Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Cổ phiếu cần quan tâm ngày 9/8

Chứng khoán

08/08/2021 18:38

Báo Đầu tư Chứng khoán trích báo cáo phân tích một số cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 9/8 của các công ty chứng khoán.

Khuyến nghị khả quan dành cho cổ phiếu NLG

CTCK BIDV (BSC)

Dựa trên quan điểm thận trọng, BSC điều chỉnh giảm nhẹ dự báo kết quả kinh doanh của CTCP Đầu tư Nam Long (NLG – sàn HOSE) năm 2021 do điều chỉnh việc hạch toán một phần lợi nhuận dự án Cần Thơ sang năm 2022. Theo đó, doanh thu và lợi nhuận ghi nhận mức giảm lần lượt 16% và 9,7% so với dự báo trước đó

BSC dự báo doanh thu và lợi nhuận năm 2021 của NLG lần lượt ước đạt 5.409 tỷ đồng (tăng 139,3% so với năm ngoái) và lợi nhuận sau thuế công ty mẹ đạt 1.088 tỷ đồng (tăng trưởng 30%). EPS FW 2021 = 3.623 đồng. PE FW 2021 = 12,1 lần.

Chúng tôi đưa ra khuyến nghị khả quan cổ phiếu NLG và nâng giá mục tiêu lên mức 46.400 đồng/cp ( 5.9% so với mức giá đóng cửa ngày 04/07/2021 và cao hơn 4.0% so với giá mục tiêu cũ) dựa trên phương pháp RNAV.

Chốt lãi khi cổ phiếu KSB tiếp cận ngưỡng giá 31.5

CTCK BIDV (BSC)

Cổ phiếu KSB của Công ty cổ phần Khoáng sản và Xây dựng Bình Dương đang nằm trong xu hướng tăng từ vùng đáy 22.0. Thanh khoản cổ phiếu vượt ngưỡng trung bình 20 phiên đồng thuận với đà tăng giá của cổ phiếu.

Chỉ báo MACD và chỉ báo RSI đều ủng hộ xu hướng hồi phục tích cực. Đường giá cổ phiếu đã vượt lên 2 đường MA, báo hiệu xu hướng hồi phục khá tốt.

Nhà đầu tư có thể cân nhắc mở vị thế quanh ngưỡng giá 26.0 và chốt lãi khi cổ phiếu tiếp cận ngưỡng giá 31.5 Cắt lỗ nếu mất ngưỡng hỗ trợ ngắn hạn 24.0.

Khuyến nghị mua cổ phiếu HPG với giá mục tiêu 64.700 đồng/CP

CTCK KB Việt Nam (KBSV)

Doanh thu và lợi nhuận quý 2 của Tập đoàn Hòa Phát (HPG)đạt lần lượt là 35.118 tỷ đồng (tăng 72% so với cùng kỳ năm ngoái), và 9.745 tỷ đồng (tăng trưởng 253%). Trong kỳ, sản lượng tiêu thụ thép xây dựng đạt 982.000 tấn (tăng 25,8%), thép cuộn cán nóng đạt 667.000 tấn.

Nhằm đảm bảo mục tiêu cắt giảm khí thải carbon, nhà lập pháp Trung Quốc yêu cầu các nhà máy sản xuất thép phải bảo đảm sản lượng thép không được cao hơn sản lượng cả năm 2020. Do vậy việc cắt giảm sản lượng từ Trung Quốc sẽ tạo điều kiện cho các nhà sản xuất thép khác ngoài Trung Quốc trong đó có Hòa Phát gia tăng sản lượng.

Tác động của đại dịch kèm theo mùa thấp điểm trong đầu những tháng mùa mưa ảnh hưởng tới tiêu thụ sản phẩm của Hòa Phát. Tuy nhiên, đảm bảo mục tiêu tăng trưởng 6,5% của chính phủ, thì đầu tư công là động lực quan trọng để kích thích nền kinh tế phục hồi sau đại dịch, bên cạnh đó, những tháng cuối năm cũng là mùa xây dựng, nhu cầu thép tăng cao. Hòa Phát là một trong những doanh nghiệp cung cấp nguyên liệu thép cho một loạt các dự án đầu tư công.

2H2021, với việc chạy tối đa công suất của 2 lò cao, chúng tôi kì vọng sản lượng tiêu thụ HRC của Hòa Phát sẽ đạt 35% sản lượng thép thô là động lực thúc đẩy doanh thu và lợi nhuận cho tập đoàn.

Chúng tôi ước tính doanh thu năm 2021 đạt 147.039 tỷ đồng (tăng 63,2% so với năm ngoái), lợi nhuận đạt 32.927 tỷ đồng (tăng trưởng 144%). Chúng tôi nâng mức giá mục tiêu lên 64.700 đồng/CP cùng khuyến nghị mua, upside 32,5%.

Khuyến nghị mua đối với HDG với giá mục tiêu 60.000 đồng/CP

CTCK Bản Việt (VCSC)

CTCP Tập đoàn Hà Đô (HDG) đã công bố bản tin hàng tháng bao gồm các kế hoạch sau: Mảng bất động sản: Gần 100 căn trong tổng số 165 căn đã bán tại dự án Charm Villas đã sẵn sàng bàn giao. Do đó, việc tạm dừng các hoạt động xây dựng gần đây tại Hà Nội do dịch COVID19 sẽ không ảnh hưởng đến việc bàn giao các căn này.

HDG sẽ bắt đầu ghi nhận doanh thu và lợi nhuận từ dự án Charm Villas vào quý 3/2021. Những diễn biến này củng cố dự báo của chúng tôi. Mảng Năng lượng: Nhà máy thủy điện Sông Tranh 4 đã hoàn thành tích nước và sẵn sàng vận hành thương mại vào tháng 8/2021; Nhà máy thủy điện Đak Mi 2 đã lắp đặt 2 trong 3 tổ máy và chuẩn bị đưa tổ máy đầu tiên vào vận hành thương mại vào tháng 8/2021.

Trang trại điện gió 7A đã lắp đặt tất cả 12 tuabin và sẵn sàng bắt đầu vận hành thương mại 3 tuabin vào tháng 8/2021. HDG đã đạt đủ điều kiện giải ngân khoản vay 34 triệu EUR từ ngân hàng Đức LBBW với tổng lãi vay và chi phí quy đổi là 3,2% mỗi năm (thấp hơn dự báo của chúng tôi cho chi phí nợ 8%).

Những khoản mục này nói chung là phù hợp với kỳ vọng của chúng tôi. Chúng tôi hiện đang có khuyến nghị mua đối với HDG với giá mục tiêu 60.000 đồng/CP và mức sinh lời dự phóng là 7%, dựa theo giá đóng cửa ngày hôm nay.

Khuyến nghị khả quan dành cho cổ phiếu IMP

CTCK Bản Việt (VCSC)

Chúng tôi duy trì khuyến nghị khả quan cho CTCP Dược phẩm Imexpharm (IMP) khi chúng tôi tin rằng công nghệ sản xuất hàng đầu và công suất dồi dào của IMP cùng với bối cảnh Chính phủ đưa ra những chính sách có lợi cho thuốc chất lượng cao, sản xuất trong nước tại kênh bệnh viện sẽ giúp lợi nhuận tăng trưởng cao trong vài năm tới.

Chúng tôi giảm giá mục tiêu 4% khi giảm dự báo tổng lợi nhuận sau thuế giai đoạn 2021-2023 7% chủ yếu do mức điều chỉnh giảm 24% trong dự báo doanh thu từ sản phẩm tự sản xuất trong năm 2021 do dịch COVID-19 dẫn đến sự gián đoạn nghiêm trọng hiện tại đối với lưu lượng khách đến nhà thuốc và bệnh viện tại Việt Nam.

Với giả định các gián đoạn do dịch COVID-19 sẽ hạ nhiệt nhờ các đợt tiêm chủng đang diễn ra của Việt Nam, chúng tôi dự báo tăng trưởng doanh thu sẽ tăng tốc vào năm 2022 khi IMP có giá trị hợp đồng trúng thầu cao vào kênh bệnh viện.

Giá mục tiêu của chúng tôi tương ứng P/E trung bình trong giai đoạn 2021-2022 của IMP đạt 22 lần so với P/E trượt trung bình 3 năm của các công ty cùng ngành là 16 lần, chúng tôi cho rằng định giá này hợp lý trong bối cảnh IMP có triển vọng tươi sáng (tốc độ tăng trưởng kép/CAGR EPS giai đoạn 2020-2023 là 24%).

Yếu tố hỗ trợ: Hỗ trợ về công nghệ và phân phối từ nhà đầu tư chiến lược SK Group có thể giúp IMP thâm nhập tốt hơn vào phân khúc thuốc nhóm 1 (nhóm thuốc có chất lượng cao nhất trong kênh bệnh viện) và thị trường xuất khẩu.

Rủi ro đối với quan điểm tích cực của chúng tôi: Sự gián đoạn do dịch COVID-19 kéo dài có thể ảnh hưởng đến lưu lượng khách đến nhà thuốc và bệnh viện; cạnh tranh gia tăng; các chính sách không thuận lợi.

Khuyến nghị mua dành cho cổ phiếu PHR với giá mục tiêu 67.700 đồng/CP

CTCK Bản Việt (VCSC)

Chúng tôi giữ nguyên khuyến nghị mua cho CTCP Cao su Phước Hòa (PHR) nhưng giảm giá mục tiêu thêm 1,6% còn 67.700 đồng/CP, tương ứng tổng mức sinh lời dự phóng là 37,7%, bao gồm lợi suất cổ tức 4,0%.

Giá mục tiêu thấp hơn của chúng tôi chủ yếu do chúng tôi dời giả định đối với thời gian ghi nhận khoản bồi thường từ việc chuyển đổi đất cao su sang Khu công nghiệp VSIP III sang năm 2022 so với dự phóng trước đây là trong giai đoạn 2021-2022.

Tương ứng với điều chỉnh của chúng tôi đối với dự báo liên quan đến việc chuyển đổi đất sang KCN VSIP III, chúng tôi giảm 54% dự báo lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số năm 2021 và tăng 14% dự báo lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số năm 2022.

Trước đây, chúng tôi giả định rằng PHR sẽ ghi nhận 60%/40% thu nhập bồi thường trả trước từ việc chuyển đổi đất sang Khu công nghiệp VSIP III vào năm 2021/2022 so với kỳ vọng hiện tại là khoản thu nhập trả trước này sẽ ghi nhận hoàn toàn vào năm 2022.

Chúng tôi cũng giảm 5% dự báo lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số giai đoạn 2023-2024F do thời gian phát triển Khu công nghiệp VSIP III bị kéo dài.

Chúng tôi dự báo doanh thu đạt 1,8 nghìn tỷ đồng (tăng 13% so với năm trước) và lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số đạt 380 tỷ đồng (giảm 65%) trong năm 2021. Chúng tôi dự báo lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số năm 2021 sẽ giảm so với cùng kỳ năm trước khi chúng tôi thận trọng giả định PHR sẽ không ghi nhận thu nhập bồi thường từ việc chuyển đổi đất sang Khu công nghiệp VSIP III trong năm 2021 so với khoản thu nhập bồi thường trị giá 862 tỷ đồng từ chuyển đổi đất sang Khu công nghiệp Nam Tân Uyên 2 Mở rộng vào năm 2020.

Chúng tôi cho rằng PHR là doanh nghiệp hưởng lợi chính từ nhu cầu đất Khu công nghiệp đang tăng nhanh tại Bình Dương nhờ sở hữu quỹ đất cao su kết nối tốt với hạ tầng giao thông hiện tại. Ngoài ra, chúng tôi kỳ vọng PHR sẽ chuyển chiến lược sang phân khúc Khu công nghiệp để khai thác giá trị quỹ đất đáng kể của công ty.

Rủi ro: Tiến độ phê duyệt Khu công nghiệp bị trì hoãn trong tương lai; tỷ lệ hấp thụ đất Khu công nghiệp thấp hơn kỳ vọng; giá cao su tự nhiên tiếp tục giảm.

Khuyến nghị mua dành cho cổ phiếu PLX

CTCK Bản Việt (VCSC)

Chúng tôi duy trì giá mục tiêu gần như không thay đổi và giữ khuyến nghị mua dành cho Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (PLX) khi chúng tôi đánh giá tích cực về sự phục hồi mạnh mẽ của lợi nhuận PLX năm 2021 của PLX và triển vọng tăng trưởng dài hạn cho tiêu thụ xăng dầu tại Việt Nam (dự kiến 5,5%/năm, cao gấp 3 lần tốc độ tăng trưởng toàn cầu, theo BMI Research).

Chúng tôi điều chỉnh tăng 6% lợi nhuận năm 2021 do giá dầu thô tăng giúp lợi nhuận sau thuế 6 tháng 2021 hoàn thành 66% dự báo năm 2021 trước đó của chúng tôi. Chúng tôi giữ nguyên dự báo lợi nhuận giai đoạn 2022-2025 gần như không đổi.

Chúng tôi kỳ vọng lợi nhuận dự báo năm 2021 sẽ tăng 3,4 lần so với năm ngoái do giá xăng dầu diễn biến thuận lợi giúp thúc đẩy lợi nhuận từ xăng dầu, cùng với sự phục hồi của mảng hóa dầu/LPG/ vận tải.

Chúng tôi dự báo lợi nhuận năm 2022 sẽ tăng trưởng 35,2% so với năm trước khi chúng tôi kỳ vọng 1) mảng xăng dầu phục hồi hoàn toàn về mức năm 2019 (giả định sản lượng tiêu thụ tăng 5,0% so với năm trước và biến động giá dầu ổn định) và 2) mảng hóa dầu tăng trưởng mạnh do tăng chi tiêu vào cơ sở hạ tầng.

PLX có năng lực tài chính ổn định với 790 triệu USD tiền mặt và tỷ lệ đòn bẩy ròng là -9,8% vào cuối quý 2/2021. Ngoài ra, PLX có thể khai thác tiềm năng tăng trưởng dài hạn từ việc phát triển các dịch vụ tại các trạm xăng cũng như từ hoạt động kinh doanh khí tự nhiên hóa lỏng (LNG).

PLX đang giao dịch với P/E dự phóng năm 2021 là 22,4 lần và P/E năm 2022 là 16,5 lần - thấp hơn mức P/E năm 2021 là 28,0 lần đối với công ty cùng ngành tương đồng nhất là PTT Oil Retail and Business (dữ liệu của Bloomberg).

Yếu tố hỗ trợ: Lợi nhuận ngoài hoạt động kinh doanh từ việc thoái vốn tại PG Ngân hàng trong năm 2021.

Rủi ro: Các gián đoạn từ dịch COVID-19 kéo dài đến quý 4/2021; giá dầu biến động bất lợi.

N.L
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement