Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Cổ phiếu Jollibee giảm 8% sau khi công bố thâu tóm Coffee Bean

Chứng khoán

26/07/2019 08:41

Sau thông tin thâu tóm hãng cà phê Mỹ, cổ phiếu Jollibee đã giảm 8% tại phiên giao dịch hôm 25/7, mức giảm lớn nhất 3 năm gần đây.

Theo đó, Jollibee Foods Corporation sẽ thông qua Jolibee Worldwide đổ 100 triệu USD vào một công ty cổ phần mới có trụ sở tại Singapore, tương đương 80% vốn chủ sở hữu, để mua lại chuỗi cà phê Hoa Kỳ có trụ sở tại Los Angeles.

Khoản tiền 250 triệu USD được Jollibee Foods Corporation ứng ra sẽ trả lại sau khi công ty tại Singapore trên phát hành cổ phiếu ưu đãi.

Theo báo cáo của Jollibee Foods Corporation đến Sở giao dịch chứng khoán Philippines, Công ty Cổ phần Quốc tế Việt Thái - đơn vị sở hữu chuỗi cà phê Highlands Coffee với quy mô lớn nhất tại thị trường Việt Nam và chuỗi nhà hàng Phở 24, sẽ mua 20% cổ phần còn lại của công ty có trụ sở tại Singapore.

Nhà đầu tư Jollibee đã không hài lòng với quyết định này. Cổ phiếu công ty đã giảm 8% ngay sau khi thông tin trên được tuyên bố. Giá trị cổ phiếu giảm đã đẩy giá trị tài sản của Tony Tan Caktiong xuống 200 triệu USD và hiện chỉ còn 3,3 tỉ USD.

Năm 2018, ông Caktiong là người giàu thứ 6 Philippines và đứng thứ 529 trong danh sách Tỉ phú thế giới của Forbes.

  Việc mua lại The Coffee Bean & Tea Leaf là thương vụ lớn nhất mà Jollibee từng thực hiện.

Việc mua lại The Coffee Bean & Tea Leaf là thương vụ lớn nhất mà Jollibee từng thực hiện.

Theo Forbes, thương vụ mua lại Coffee Bean & Tea Leaf là bước đi sâu hơn vào thị trường Mỹ của Jollibee. Trước đó công ty này từng mua lại chuỗi thức ăn nhanh Smashburger vào năm 2018 với giá 210 triệu USD và hiện vẫn đang đẩy mạnh khuếch trương thương hiệu Jollibee tại Mỹ.

Hiện tại chuỗi Coffee Bean & Tea Leaf sở hữu 1.200 cửa hàng tại 27 quốc gia, đang lâm vào tình trạng tài chính tiêu cực. Theo thông tin của Jollibee, doanh thu của Coffe Bean đạt mức âm 21 triệu USD và mất đi 313 triệu USD trong năm 2018.

Tuy vậy công ty này vẫn tuyên bố các kế hoạch mở rộng thị phần tại Mỹ. Tháng 6.2019, Coffee Bean tuyên bố sẽ mở thêm 100 cửa hàng nhượng quyền tại New York trong 10 năm tới.

Cổ phiếu Jollibee giảm 8% sau khi công bố thâu tóm Coffee Bean

Tony Tan Caktiong thành lập Jollibee vào năm 1975 và đặt trụ sở công ty tại thành phố Pasig (Philippines). Công ty hiện có 1.147 cửa hàng Jollibee tại Philippines và hơn 300 cửa hàng tại nhiều quốc gia trên thế giới.

Theo báo cáo kết quả tài chính đã được kiểm toán năm 2018, Jollibee đã đạt được doanh thu 161,2 tỉ peso Philippines trong năm 2018, cao hơn 20,6% so với con số cùng kỳ năm trước. 2018 cũng là năm ghi nhận nhiều cửa hàng Jollibee ra đời nhất với 502 cửa hàng trên toàn cầu. 

Tỉ phú Philippines Tony Tan Caktiong và Jollibee

Tỉ phú Tony Tan Caktiong là nhà sáng lập và chủ tịch Jollibee, một trong những chuỗi nhà hàng châu Á phát triển nhanh nhất thế giới. Ký ức thời thơ ấu của ông gắn liền với cha ông, một đầu bếp ở một tu viện Phật giáo tại Manila. “Mẹ tôi thường nói tôi là đứa con khó nuôi nhất trong bảy anh chị em, vì tôi thường rất kén chọn món ăn,” ông nói với Forbes.    

Đế chế Jollibee có khởi đầu rất khiêm tốn: một cửa hàng bán kem gia đình tại thành phố Quezon (Philippines). Vào năm 1981, chỉ sau ba năm Jollibee hoạt động, "gã khổng lồ thức ăn nhanh Mỹ" McDonald's bắt đầu tiến quân vào thị trường Philippines. Những lãnh đạo cấp cao của Jollibee đã sang tận Mỹ để nghiên cứu cách thức vận hành của đối thủ.

  Tỉ phú Tony Tan Caktiong là nhà sáng lập và chủ tịch Jollibee, một trong những chuỗi nhà hàng châu Á phát triển nhanh nhất thế giới. 

Tỉ phú Tony Tan Caktiong là nhà sáng lập và chủ tịch Jollibee, một trong những chuỗi nhà hàng châu Á phát triển nhanh nhất thế giới. 

"Chúng tôi nhận ra họ vượt trội mình trong hầu hết các mặt, ngoại trừ mùi vị sản phẩm," Tony Tan Caktiong nói - "Thức ăn của McDonald's phù hợp với người Mỹ, không phải người Philippines. Vị thức ăn của chúng tôi thường ngọt, nhiều gia vị và mặn hơn. Chúng tôi thực sự rất may mắn bởi đối thủ không dễ thay đổi sản phẩm để giữ gìn thương hiệu toàn cầu."

Tính đến tháng 5.2018, Jollibee vẫn giữ ngôi vị dẫn đầu thị trường thức ăn nhanh ở Philippines, theo sau là McDonald's, theo báo cáo của Euromonitor. Tính đến tháng 2.2019, Jollibee Food Corporations (JFC) sở hữu 3.128 cửa hàng tại Philippines và 1.399 cửa hàng tại nhiều quốc gia trên thế giới.

Năm 2018, JFC đã thu về hơn 161 tỉ peso (khoảng 315 triệu USD). Doanh thu toàn cầu tính trên cả các cửa hàng tự sở hữu và cửa hàng nhượng quyền đã tăng lên 23,5%.

Tuy vậy kết quả tài chính của doanh nghiệp này trong quý 1.2019 lại không như kỳ vọng. Ông Ysmael V.Baysa - giám đốc tài chính JFC, cảnh báo tình trạng này sẽ kéo dài trong suốt nửa đầu năm 2019.

"Tăng trưởng doanh thu cửa hàng của chúng tôi tại Philippines trong hai quý đầu năm 2019 không mạnh mẽ như các năm trước. Lợi nhuận cũng bị ảnh hưởng bởi kết quả kinh doanh của Smashburger tại Mỹ.

Tuy vậy chúng tôi kỳ vọng sẽ phục hồi vào nửa cuối năm, khi người Philippines dần lấy lại sức mua sau khi bị ảnh hưởng từ lạm phát năm 2018," ông Baysa phát biểu trong báo cáo kết quả tài chính đã được kiểm toán năm 2018.

Jollibee mở cửa hàng đầu tiên tại Việt Nam vào năm 2005, tính đến tháng 2-2019, có 116 cửa hàng. Ngoài ra Jollibee Food Corporations còn vận hành 278 cửa hàng Highlands Coffee, 18 cửa hàng PHỞ 24, 2 tiệm Hard Rock Cafe tại Việt Nam.Trong khi đó Coffee Bean hiện đang sở hữu 15 cửa hàng tại Việt Nam, với 13 trong số đó tại TP.HCM và hai cửa hàng còn lại ở Hà Nội.

NGỌC CHÂU (t/h)
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement