Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Cổ phiếu cần quan tâm ngày 26/9

Chứng khoán

25/09/2019 20:50

Báo Đầu tư Chứng khoán trích báo cáo phân tích một số cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 26/9 của các công ty chứng khoán.

Khuyến nghị mua cổ phiếu VHC với giá mục tiêu là 93.500 đồng/CP

CTCK BIDV (BSC): Doanh thu và lợi nhuận sau thuế nửa đầu năm 2019 của Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn (mã VHC) lần lượt là 3.814 tỷ (giảm 3,2% so với cùng kỳ năm ngoái) và 727 tỷ (tăng trưởng 70,5%) với biên lợi nhuận gộp tiếp tục giữ ở mức cao 22,5% so với 17,9% cùng kỳ. Lũy kế 8 tháng năm 2019, kim ngạch xuất khẩu đạt 213 triệu USD (giảm 8,9%). Trong đó, kim ngạch xuất khẩu tháng 8 đạt 27 triệu USD (giảm 30,7%).

Cổ phiếu cần quan tâm ngày 26/9

BSC cho rằng trong quý III/2019, kết quả kinh doanh của VHC dự kiến sụt giảm do (1) Tình hình xuất khẩu kém khả quan tại các thị trường chính và (2) Biên LNG thu hẹp lại do mức chênh lệch giữa giá nguyên liệu và giá bán giảm. BSC kỳ vọng kết quả kinh doanh quý IV/2019 có thể phục hồi nhờ đẩy mạnh tăng trưởng về sản lượng.

Năm 2019, chúng tôi điều chỉnh giảm doanh thu năm 2019 đạt 9.522 tỷ (giảm 6,8% so với dự báo trước) do hạ kỳ vọng về kim ngạch xuất khẩu của VHC (giá bán giảm 10% thay vì 5% trong báo cáo trước).

Chúng tôi điều chỉnh tăng lợi nhuận sau thuế lên mức 1.435 tỷ (tăng 9,1% so với dự báo trước) do (1) điều chỉnh khoản lợi nhuận bất thường (103.8 tỷ) từ thoái vốn công ty con và (2) tăng mức biên lợi nhuận gộp lên 20.9% cho cả năm 2019 do trong nửa đầu năm 2019, VHC tiếp tục được hưởng lợi từ mức chênh lệch giữa giá đầu vào và giá bán. EPS dự phóng 2019 đạt 15.489 VND/cp. Nếu loại trừ ảnh hưởng của lợi nhuận bất thường, lợi nhuận sau thuế đạt 1.331 tỷ, EPS đạt 14,264 VND/cp.

Năm 2020, BSC dự báo doanh thu và lợi nhuận sau thuế của VHC lần lượt đạt 11,233 tỷ và 1.552 tỷ. EPS dự phóng 2020 đạt 16.751 VND/cp.

Chúng tôi tiếp tục duy trì khuyến nghị muađối vớicổ phiếu VHC và điều chỉnh giá mục tiêu đối với cổ phiếu từ mức 108.552 VND xuống 93.500 VND (-13.8%) do (1) Hạ mức P/E kỳ vọng từ 6.5 xuống 5.5 và (2) Điều chỉnh dự phóng cho năm 2020 và 2021 (Trong phần Định giá của BSC).

Khuyến nghị mua cổ phiếu LCG với giá mục tiêu là 11.300 đồng/CP

CTCK BIDV (BSC): Doanh thu và lợi nhuận sau thuế nửa đầu năm 2019 của CTCP Licogi 16 (mã LCG) ước đạt lần lượt 1.102 tỷ đồng (tăng 36,5%) và 100,5 tỷ đồng (tăng 76% so với cùng kỳ năm ngoái), hoàn thành 41% kế hoạch doanh thu và 49% kế hoạch lợi nhuận. Lĩnh vực xây lắp đạt doanh thu 786 tỷ đồng (tăng 11,2%) chiếm 70% cơ cấu doanh thu và 21% lợi nhuận gộp toàn công ty.

Lĩnh vực bất động sản nửa đầu năm 2019 đạt doanh thu 336 tỷ đồng (tăng trưởng 149%) chiếm 30% doanh thu và 79% lợi nhuận gộp toàn công ty. Trong đó, LCG ghi nhận doanh thu từ 2 dự án Long Tân và Hiệp Thành với doanh thu lần lượt là 312 tỷ đồng và 24 tỷ đồng.

Dự án Solar Chư Ngọc đã chính thức đóng điện và kinh doanh vào đầu tháng 6 với công suất hiện tại là 2 triệu KW/tháng vượt 120% so với thiết kế. Ngoài ra, 2 dự án điện mặt trời Mỹ Sơn 1 (62 MWp) và Mỹ Sơn 2 (50 MWp) đã khởi công vào 26/06/2019 dự kiến sẽ hoàn thành vào Q4/19.

BSC dự báo kết quả kinh doanh năm 2019 LCG với doanh thu và lợi nhuận sau thuế đạt lần lượt 2,783.4 tỷ đồng (tăng trưởng 10,2%) và 236,2 tỷ đồng (tăng 29,2% so với năm ngoái) tương ứng EPS FW đạt 2,159 đồng/cp, tương đương P/E FW 4.6x, P/B FW 0.6x. 

(1) doanh thu 2019F sẽ tới từ các mảng: doanh thu mảng xây lắp đạt 2.327 tỷ đồng (tăng 25%) nhờ các dự án điện mặt trời như Mỹ Sơn 1&2 (1.800 tỷ) và giá trị hợp đồng chuyển tiếp đạt 3.767 tỷ đồng (tăng 66,4%); doanh thu từ kinh doanh bất động sản ước đạt 455 tỷ (giảm 42%).

(2) biên lợi nhuận gộp LCG tăng lên 14% nhờ biên lợi nhuận gộp bất động sản tăng lên 50%-60%.

(3)  BSC dự báo kết quả kinh doanh 2019 dựa trên hoạt động kinh doanh cốt lõi cốt lõi chưa cộng thêm lợi nhuận bất thường từ chuyển nhượng dự án.

BSC khuyến nghị mua cổ phiếu LCG với giá mục tiêu là 11.300 đồng/cp, upside 23%, dựa theo 2 phương pháp DCF và PE với PE mục tiêu là 6x.

Khuyến nghị mua đối với cổ phiếu TNG với giá mục tiêu 22.600 đồng/CP

CTCK MB (MBS): CTCP Đầu tư và Thương mại TNG (mã TNG) có những lợi thế như hiệu quả trong hoạt động tái cơ cấu tệp khách hàng, tập trung vào khách hàng lớn và uy tín; hệ thống quản trị nhân lực và hoạt động kinh doanh tốt; và chủ trương mở rộng năng lực sản xuất (khoảng 290 chuyền may đến 2020), đảm bảo đáp ứng sự gia tăng đơn hàng.

Tổng giá trị đơn hàng TNG ký kết với khách hàng tăng khá tốt, thậm chí có những khách hàng đang có nhu cầu tăng thêm sản lượng (Decathlon) hoặc không muốn giảm đơn hàng (Cosco).

Đầu năm 2019, TNG đưa ra mục tiêu thực hiện cơ cấu lại khách hàng, tập trung vào các khách hàng lớn có thương hiệu và uy tín, như Decathlon - chuỗi bán lẻ đồ thể thao lớn nhất của Pháp và The Children’s place - chuỗi bán lẻ thời trang trẻ em lớn nhất của Mỹ. Nhờ vậy, kết quả kinh doanh của Công ty vẫn ghi nhận kết quả tương đối khả quan.

Tính chung 8 tháng đầu năm 2019, TNG đạt 3.166 tỷ đồng doanh thu và 157 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng khoảng 34% so với cùng kỳ năm ngoái.

Biên lợi nhuận gộp duy trì quanh mức 16,9%, trong đó biên lợi nhuận gộp trong 2 tháng trở lại đây tăng nhẹ trở lại quanh mức 17%, cao hơn mức 15,8% của quý II. Chúng tôi dự kiến biên lợi nhuận gộp cả năm khoảng 18%, nhờ tăng trưởng doanh thu mạnh trong quý III - mùa cao điểm trong năm.

Biên lợi nhuận ròng không thay đổi so với cùng kỳ năm ngoái, tương ứng 5%. Với kết quả này, TNG hoàn thành 76% kế hoạch doanh thu và lợi nhuận sau thuế cả năm.

 Giá trị đơn hàng ký kết tiếp tục ghi nhận khả quan. TNG cho biết tính đến 14/8/2019, tổng giá trị đơn hàng may mặc đã ký kết ước tính tăng 30% so với doanh thu cả năm 2018, đạt 4.700 tỷ đồng, cao hơn 13% kế hoạch doanh thu cả năm 2019.

Cơ cấu tài chính vẫn nghiêng về nợ vay với tỷ lệ nợ vay/tổng tài sản vẫn chiếm tỷ trọng cao gần 60%, cao hơn hồi đầu năm với 56%, trong đó nợ vay ngắn hạn 1.389 tỷ đồng, nợ vay dài hạn 443 tỷ đồng. Việc sử dụng vay ngắn hạn cho mục đích dài hạn tiếp tục là điểm yếu của TNG trong cân đối nguồn vốn của doanh nghiệp.

Mở rộng năng lực sản xuất giúp gia tăng số lượng đơn hàng ký kết, đẩy mạnh tăng doanh thu. Với vị thế là một trong số những công ty dệt may xuất khẩu lớn nhất miền Bắc với 11 chi nhánh may, 228 dây chuyền may và 3 chi nhánh sản xuất hàng may mặc phụ trợ, TNG có thể tìm kiếm được các khàng hàng lớn có thương hiệu và uy tín.

Tác động tích cực của các Hiệp định thương mại tự do, đặc biệt là EVFTA và CPTPP đem lại cơ hội thu hút thêm nhiều đơn hàng từ các doanh nghiệp lớn trên thế giới cho các doanh nghiệp dệt may, trong đó có TNG.

Để đáp ứng và nắm bắt cơ hội từ các Hiệp định, TNG sẽ xây dựng thêm các nhà máy TNG Phú Lương, TNG Võ Nhai với tổng mức đầu tư lên tới 1.460 tỷ giai đoạn 2017- 2020. Tính đến năm 2020, tổng số dây chuyền may của công ty dự kiến đạt 290 dây chuyền.

Khuyến nghị mua cổ phiếu VTP

CTCK Bản Việt (VCSC): Chúng tôi công bố báo cáo lần đầu dành cho Tổng CTCP Bưu chính Viettel (VTP) với khuyến nghị mua và tổng mức sinh lời 48,4%. Mảng chuyển phát nhanh của VTP có vị thế thuận lợi để tận dụng sự phát triển của thương mại điện tử Việt Nam. Chúng tôi ước tính giao nhận thương mại điện tử chiếm khoảng 57% doanh thu của VTP năm 2018.

Trong 3 năm qua, doanh thu thương mại điện tử tại Việt Nam đạt tăng trưởng kép hàng năm 87%, theo Temasek và Google. Chúng tôi kỳ vọng thương mại điện tử sẽ tăng trên 30% mỗi năm trong giai đoạn 2018-2021 do mua sắm online hiện chỉ chiếm khoảng 3% doanh thu bán lẻ Việt Nam, sự phát triển của tầng lớp trung lưu am hiểu công nghệ và cơ sở hạ tầng bán lẻ hữu hình còn kém phát triển tại các đô thị loại 2 và 3 của Việt Nam.

Chúng tôi dự báo lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số sẽ đạt tăng trưởng kép hàng năm 38% giai đoạn 2018- 2021 nhờ VTP có mạng lưới bưu cục rộng lớn và đang đầu tư mạnh vào tăng công suất, các biện pháp tối ưu hóa chi phí và kích thích tăng trưởng khác.

Định giá của VTP tỏ ra hấp dẫn so với triển vọng tăng trưởng mạnh. Trên cơ sở dự báo của chúng tôi, VTP đang giao dịch tại PER 2019 22,3 lần so với PER trượt 12 tháng là 26,9 lần, và PEG 3 năm là 0,8.

Rủi ro: mất thị phần dẫn đến suy giảm lợi thế quy mô, không có khả năng tối ưu hóa chi phí, phương thức thanh toán phát hàng thu tiền hộ giảm, ảnh hưởng đến một nguồn thu nhập.

T.T
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement