Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Cổ phiếu cần quan tâm ngày 24/2

Chứng khoán

23/02/2020 19:46

Trích báo cáo phân tích một số cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 24/2 của các công ty chứng khoán.

Khuyến nghị mua cổ phiếu FPT với giá mục tiêu 70.300 đồng/CP

CTCK BIDV (BSC): Năm 2020, CTCP FPT (FPT – sàn HOSE) đặt kế hoạch doanh thu và lợi nhuận trước thuế lần lượt đạt 32.450 tỷ đồng (tăng 17% so với năm ngoái) và 5.510 tỷ đồng (tăng trưởng 18%).

BSC dự báo doanh thu thuần và lợi nhuận trước thuế năm 2020 của FPT đạt 33.255 tỷ đồng (tăng 19,9%) và 5.599 tỷ (tăng 20.0% so với năm trước). EPS FW 2020 đạt 5.157 VND/cp (tăng 22,2%)  (đã trích quỹ khen thưởng và phúc lợi)

Chúng tôi tiếp tục khuyến nghị mua cổ phiếu FPT với giá mục tiêu mới là 70.300 đồng/CP (giảm 6.6% so với giá mục tiêu cũ) dựa trên phương pháp PE/FCFF với tỷ lệ 40/60 (PE fw =13) do (1) kết quả kinh doanh 2019 thấp hơn dự phóng ban đầu (doanh thu và lợi nhuận trước thuế thấp hơn lần lượt 1.9% và 4.1%) (2) hạ dự phóng kinh doanh năm 2020 (doanh thu và lợi nhuận trước thuế năm 2020 BSC dự báo tăng trưởng 19.9% và 20.0%).

Cổ phiếu cần quan tâm ngày 24/2

Khuyến nghị theo dõi cổ phiếu VHC với giá mục tiêu 35.000 đồng/CP

CTCK BIDV (BSC): BSC cho rằng tuy mức nền kinh doanh 2019 thấp khó tạo ra sự tăng trưởng đột biến cho năm 2020 khi nhu cầu tại các thị trường chính vẫn chưa có dấu hiệu cải thiện.

Bên cạnh đó, ảnh hưởng của dịch nCoV sẽ tác động mạnh đến thị trường Trung Quốc trong quý I/2020 và sức tiêu thụ của thị trường này. Như vậy, động lực tăng trưởng chính của ngành cá tra là Trung Quốc đang gặp tiêu cực trong ngắn hạn, khiến cho triển vọng ngành sẽ kém tích cực hơn. 

BSC dự báo năm 2020 doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế của Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn (VHC – sàn HOSE) lần lượt đạt 8,645 tỷ (tăng 9,9% so với năm ngoái) và 956 tỷ  (giảm 18,9%) (giảm lần lượt 23.0% và 38.4% doanh thu và lợi nhuận sau thuế so với dự phóng trước). EPS dự phóng 2020 đạt 5.197 VND/cp, tương đương với PE fw 2020 là 6.6.

Chúng tôi hạ khuyến nghị từ mua xuống theo dõiđối với cổ phiếu VHC và điều chỉnh giá mục tiêu đối với cổ phiếu sau khi chia cổ tức là 35.000 đồng/cổ phiếu do (1) Kết quả kinh doanh 2019 thấp hơn so với dự phóng (2) Điều chỉnh giám dự phóng cho năm 2020 (đã tính ảnh hưởng của dịch nCoV) (giảm 23% dự phóng doanh thu và 2.8 điểm phần trăm biên lợi nhuận thuần)

TIG có thể phá vỡ vùng cản 8.5

CTCK BIDV (BSC): Cổ phiếu TIG của Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư Thăng Long vẫn đang duy trì xu hướng tăng giá kéo dài từ đầu năm ngoái đến nay với xuất phát điểm là vùng giá 2.

Phiên cuối tuần 21/2, thanh khoản tăng cao đã đẩy giá cổ phiếu tăng kịch trần để chính thức vượt khỏi ngưỡng kháng cự tại mốc 7.2.

Các chỉ báo kỹ thuật đều đang ở trong trạng thái tích cực. Chỉ báo RSI đã tiệm cận vùng quá mua đồng thời cổ phiếu cũng dần tiến sát khu vực cản mạnh ở xung quanh ngưỡng 8.5 nên có thể xuất hiện áp lực chốt lời trong thời gian tới.

Nếu động lực tăng được duy trì và TIG có thể phá vỡ vùng cản nêu trên, cổ phiếu có cơ hội tiếp tục chinh phục khu vực trên mệnh giá 10 trong dài hạn.

Khuyến nghị nắm giữ cổ phiếu VHC

CTCK ACB (ACBS): Chúng tôi hạ khuyến nghị đối với cp VHC từ mua xuống giữ với giá mục tiêu 30.500 đ/cp (-8,6% TSR) dựa trên trung bình 2 phương pháp DCF và PE.

Chúng tôi hạ mức PE mục tiêu năm 2020 xuống còn 6,2 lần do nhìn nhận năm 2020 sẽ khó khăn cho ngành xuất khẩu cá tra.

Mức PE mục tiêu này tương ứng với 35% chiết khấu so với PE doanh nghiệp JAPFA – là doanh nghiệp được chọn để so sánh với Việt Nam trong kỳ đánh giá thuế chống bán phá giá.

Khuyến nghị khả quan dành cho TCB với giá mục tiêu 27.400 đồng/CP

CTCK Bản Việt (VCSC): Ngày 21/02/2020, Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (TCB) đã công bố nghị quyết HĐQT thông báo Tổng giám đốc ngân hàng hiện tại ông Nguyễn Lê Quốc Anh đã đề nghị Hội đồng quản trị (HĐQT) của TCB không gia hạn hợp đồng, hiệu lực từ ngày 01/09/2020. Chúng tôi cho rằng quá trình tìm kiếm người thay thế vị trí TGĐ sẽ bao gồm cả các ứng viên bên ngoài lẫn từ nội bộ ngân hàng.

Chúng tôi hiện có khuyến nghị khả quan dành cho TCB với giá mục tiêu 27.400 đồng/CP, tương ứng với tổng mức sinh lời dự phóng 18,6%, dựa theo giá đóng cửa hôm nay.

Khuyến nghị khả quan dành cho KBC với giá mục tiêu 17.500 đồng/CP

CTCK Bản Việt (VCSC): Chúng tôi giữ khuyến nghị khả quan cho Tổng CT Phát triển Đô thị Kinh Bắc (KBC) trong khi tăng nhẹ 3% giá mục tiêu theo phương pháp giá trị tài sản ròng, đạt 17.500 đồng, chủ yếu nhằm phản ánh giá bán đất trung bình giả định cao hơn của khu đô thị Tràng Duệ và bán đất khu công nghiệp tăng tốc trong giai đoạn 2020-2022. Diễn biến này phần nào bị ảnh hưởng bởi điều chỉnh tổng diện tích của khu công nghiệp Nam Sơn Hạp Lĩnh còn 300 ha từ 432 ha.

Chúng tôi tăng dự báo lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số trong giai đoạn 2020-2022 tổng cộng 15%, chủ yếu đến từ giá bán đất trung bình cao hơn tại KĐT Tràng Duệ và bán đất tại khu công nghiệp Nam Sơn Hạp Lĩnh tăng tốc (nhờ nhu cầu đất khu công nghiệp cao tại tỉnh Bắc Ninh từ các nhà sản xuất chuyển sang Việt Nam).

Trong năm 2020, chúng tôi dự báo doanh thu đạt 3,3 nghìn tỷ đồng (tăng 2,8% so với năm trước) và lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số đạt 923 tỷ đồng (tăng trưởng 8,0%), chủ yếu đến từ doanh số bán đất khu công nghiệp đạt 100 ha và doanh số bán đất khu đô thị đạt 5,5 ha.

Chúng tôi kỳ vọng KBC sẽ hưởng lợi từ dòng vốn FDI tiếp tục vào Việt Nam và gia tăng hoạt động sản xuất nhờ vào quỹ đất lớn của công ty tại các cụm công nghiệp chính tại miền Bắc.

Rủi ro: trì hoãn triển khai dự án; vốn lưu động biến động liên quan đến các mảng kinh doanh ngoài cốt lõi của KBC.

T.T
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement