Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Cổ phiếu cần quan tâm ngày 24/8

Chứng khoán

23/08/2020 18:46

Trích báo cáo phân tích một số cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 24/8 của các công ty chứng khoán.

Khuyến nghị mua cổ phiếu MWG

CTCK BIDV (BSC)

Chúng tôi đánh giá triển vọng kết quả kinh doanh năm 2021 của CTCP Đầu tư Thế giới di động (MWG) sẽ khả quan nhờ (1) Tối ưu hóa mô hình BHX sau khi đã đẩy mạnh mở rộng cửa hàng và chuỗi DC trong năm 2020 và (2) Nền tảng kết quả kinh doanh thấp trong năm 2020. 

Bên cạnh đó, sức mua tiêu dùng đối với các mặt hàng không thiết yếu dần phục hồi khi dịch bệnh Covid-19 được khống chế. 

BSC điều chỉnh giảm nhẹ dự báo doanh thu và lợi nhuận năm 2020 của MWG do yếu tố dịch Covid-2019, ước đạt lần lượt 107,412 tỷ đồng (tăng 5,1% so với năm ngoái) và 3.571 tỷ đồng (giảm 6,9%). EPS FW 2020 = 7.880 đồng.

BSC tiếp tục duy trì khuyến nghị muavới việc điều chỉnh giảm nhẹ giá mục tiêu dự phóng xuống mức 117.500 VND (do cập nhật điều chỉnh một số giả định) so với (upside 43.8% so với mức giá ngày 20/08/2020) dựa trên hai phương pháp P/E (50%) và DCF (50%).

Cổ phiếu cần quan tâm ngày 24/8

Mục tiêu chốt lãi của GVR nằm tại xung quanh giá 13-13.5

CTCK BIDV (BSC)

Cổ phiếu GVR của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam vẫn đang ở trong xu hướng tăng từ đầu tháng 8 đến nay sau khi đã dời về vùng hỗ trợ xung quanh giá 10. Thanh khoản cổ phiếu trong những phiên gần đây vẫn đang duy trì giá trị ổn định.

Các chỉ báo kỹ thuật hiện đều đang ở trong trạng thái tích cực.

Phiên cuối tuần 21/8, các đường EMA vừa xuất hiện Golden Cross đồng thời chỉ báo động lượng RSI vẫn chưa đi vào mùng quá mua nên cổ phiếu có thể duy xu hướng tăng trong thời gian tới.

Ngưỡng hỗ trợ gần nhất của GVR nằm tại khu vực 11.5. Mục tiêu chốt lãi của cổ phiếu nằm tại xung quanh giá 13-13.5, cắt lỗ nếu ngưỡng 11.4 bị xuyên thủng.

Khuyến nghị mua PNJ với giá mục tiêu 66.000 đồng/CP

CTCK MB (MBS)

Chúng tôi khuyến nghị mua đối với cổ phiếu PNJ với giá mục tiêu 12 tháng 66.000 đồng/cổ phiếu trên cơ sở (i) là DN niêm yết đầu ngành trong lĩnh vực bán lẻ trang sức, (ii) nhu cầu vàng miếng duy trì ở mức cao khi dịch bệnh diễn ra trên diện rộng, trong khi (iii) DN đã thực hiện tái cấu trúc cửa hàng nhằm tối ưu hóa mạng lưới bán lẻ.

Tuy nhiên, chúng tôi cũng lưu ý rằng dự kiến dịch COVID-19 sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới thu nhập của người tiêu dùng đến hết năm 2021. Điều này làm giảm nhu cầu các hàng hóa cao cấp như trang sức và giảm tiến độ mở mới số lượng cửa hàng PNJ trong 2 năm tiếp theo.

Khuyến nghị khả quan cho QNS với giá mục tiêu 23.900 đồng/CP

CTCK Bản Việt (VCSC)

Ngày chốt danh sách cho cổ tức tiền mặt này là ngày 07/09 và ngày thanh toán là ngày 18/09.

Chúng tôi lưu ý rằng ĐHCĐ đã thông qua tổng cổ tức tiền mặt tối thiểu 1.500 đồng/CP cho năm tài chính 2020 (lợi suất cổ tức 4,6%), trong khi chúng tôi hiện đang dự báo tổng cố tức tiền mặt 3.000 đồng/CP trong năm 2020 (lợi suất cổ tức 9,1%).

Chúng tôi hiện đang có khuyến nghị khả quan dành cho QNS với giá mục tiêu 23.900 đồng/CP, tương ứng với tổng mức sinh lời dự phóng -18,0%, bao gồm lợi suất cổ tức 9,1%, dựa theo giá đóng cửa hôm nay.

Khuyến nghị mua dành cho cổ phiếu MWG

CTCK Bản Việt (VCSC)

Chúng tôi duy trì khuyến nghị mua khi cho rằng khả năng triển khai kinh doanh mạnh mẽ của CTCP Đầu tư Thế giới Di động (MWG) sẽ dẫn dắt tăng trưởng lợi nhuận sau năm 2020 – dù rủi ro tiêu dùng không thiết yếu suy yếu.

Chúng tôi giảm giá mục tiêu thêm 4% chủ yếu do chúng tôi đã ghi nhận đầy đủ hơn tác động pha loãng từ phát hành ESOP hàng năm cho cổ đông hiện hữu. Giá mục tiêu của chúng tôi phần nào được hỗ trợ từ việc chúng tôi bao gồm việc triển khai các cửa hàng DMX siêu nhỏ (mô hình điện máy mới), sẽ thúc đẩy hợp nhất thị phần của MWG – đặc biệt tại các khu vực nông thôn, có thu nhập thấp.

Chúng tôi tăng dự báo tổng lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số giai đoạn 2020-2022 thêm 3% nhờ việc ghi nhận mô hình DMX siêu nhỏ kể trên, phần nào bị ảnh hưởng bởi chi phí hoạt động kinh doanh dự phóng cao hơn cho Bách hóa xanh (siêu thị mini).

BHX: Chúng tôi ước tính khoản lỗ ròng sẽ tăng từ khoảng 1,1 nghìn tỷ đồng trong năm 2019 lên 1,5 nghìn tỷ đồng trong năm 2020 do chi phí logistics liên quan đến việc tăng độ phủ địa lý. Chúng tôi dự báo khoản lỗ ròng sẽ giảm còn 407 tỷ đồng trong năm 2021 khi chúng tôi kỳ vọng BHX sẽ đạt điểm hòa vốn lợi nhuận trong năm 2021 nhờ mở rộng biên lợi nhuận gộp và tối ưu hóa chi phí.

Yếu tố hỗ trợ: triển khai các cửa hàng DMX siêu nhỏ nhanh hơn dự kiến; doanh số/cửa hàng cao hơn của BHX nhờ nâng cấp cửa hàng; triển khai thành công BHX online và mảng kinh doanh ở nước ngoài.

Rủi ro cho quan điểm của chúng tôi: triển khai cửa hàng và tiến độ sinh lời của BHX chậm hơn dự kiến; chi tiêu tiêu dùng thấp hơn dự kiến cho ĐTDĐ và điện máy.

Khuyến nghị mua dành cho cổ phiếu PC1

CTCK Bản Việt (VCSC)

Chúng tôi nâng giá mục tiêu thêm 1% và duy trì khuyến nghị mua dành cho CTCP Xây lắp điện 1 (PC1). Chúng tôi cho rằng PC1 là cổ phiếu hấp dẫn để đầu tư vào xu hướng chuyển đổi đến năng lương tái tạo do 3 dự án điện gió của công ty chuẩn bị đi vào hoạt động vào cuối năm 2021.

Chúng tôi nâng giá mục tiêu khi chúng tôi dự phóng doanh thu bổ sung từ mảng BĐS sau năm 2022, tương ứng với kế hoạch của PC1 đưa mảng bds thành mảng kinh doanh cốt lõi trong tương lai, một phần bị ảnh hưởng bởi lợi nhuận thấp hơn từ mảng xây lắp điện và tỷ lệ sở hữu thấp hơn tại 3 dự án điện gió sắp tới của PC1.

Tương ứng, chúng tôi điều chỉnh giảm 3%/3%/9% lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số 2020/2021/2022 và nâng lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số mục tiêu 2023/2024 thêm 10%/30%.

Chúng tôi dự báo EPS dự phóng 2020 sẽ tăng 18% nhờ bàn giao dự án BĐS Thanh Xuân giúp bù đắp cho lợi nhuận giảm của các mảng khác. Chúng tôi dự phóng tăng trưởng EPS 10% trong năm 2021 nhờ lượng mưa phục hồi cả năm giúp nâng mảng thủy điện của PC1.

Giá mục tiêu chung của chúng tôi (DCF 70%: P/E 30%) tăng 1% khi định giá theo DCF tăng 4% nhờ dự báo trong trung hạn cao hơn (do doanh thu mảng BĐS cao hơn), trong khi định giá P/E giảm 10% do chúng tôi điều chỉnh giảm lợi nhuận cốt lõi/điều chỉnh dự phóng 2020-2021.

Rủi ro: rủi ro thực hiện liên quan đến việc PC1 tham gia vào mảng điện gió.

Khuyến nghị khả quan cho TPB với giá mục tiêu 24.500 đồng/CP

CTCK Bản Việt (VCSC)

Chúng tôi duy trì giá mục tiêu 24.500 đồng/CP dánh cho Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPB) và giữ khuyến nghị khả quan dành cho TPB. Chúng tôi tăng dự báo trung bình 6.7% lợi nhuận giai đoạn 2020-2022 bên cạnh đó giảm dự phóng trung bình 61 điểm cơ bản cho ROE trong giai đoạn 2023-2024.

Mức tăng dự báo lợi nhuận của chúng tôi chủ yếu đến từ mức giảm trung bình 5.7% trong chi phí dự phòng trong giai 2020-2022.

Chúng tôi nâng dự báo NIM 2020 thêm 10 điểm cơ bản lên 4,09% - tương đương mức 2019, trong bối cảnh tăng trưởng tín dụng đạt 15%.

Chúng tôi kỳ vọng TPB sẽ tiếp tục miễn giảm phí giao dịch trong nước cho tất cả khách hàng cá nhân và DN SME trong nửa cuối 2020 nhằm ứng phó với tác động từ dịch COVID-19. Do đó, chúng tôi giảm giả định thu nhập phí ròng 7,8% trong năm 2020.

TPB đã ký kết hợp đồng bancasurrance độc quyền 15 năm với Sunlife Vietnam vào ngày 17/10/2019. Ngân hàng đã ghi nhận phí 2 đợt đầu tiên với tổng cộng 60 triệu USD trong tổng 80 triệu USD phí ứng trước trong quý 4/2019 và quý 1/2020. Chúng tôi cho rằng TPB sẽ nhận được 20 triệu USD còn lại trong 6 tháng cuối năm 2020.

Chúng tôi điều chỉnh tăng giả định rằng các khoản vay tái cơ cấu sẽ không quá 6% dư nợ vay 2020 từ mức 5% trước đây. Tuy nhiên, chúng tôi duy trì dự phóng tỷ lệ nợ xấu 2020 và tỷ lệ xử lý nợ trong khoản vay gộp đạt lần lượt 2,2% và 0,8%.

ROE và ROA dự phóng của chúng tôi cho năm 2020 là 22,6% và 2,0% so với trung vị các ngân hàng khác là 17,6% và 1,7%. Do đó, chúng tôi cho rằng định giá của TPB là hấp dẫn với P/B dự phóng cho 2020F đạt 1,1 lần.

Rủi ro: (1) cần tăng vốn để duy trì tăng trưởng cho vay, tạo ra rủi ro pha loãng; (2) tác động tiêu cực từ số lượng các khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 cao hơn dự kiến.

Khuyến nghị mua dành cho cổ phiếu VHC

CTCK Bản Việt (VCSC)

Chúng tôi duy trì khuyến nghị mua và nâng giá mục tiêu thêm 18% cho CTCP Vĩnh Hoàn (VHC) khi chúng tôi kỳ vọng mảng fillet cá tra khi bước vào chu kỳ tăng trưởng mới sau hơn một năm sụt giảm trong khi mảng kinh doanh collagen và gelatin (C&G) có biên lợi nhuận cao (dự kiến chiếm 45% lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số 2021) có triển vọng tăng trưởng mạnh mẽ.

Chúng tôi nâng dự phóng lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số 2020/2021/2022 thêm lần lượt 1%/18%/18% khi kết quả kinh doanh 6 tháng 2020 cho thấy giá bán trung bình của C&G và sản lượng fillet cao hơn kỳ vọng trước đây của chúng tôi, giúp bù đắp cho tiến độ vận hành công suất C&G mới chậm hơn (dự kiến trong tháng 10 so với tháng 8/2020 trước đây) và giá bán trung bình fillet thấp hơn.

Chúng tôi dự phóng EPS cốt lõi sẽ giảm 18% trong năm 2020 – do nhu cầu thấp hơn cho fillet do dịch COVID-19 – trước khi tăng mạnh 57%/15% YoY trong năm 2021/2022 nhờ sự phục hồi nhu cầu cá tra và đóng góp từ C&G gia tăng.

Giá mục tiêu của chúng tôi tương ứng với P/E 2021 của VHC đạt 6,7 lần – thấp hơn so với trung bình P/E trượt 5 năm là 7,2 lần.

Rủi ro cho quan điểm của chúng tôi: Trung Quốc thắt chặt các quy định nhập khẩu do lo ngại lây lan dịch COVID-19 từ thủy hải sản nhập khẩu; thị phần và biên LN tại Mỹ thấp hơn dự kiến do cạnh tranh với các đối thủ mới.

N.T
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement