Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Cổ phiếu cần quan tâm ngày 2/7

Chứng khoán

01/07/2021 19:00

Báo Đầu tư Chứng khoán trích báo cáo phân tích một số cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 2/7 của các công ty chứng khoán.

Chốt lãi khi cổ phiếu VNM tiếp cận ngưỡng giá 110.000 đồng/CP

CTCK BIDV (BSC): Cổ phiếu VNM của CTCP Sữa Việt Nam đang nằm trong nhịp tích lũy quanh ngưỡng giá 90. Thanh khoản cổ phiếu vượt ngưỡng trung bình 20 phiên trong phiên giao dịch gần nhất, đồng thuận với đà tăng giá của cổ phiếu.

Chỉ báo MACD và chỉ báo RSI đều đang cho thấy nhịp tích lũy ngắn hạn. Đường giá cổ phiếu sắp cắt dải mây Ichimoku, báo hiệu xu hướng tăng giá trung hạn sắp hình thành.

Nhà đầu tư có thể cân nhắc mở vị thế quanh ngưỡng giá 90.9 và chốt lãi khi cổ phiếu tiếp cận ngưỡng giá 110.0. Cắt lỗ nếu mất ngưỡng hỗ trợ 88.0.

Khuyến nghị mua dành cho cổ phiếu MWG

CTCK BIDV (BSC): Lũy kế 5 tháng đầu năm 2021, doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế của CTCP Thế giới di động (MWG – sàn HOSE) đạt lần lượt 51.830 tỷ đồng (tăng 9% so với cùng kỳ năm ngoái) và 2.172 tỷ đồng (tăng trưởng 26%), hoàn thành lần lượt 41% và 46% kế hoạch kinh doanh. Biên lợi nhuận ròng 5 tháng 2021 đạt mốc 4,2%, cao hơn đáng kể so với mức 3,6% cùng kỳ.

Chúng tôi ghi nhận nỗ lực đáng kể kết quả kinh doanh của MWG trong bối cảnh (1) kết quả kinh doanh quý I/2020 vẫn ở mức nền cao do chưa chịu nhiều tác động của dịch Covid (doanh thu quý I/2020 tăng 18,3% so với cùng kỳ) và (2) Đợt dịch bệnh bùng phát lần 4 từ đầu tháng 5/2021.

Tính đến cuối tháng 5/2021, hơn 630 cửa hàng Thế giới di động/Điện máy xanh nằm trong các khu vực phong tỏa và giãn cách xã hội phải đóng cửa hoặc hạn chế bán hàng.

Động lực tăng trưởng đến từ việc các nhóm ngành (1) Điện thoại duy trì mốc tăng trưởng 2 con số, (2) Đa dạng hóa nhiều nhóm ngành sản phẩm như máy tính, đồng hồ, điện lạnh và gia dụng ghi nhận tăng trưởng dương, (3) Tối ưu hóa các chi phí và (4) Sự linh hoạt trong kinh doanh của ban lãnh đạo.

Kế hoạch triển khai Điện máy xanh Supermini bám sát kế hoạch. Lũy kế 5 tháng đầu năm 2021, DMS mini mở được 537 cửa hàng, tăng 235 cửa hàng so với 31/12/2020. Qua đó, DMS đóng góp hơn 2,370 tỷ đồng doanh thu, chiếm 9% tổng doanh thu chuỗi Điện máy xanh.

BSC kỳ vọng nhu cầu mua sắm các thiết bị điện tử và gia dụng sẽ phục hồi khi dịch bệnh đã được khống chế. Tuy nhiên, chúng tôi đánh giá tăng trưởng chuỗi Điện máy xanh trong năm 2021 sẽ ở mức nền thấp, tăng trưởng ở mức 1 chữ số, qua đó tạo đà tăng trưởng tốt cho năm 2022 của mảng Điện máy xanh khi nền kinh tế phục hồi cũng như rủi ro về dịch bệnh thấp đi khi tỷ lệ bao phủ của việc tiêm phòng vaccine ở mức cao hơn.

Bách hóa xanh tiệm cận mức hòa vốn EBITDA cấp công ty trong tháng 5/2021 nhờ vào (1) doanh thu tăng đột biến trong tháng 5 lên 1.380 tỷ đồng/cửa hàng/tháng (tăng 16% so với tháng trước) và (2) Giải pháp nâng cao năng suất lao động, tối ưu hóa chi phí.

BSC đánh giá đây là tín hiệu tích cực tuy nhiên việc tăng đột biến doanh thu chủ yếu do yếu tố dịch Covid-19 khiến nhu cầu tăng lên đột biến, tương tự như giai đoạn tháng 3 - 4/2020.

BSC cho rằng doanh thu bình quân cửa hàng sẽ tiếp tục duy trì mức cao trong tháng 6 – 7/2021 trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 tại thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh vẫn diễn biến phức tạp, và sẽ dần điều chỉnh giảm về mức bình quân 1,2 tỷ đồng/cửa hàng/tháng trong phần còn lại của 2021.

BSC đánh giá việc các chợ truyền thống đóng cửa do dịch bệnh cũng sẽ thúc đẩy cho người tiêu dùng chuyển sang cửa hàng hiện đại/siêu thị qua đó giúp tốc độ chuyển đổi từ mô hình truyền thống sang mô hình hiện đại nhanh hơn. Điều này sẽ giúp Bách hóa xanh giải được bài toán gia tăng quy mô doanh thu bình quân mỗi cửa hàng và tiến gần hơn đến điểm hòa vốn.

Đối với chuỗi Bách hóa xanh, BSC dự báo năm 2021 và 2021 sẽ ghi nhận mức lỗ trên doanh thu lần lượt là -6.5% và -2%, tương ứng mức lỗ ròng của chuỗi Bách hóa xanh lần lượt là -1,980 tỷ đồng và -791 tỷ đồng với giả định Bách hóa xanh sẽ đạt điểm hòa vốn EBITDA cấp công ty vào cuối năm 2021 và sẽ bắt đầu ghi nhận lợi nhuận dương từ cuối năm 2022.

BSC dự báo doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế năm 2021 ước tính lần lượt đạt 121.717 tỷ đồng (tăng 12,1% so với năm ngoái) và lợi nhuận sau thuế ước đạt 4.878 tỷ đồng (tăng trưởng 24%), EPS 2021FW khoảng 10.261 đồng, PE FW 2021 là 14.0 lần dựa trên giả định (1) Nhóm Thế giới di động và Điện máy Xanh tăng trưởng 6,3%, (2) Bách hóa xanh tăng 42,8%, và (3) Biên lợi nhuận gộp 2021 khoảng 22,9%.

BSC dự báo doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế năm 2022 ước tính lần lượt đạt 146.017 tỷ đồng (tăng 20%) và lợi nhuận sau thuế ước đạt 6.164 tỷ đồng (tăng 26% so với năm trước đó), EPS 2021FW khoảng 12.960 đồng, PE FW 2021 là 11,1 lần.

Vì vậy, chúng tôi khuyến nghị mua cổ phiếu MWG với giá mục tiêu 207.000 đồng/CP.

Khuyến nghị khả quan cho GEX với giá mục tiêu 26.000 đồng/CP

CTCK Bản Việt (VCSC): Chúng tôi điều chỉnh giảm giá mục tiêu 13% dành cho CTCP Tập đoàn GELEX (GEX) từ mức 30.000 đồng/cổ phiếu xuống 26.000 đồng/cổ phiếu nhưng duy trì khuyến nghị khả quan.

Chúng tôi giả định giá VGC xuống 11% sau khi GEX cho rằng tiến độ tái cơ cấu của VGC có thể cần nhiều thời gian hơn dự kiến. Chúng tôi giảm ước tính lợi nhuận từ đánh giá lại từ việc hợp nhất VGC từ 1,4 nghìn tỷ đồng trong báo cáo cập nhật trước xuống còn 249 tỷ đồng sau nhận định của ban lãnh đạo tại ĐHCĐ gần đây của GEX.

Chúng tôi giữ nguyên dự báo lợi nhuận sau thuế giai đoạn 2021-2025 nhưng giảm khoảng 5% dự báo lợi nhuận sau thuế tổng giai đoạn 2022-2025 của chúng tôi, do điều chỉnh giảm 18% trong dự báo lợi nhuận sau thuế tổng 2022- 2025 cho CAV do áp lực chi phí từ đồng dự kiến cao hơn trong dài hạn.

Chúng tôi dự báo lợi nhuận sau thuế năm 2021 của GEX sẽ tăng trưởng 46% do đóng góp cao hơn từ VGC và thu nhập từ mảng thiết bị điện phục hồi (tăng 4% so với năm ngoái). GEX công bố lợi nhuận trước thuế sơ bộ 6 tháng đầu năm 2021 là 891 tỷ đồng (tăng trưởng 68%), đạt 43% dự báo cả năm đã điều chỉnh của chúng tôi.

Chúng tôi dự báo tốc độ tăng trưởng kép (CAGR) EPS pha loãng hoàn toàn giai đoạn 2020- 2023 đạt 17% do công suất cáp tăng, mở rộng thị phần, đóng góp thêm lợi nhuận từ VGC và tỷ lệ sử dụng cao hơn từ các nhà máy điện mặt trời và điện gió. GEX ghi nhận PEG hấp dẫn là 0,9, dựa trên dự báo của chúng tôi.

Yếu tố hỗ trợ: tiến độ IPO nhanh hơn dự kiến của các công ty con do GEX nắm giữ; lãi tiềm năng từ việc thoái vốn dự an điện gió 50 MW.

Rủi ro: Lỗ từ hoạt đông kinh doanh chứng khoán; rủi ro cao hơn dự kiến của các dự án điện gió.

Khuyến nghị khả quan cho BVH với giá mục tiêu 64.900 đồng/CP

CTCK Bản Việt (VCSC): ĐHCĐ thường niên của Tập đoàn Bảo Việt (BVH) được tổ chức tại Hà Nội vào ngày 29/06/2021. Chương trình chính của đại hội bao gồm nhìn lại kết quả kinh doanh năm 2020, thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2021, thông qua đơn từ nhiệm của Thành viên HĐQT (Ông Kenji Yoneda) và Thành viên BKS (Bà Trần Thị Phượng), bầu bổ sung 2 thành viên HĐQT và 1 thành viên BKS mới.

Kế hoạch năm 2021 cho công ty mẹ bao gồm doanh thu là 1.510 ngìn tỷ đồng (tăng 7,1% so với năm ngoái) và lợi nhuận sau thuế là 1,03 nghìn tỷ đồng (tăng trưởng 1,8%; thấp hơn 10% so với dự báo của chúng tôi). ROE dự kiến (với vốn điều lệ 7.423 nghìn tỷ đồng) được đề ra ở mức 13,9%. Mục tiêu kinh doanh hợp nhất năm 2021 không được công bố.

ĐHCĐ đã thông qua mức cổ tức 8,985% bằng tiền mặt trên mệnh giá cho năm 2020, tương ứng với 899 đồng/CP và tương ứng lợi suất cổ tức 1,53% dựa trên giá cổ phiếu hiện tại - thấp hơn nhẹ so với kỳ vọng của chúng tôi là 10%. Cổ tức năm tài chính 2021 dự kiến sẽ được trả bằng tiền mặt sau khi trích các quỹ bắt buộc và trích lập quỹ khen thưởng và phúc lợi. Chúng tôi lưu ý rằng BVH thường trả cổ tức bằng tiền mặt.

Chúng tôi hiện đang có khuyến nghị khả quan đối với BVH với giá mục tiêu 64.900 đồng/CP

N.T
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement