thể ảnh hưởng tỷ lệ hấp thụ căn hộ tầm trung của NLG, và 3) giá nguyên vật liệu xây dựng tiếp tục tăng.

Cổ phiếu khuyến nghị 23/5: GVR, FCN, NLG, ACV, HDG - Ảnh 3.

Biểu đồ giá cổ phiếu NLG trong 1 tháng qua.

Khuyến nghị ACV: Khả quan

CTCK VNDirect (VND): Chúng tôi duy trì khuyến nghị khả quan cho ACV của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam với giá mục tiêu theo phương pháp DCF 114.000 đồng/cp (giảm 3,2% so với báo cáo trước) do chúng tôi điều chỉnh giảm dự phóng EPS 2022-2024 14,1% - 7,0%. Chúng tôi cho rằng việc thị trường sụt giảm gần đây đã đưa ACV về mức giá hấp dẫn để tích lũy với tiềm năng tăng giá 34%.

Theo quan điểm của chúng tôi, ACV thích hợp để đầu tư với tầm nhìn dài hạn dựa trên: Kết quả kinh doanh phục hồi vững chắc trong các năm tới;

Trong báo cáo hợp nhất kiểm toán năm 2021, vẫn còn 2 ý kiến nhấn mạnh bao gồm (1) ACV chưa nhận được quyết định phê duyệt cổ phần hóa từ các cơ quan có thầm quyền, và (2) ACV chưa nhận được quyết định phê duyệt giá trị tài sản khu bay từ Bộ Giao thông Vận tải. Chúng tôi cho rằng khi các vấn đề này được giải quyết, ACV sẽ có thể rộng đường niêm yết trên HSX trong tương lai.

Kế hoạch cổ tức bằng cổ phiếu: chính phủ đã phê duyệt phương án cho ACV giữ lại lợi nhuận từ trước năm 2021 để tái đầu tư. Đến cuối 2020, ACV có 9.705 tỷ lợi nhuận chưa phân phối, tương đương với khả năng chia cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 44% trong năm 2021. Chúng tôi cho rằng đây là điểm nhấn đầu tư quan trọng của ACV trong giai đoạn tới.

Các dự án đầu tư và nâng cấp cơ sở hạ tầng hàng không đảm bảo mục tiêu tăng trưởng dài hạn.

Tiềm năng tăng giá: Đường bay quốc tế được nối lại hoàn toàn; Công bố kế hoạch cổ tức bằng cổ phiếu; Việc niêm yết trên HSX được chấp thuận.

Rủi ro giảm giá: Bất ổn từ chiến lược zero-covid của Trung Quốc; Đồng Yên mạnh hơn dự kiến so với VND; Tiến độ xây dựng sân bay Long Thành chậm hơn dự kiến.

Cổ phiếu khuyến nghị 23/5: GVR, FCN, NLG, ACV, HDG - Ảnh 4.

Biểu đồ giá cổ phiếu ACV trong 1 tháng qua.

Khuyến nghị HDG: Mua với giá mục tiêu 49.900 đồng/CP

CTCK MB-MBS: MBS khuyến nghị MUA đối với cổ phiếu HDG của CTCP Tập đoàn Hà Đô (Sàn HOSE), với giá mục tiêu 49.900 đồng/cổ phiếu (+23%), dựa trên 3 luận điểm chính:

1. Kế hoạch lợi nhuận tăng trưởng khả quan. Công ty đã công bố kế hoạch kinh doanh 5 năm với mục tiêu LNST tăng 22%-27% mỗi năm trong giai đoạn 2023-2025, dựa trên quỹ đất hiện tại, 8 dự án điện hiện hữu và 4 dự án điện gió mới. Công ty đặt mục tiêu phát triển ít nhất 5 dự án bất động sản và năng lượng vào năm 2022, đảm bảo tăng trưởng lợi nhuận trong những năm tiếp theo.

2. Kế hoạch tăng trưởng quỹ đất tham vọng. HDG tập trung quỹ đất phía Tây Hà Nội (Láng- Hòa Lạc, Hòa Bình, các quận mới nằm trong đường Vành đai 4), phát triển mới thêm 200 ha đến 400 ha tại các tỉnh có tiềm năng trong năm 2022. Những dự án này có thể giúp tăng gấp 4 lần quỹ đất của HDG lên 450 ha trong vòng 5 năm tới. Dù điều này cho thấy tiềm năng lớn trong tương lai đối với mảng BĐS, MBS vẫn chưa điều chỉnh định giá do chưa có thông tin chi tiết. Điều này hàm ý khả năng tăng giá mục tiêu trong tương lai nếu kế hoạch diễn ra suôn sẻ.

3. Động lực phát triển trong trung dài hạn của HDG chính là mảng Năng lượng. Đây là lĩnh vực kinh doanh ổn định, có biên lợi nhuân cao và hứa hẹn đem đến bứt phá trong trung dài hạn cho tập đoàn. Đến cuối 2021, đã có 8 nhà máy đi vào vận hành với tổng công suất 462 MW, trong đó có 1 nhà máy điện gió (7A). HDG đang chờ phê duyệt Quy hoạch Phát triển Điện lực Việt Nam (PDP) VIII để triển khai kế hoạch nâng công suất điện lên gấp đôi. HDG cũng tự tin rằng dự án điện gió lớn An Phong 300 MW của công ty sẽ được đưa vào PDP VIII.

Rủi ro đầu tư

Với việc Chính phủ tuyên bố chiến lược thích ứng với dịch Covid-19, MBS đánh giá rủi ro từ các đợt giãn cách xã hội là khó xảy ra. Do đó, hiện tại MBS nhận định các rủi ro sau đang hiện hữu:

1. Lãi suất tăng mạnh hơn dự kiến: Việc thay đổi điều hành chính sách tiền tệ sẽ ảnh hưởng tới kênh tín dụng dẫn vốn vào thị trường BĐS. Tuy nhiên, MBS cho rằng chính sách tiền tệ hiện tại tương đối ổn định, không gian chính sách tiền tệ vẫn còn dư địa để nới lỏng tiền tệ hỗ trợ nền kinh tế.

2. Rủi ro pháp lý: Các văn bản pháp lý còn chống chéo, ví dụ Luật Đất đai và Luật Kinh doanh BĐS chưa đồng bộ làm chậm trễ quá trình phê duyệt dự án và ảnh hưởng hiệu quả các dự án. Tuy nhiên các quy định mới được kỳ vọng sẽ tháo gỡ khó khăn trong phê duyệt giúp thị trường sôi động trở lại.

3. Với các dự án Thủy điện, thời tiết có thể ảnh hưởng đến công suất của các nhà máy. Ngoài ra, đối với các dự án năng lượng nhìn chung có thể xảy ra rủi ro kỹ thuật đối với việc vận hành nhà máy.

Cổ phiếu khuyến nghị 23/5: GVR, FCN, NLG, ACV, HDG - Ảnh 5.

Biểu đồ giá cổ phiếu HDG trong 1 tháng qua.

Thông tin bài viết là nguồn thông tin tham khảo. Các công ty chứng khoán đều có khuyến cáo miễn trách nhiệm đối với những nhận định trên.


TRUNG HIẾU
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement