Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Cổ phiếu cần quan tâm ngày 26/12

Chứng khoán

25/12/2019 20:03

Trích báo cáo phân tích một số cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 26/12 của các công ty chứng khoán.

Khuyến nghị tích cực dành cho DRC với giá mục tiêu 29.300 đồng/CP

CTCK Bảo Việt (BVSC)

Triển vọng tăng trưởng kết quả kinh doanh của Công ty cổ phần Cao su Đà Nẵng (DRC – sàn HOSE) tích cực trong trung hạn. Cụ thể, trong khi chúng tôi đang kỳ vọng vào kết quả kinh doanh khả quan trong quý IV/2019, triển vọng tăng trưởng lợi nhuận ròng trong trung hạn của DRC (CAGR 2018-21F dự báo đạt 36%) được thúc đẩy bởi tỷ suất huy động cao hơn từ Nhà máy sản xuất lốp radial và chấm dứt khấu hao Giai đoạn 1 vào cuối năm 2020. Theo quan điểm của chúng tôi, điều này sẽ mở đường cho DRC củng cố chính sách cổ tức nhất quán và hấp dẫn trong tương lai.

Cổ phiếu cần quan tâm ngày 26/12

Bên cạnh đó, hoạt động xuất khẩu phát triển sẽ làm dịu đi áp lực cạnh tranh khốc liệt từ các sản phẩm Trung Quốc cả thị trường trong nước và xuất khẩu thời gian tới.

Ngoài ra, việc Vinachem thoái vốn xuống còn 36% là động lực hỗ trợ cổ phiếu DRC trong dài hạn.

Cổ phiếu DRC đóng cửa tại mức giá 22.800 đồng/ cổ phần vào ngày 2/12/2019, giao dịch tại mức 2019F/20F EV/EBITDA lần lượt là 5,6 lần và 4,9 lần, khá hấp dẫn so với bình quân của các đối thủ trong ngành là 7,1 lần trong năm 2019 và 6,2 lần trong 2020.

Duy trì khuyến nghị OUTPERFORM với mức giá mục tiêu 1 năm là 29.300 đồng/CP, ứng với mức lợi nhuận kỳ vọng là 31,5% và mức P/E và EV/EBITDA hợp lý năm 2020 lần lượt là 13,2 lần và 6,2 lần.

FPT sẽ kiểm tra lại ngưỡng 62

CTCK BIDV (BSC)

Cổ phiếu FPT của CTCP FPT đã hình thành trong mô hình 2 đáy tại ngưỡng giá 54 và 55. Thanh khoản cổ phiếu có dấu hiệu hồi phục trở lại và nằm trên mức trung bình 20 phiên, cho thấy động lực tăng đang hình thành.

Chỉ báo MACD và chỉ báo RSI đều ủng hộ xu hướng tăng giá. Đường giá cổ phiếu đã cắt lên dải mây Ichimoku, cho thấy động lực tăng giá trung hạn đang hình thành.

Như vậy, FPT nhiều khả năng sẽ kiểm tra lại ngưỡng kháng cự 62 trong các phiên giao dịch tới.

Đánh giá cao thương vụ MCH chào mua công khai 60% cổ phần NET

CTCK Bản Việt (VCSC)

CTCP Hàng tiêu Dùng Masan (MCH), công ty con của Tập đoàn Masan (MSN), đã đưa ra đề nghị chào mua công khai lên đến 60% cổ phần của công ty sản xuất bột giặt trong nước là CTCP Bột giặt NET (HSX: NET) thông qua công ty con vừa thành lập là Masan HPC. Masan dự kiến sẽ hoàn thành giao dịch này trong vòng 2 tháng.

NET ghi nhận doanh thu 1,1 nghìn tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 69 tỷ đồng trong 12 tháng báo cáo tài chính gần nhất. Theo báo cáo thường niên năm 2018, doanh thu của NET có 65% đến từ thị trường trong nước (thông qua các sản phẩm có thương hiệu riêng của công ty) trong khi 32% đến từ xuất khẩu (trong đó 40% của doanh thu xuất khẩu đến từ các thương hiệu của NET trong khi phần còn lại là các thương hiệu gia công, theo ban lãnh đạo của NET cho biết). Tại thị trường trong nước, NET chủ yếu cạnh tranh trong phân khúc giá phổ thông và bình dân tại các khu vực tỉnh thành cấp 2 và cấp 3.

Giá chào mua của MSN là 48.000 đồng/CP, tương ứng với giá trị vốn hóa của NET đạt 1,1 nghìn tỷ đồng và tương ứng với khoản vốn đầu tư 645 tỷ đồng để mua 60% cổ phần. Mức giá này tương ứng với P/E trượt 12 tháng của NET đạt 15,5 lần. Theo chúng tôi, đây là mức định giá hợp lý dành cho một cổ phần kiểm soát.

Nếu giao dịch diễn ra thành công, diễn biến này sẽ đánh dấu sự tham gia của Masan vào thị trường sản phẩm chăm sóc nhà cửa và cá nhân (home and personal care), phù hợp với chiến lược phát triển 5 năm mà MCH đã công bố tại ĐHCĐ thường niên diễn ra đầu năm 2019. Theo Euromonitor, thị trường sản phẩm chăm sóc nhà cửa và cá nhân của Việt Nam có trị giá hơn 3 tỷ USD, và hiện được thống trị bởi các tập đoàn lớn nước ngoài như Unilever và P&G.

Masan có kế hoạch tận dụng hệ thống phân phối của MCH để tăng cường đưa các sản phẩm của NET đến tay người tiêu dùng. Theo ban lãnh đạo, MCH có thể tận dụng hơn một nửa trong tổng số 300.000 điểm bán của công ty để phân phối sản phẩm của NET. Ngoài ra, chúng tôi cho rằng Masan có thể giúp NET cao cấp hóa danh mục sản phẩm nhờ năng lực xây dựng thương hiệu của mình.

Nhìn chung, chúng tôi đánh giá thương vụ này là một diễn biến tích cực cho Masan. Dù vậy, tác động tài chính ngay lập tức từ thương vụ này lên Masan sẽ là không đáng kể do quy mô khá nhỏ của NET so với Masan.

Khuyến nghị mua cho PVT với giá mục tiêu 21.700 đồng/CP

CTCK Bản Việt (VCSC)

Tổng công ty Cổ phần Vận tải Dầu khí (PVT – sàn HOSE công bố kết quả kinh doanh sơ bộ năm 2019 với doanh thu đạt 8,1 nghìn tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế báo cáo đạt 1 nghìn tỷ đồng, lần lượt tăng 7,7% và 6,1% so với năm ngoái.

Tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận báo cáo được hỗ trợ bởi 1) sản lượng vận chuyển dầu thô và sản phẩm từ dầu tăng của nhà máy lọc dầu Nghi Sơn (NSR) khi nhà máy này hoạt động với hiệu suất cao hơn, đạt 70% so với mức 45% trong năm 2018, 2) mở rộng công suất các mảng dầu thô/sản phẩm từ dầu, hóa chất và LPG lần lượt 34%, 32% và 23% trong năm 2019.

Doanh thu và lợi nhuận trước thuế sơ bộ lần lượt hoàn thành 100,1% và 109,3% dự báo cả năm và vượt kỳ vọng của chúng tôi, chúng tôi cho rằng kết quả kinh doanh tích cực này nhờ mức giá thuê ngày quốc tế thuận lợi hơn dự kiến.

Chúng tôi hiện có khuyến nghị mua cho PVT với giá mục tiêu 21.700 đồng/CP (tổng mức sinh lời dự phóng 38,0%, bao gồm lợi suất cổ tức 6,1%). Theo giá chốt phiên hôm nay, PVT hiện được giao dịch tại EV/EBITDA năm 2020 là 4,3 lần, thấp hơn 44,3% so với trung vị các công ty cùng ngành trong khu vực là 7,8 lần.

T.T
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement