Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Cổ phiếu cần quan tâm ngày 24/7

Chứng khoán

23/07/2020 21:52

Trích báo cáo phân tích một số cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 24/7 của các công ty chứng khoán.

Khuyến nghị NĂM GIỮ đối với cổ phiếu PNJ

CTCK MB (MBS)

Chúng tôi khuyến nghị NĂM GIỮ đối với cổ phiếu PNJ với giá mục tiêu 12 tháng 66.000 đồng/cổ phiếu. Chúng tôi dự kiến dịch Covid-19 sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới thu nhập của người tiêu dùng đến hết năm 2021.

Điều này làm giảm nhu cầu các hàng hóa cao cấp như trang sức và giảm tiến độ mở mới số lượng cửa hàng PNJ trong 2 năm tiếp theo.

Kể từ đầu tháng 4, khi dịch bệnh Covid-19 trong nước bùng phát, PNJ đã tạm đóng phần lớn cửa hàng theo chỉ thị của cơ quan chức năng và mở lại hoạt động bình thường khi dịch đã được kiểm soát hơn trong nửa cuối tháng 4, kết quả là doanh thu trong tháng bị ảnh hưởng nặng nề, tuy nhiên đã chứng kiến phục hồi tích cực trong 2 tháng còn lại của quý II khi dịch bệnh đã được kiểm soát hoàn toàn trong nước. Doanh thu vì vậy ghi nhận giảm nhẹ khoảng 7% so với cùng kỳ, đạt tương ứng 2.745 tỷ đồng.

Về cơ cấu doanh thu, kênh bán lẻ giảm 8,8%, doanh thu kênh sỉ giảm 24%, trong khi doanh thu vàng 24k tăng 10% so cùng kỳ năm trước.

Biên lợi nhuận gộp giảm khá từ 21,5% xuống còn 17,3% do vàng miếng với biên lợi nhuận gộp thấp hơn chiếm tỷ trọng cao hơn trong cơ cấu doanh thu. Trong khi đó, do nhu cầu vốn lưu động phục vụ kinh doanh khiến dư nợ vay ngắn hạn tăng mạnh từ 1.448 tỷ đồng tại ngày 30/06/2019 lên 2.647 tỷ đồng tại ngày 30/06/202 đã khiến chi phí lãi vay tăng từ 21 tỷ đồng trong quý II/2019 lên 44 tỷ đồng trong quý II/2020.

Kết quả là lợi nhuận sau thuế quý II năm nay chỉ đạt gần 32 tỷ đồng, giảm mạnh 81% so với kết quả thực hiện cùng kỳ năm ngoái. Đây cũng là quý PNJ chứng kiến lãi ròng thấp nhất trong vòng 5 năm trở lại đây.

Lũy kế 6 tháng 2020, hoạt động kinh doanh vàng miếng chứng kiến tăng trưởng mạnh với 14% và cũng là mảng kinh doanh có tỷ trọng tăng khá trong 6 tháng 2020, từ 20,3% trong 6 tháng 2019 lên 23,1% trong kỳ này. Kênh bán lẻ chỉ ghi nhận tăng 2% cùng kỳ trong khi kênh bán sỉ giảm 20% cùng kỳ trong bối cảnh hoạt động xuất khẩu tiếp tục chịu ảnh hưởng khi tình hình dịch bệnh đang có dấu hiệu quay trở lại tại nhiều nước trên thế giới.

Biên lợi nhuận gộp giảm từ 21,8% xuống còn khoảng 19,7% trong khi chi phí lãi vay tăng 86% khiến lợi nhuận sau thuế nửa đầu năm đạt 440 tỷ đồng, giảm 26% cùng kỳ.

Với kết quả này, PNJ hoàn thành 53,5% kế hoạch doanh thu và 53% kế hoạch lợi nhuận.

Về số lượng cửa hàng, tính đến cuối tháng 6/2020, PNJ có 291 cửa hàng PNJ Gold, 42 PNJ Silver, 4 CAO, 2 PNJ Art, và 45 PNJ Watch. Trong nửa đầu năm 2020, Công ty đã thực hiện mở mới 14 và nâng cấp 2 cửa hàng Gold, đóng 22 cửa hàng (9 Silver và 13 Gold), đồng thời mở mới 20 cửa hàng đồng hồ.

Lợi nhuận sau thuế 2020 ước giảm 4% cùng kỳ do mảng bán lẻ có kết quả tăng trưởng thấp hơn kỳ vọng. Chúng tôi dự phóng doanh thu của PNJ sẽ tăng 9,5% n/n trong năm 2020, đạt tương ứng 18.630 tỷ đồng. Chúng tôi cho rằng tăng trưởng doanh thu từng cửa hàng ước giảm 4% cùng kỳ (năm 2019 15% cùng kỳ) do hiệu ứng đóng cửa hàng trong tháng 4 và sức mua mặt hàng xa xỉ giảm. Tổng số cửa hàng bán lẻ dự phóng đạt 360 cửa hàng vào cuối 2020 ( 14 cửa hàng).

Chúng tôi giảm 16% dự phóng lợi nhuận năm 2020 so với dự phóng trước đây, xuống còn 1.145 tỷ đồng, do mảng bán lẻ trang sức (mảng có biên lợi nhuận cao nhất) có kết quả tăng trưởng thấp hơn kì vọng của chúng tôi.

Năm 2021, chúng tôi kỳ vọng doanh thu/cửa hàng phục sẽ hồi nhẹ 6% chứng khoán, kéo theo doanh thu tăng trưởng 13,3% lên 21.112 tỷ đồng. Số lượng cửa hàng dự kiến tăng 40 cửa hàng, nâng tổng số cửa hàng lên 400 cửa hàng. Lợi nhuận sau thuế dự phóng khoảng 1.310 tỷ đồng.

Cổ phiếu cần quan tâm ngày 24/7

thể mở vị thế tại quanh ngưỡng giá 13 với IDJ

CTCK BSC

IDJ đã có một phiên bứt phá sau khi tạo ngưỡng hỗ trợ ngắn hạn 12.0. Thanh khoản cổ phiếu đã vượt ngưỡng trung bình 20 phiên, đồng thuận với đà tăng của cổ phiếu. Chỉ báo RSI và chỉ báo MACD đều đang ủng hộ xu hướng tích cực này.

Đường giá cổ phiếu cũng đã vượt lên dải mây Ichimoku, cho thấy xu hướng tăng giá trung hạn đã hình thành. Như vậy, nhà đầu tư có thể mở vị thế tại quanh ngưỡng giá 13 và chốt lãi tại ngưỡng giá 17.0 và cắt lỗ nếu mất ngưỡng hỗ trợ ngắn hạn 12.0.

Khuyến nghị KHẢ QUAN cho DPM

CTCK Bản Việt (VCSC)

Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (DPM) công bố công ty sẽ thanh toán phần cổ tức tiền mặt năm 2019 còn lại ở mức 700 đồng/CP. Đây là đợt thanh toán thứ hai cho lượng cổ tức tiền mặt năm 2019 trị giá 1.200 đồng/CP (lợi suất 8,0%). Ngày giao dịch không hưởng quyền dự kiến là ngày 05/08 và ngày thanh toán là ngày 21/08.

Trong năm 2020, chúng tôi hiện dự báo cổ tức tiền mặt ở mức 1.000 đồng/CP (lợi suất 6,7%).

Chúng tôi hiện có khuyến nghị KHẢ QUAN cho DPM với giá mục tiêu 15.200 đồng/CP (tổng mức sinh lời dự phóng 8,4%, bao gồm lợi suất cổ tức 6,7%). DPM hiện được giao dịch tại P/E dự phóng năm 2020 là 10,2 lần và P/B là 0,7 lần, dựa theo dự báo của chúng tôi.

DXG có khả năng ghi nhận lỗ từ kế hoạch thoái vốn khỏi LDG

CTCK Bản Việt (VCSC)

Như đã đề cập trong báo cáo kết quả kinh doanh ngày 20/07/2020, DXG và công ty con mà DXG sở hữu 99,9% là Công ty TNHH Xây dựng – Thương mại – Dịch vụ Hà Thuận Hùng đã đăng ký bán toàn bộ 88 triệu cổ phiếu - tương ứng 36,7% cổ phần - tại CTCP Đầu tư LDG (LDG) từ ngày 22/07 đến ngày 21/8. Tính đến quý 2/2020, giá trị của khoản đầu tư vào LDG này là 1,1 nghìn tỷ đồng – tương ứng 12.130 đồng/CP.

Theo quan sát của chúng tôi trong phiên giao dịch 22/7, đã có tổng cộng 40,5 triệu cổ phiếu LDG giao dịch thông qua phương pháp thỏa thuận tại mức giá 6.160 đồng/CP – tương ứng với tổng giá trị giao dịch 250 tỷ đồng. Công ty chưa xác nhận giao dịch trong phiên này hoặc công bố kết quả của giao dịch thoái vốn.

Nếu chúng tôi giả định giao dịch thỏa thuận 40,5 triệu cổ phiếu LDG trong phiên 22/7 là một phần của diễn biến thoái vốn của DXG, DXG sẽ ghi nhận khoản lỗ thoái vốn 242 tỷ đồng trong

quý III/2020. Nếu giả định rằng DXG thoái vốn toàn bộ 88 triệu cổ phiếu LDG với mức giá 6.160 đồng/CP, khoản lỗ từ thoái vốn sẽ đạt tổng cộng 525 tỷ đồng.

Trong khi đó, chúng tôi dự báo LDG sẽ đóng góp 259 tỷ đồng lợi nhuận – tương ứng 28% dự báo lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số năm 2020 của chúng tôi cho DXG là 939 tỷ đồng, như đã đề cập trong báo cáo cập nhật ngày 27/04 của chúng tôi. Do đó, chúng tôi cho rằng có khả năng điều chỉnh giảm đáng kể dự báo lợi nhuận của chúng tôi cho DXG khi chúng tôi chưa ghi nhận tác động từ diễn biến thoái vốn khỏi LDG.

N.T
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement