Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Cổ phiếu cần quan tâm ngày 16/4

Chứng khoán

15/04/2020 18:59

Trích báo cáo phân tích một số cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 16/4 của các công ty chứng khoán.

Có thể mở vị thế đối với cổ phiếu LPB tại ngưỡng giá 7

CTCK BIDV (BSC): Cổ phiếu LPB của Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt đang nằm trong nhịp hồi phục sau khi chạm ngưỡng đáy 5.5. Thanh khoản cổ phiếu vượt ngưỡng trung bình 20 phiên đồng thuận với thấy nhịp tăng giá của cổ phiếu.

Chỉ báo RSI và chỉ báo MACD đều đang ủng hộ tín hiệu hồi phục. Đường giá cổ phiếu cũng đã vượt lên dải mây Ichimoku, cho thấy động lực tăng giá trung hạn đã hình thành. LPB nhiều khả năng sẽ kiểm tra lại vùng kháng cự 9-10 trong các phiên giao dịch tới.

Nhà đầu tư có thể mở vị thế tại ngưỡng giá 7.0 và chốt lãi ngắn hạn quanh ngưỡng giá 9.0. Cắt lỗ nếu cổ phiếu mất ngưỡng hỗ trợ 6.3.

Cổ phiếu cần quan tâm ngày 16/4

Khuyến nghị mua cổ phiếu DRC với giá mục tiêu 23.200 đồng/CP

CTCK MB (MBS): Chúng tôi khuyến nghị mua đối với cổ phiếu DRC của CTCP Cao su Đà Nẵng với giá mục tiêu 23.200 đồng/cổ phiếu trên cơ sở:  Nhu cầu sử dụng lốp radial ngày càng tăng trong tương lai, Biên lợi nhuận gộp cải thiện nhờ chi phí nguyên vật liệu đầu vào ở mức thấp, Nhà máy Radial giai đoạn 1 không còn trích khấu hao từ 2021, và (iv) cạnh tranh với Trung Quốc giảm trong ngắn hạn do tác động từ dịch Covid-19.

Giá mục tiêu được xác định dựa trên kết hợp 2 phương pháp so sánh P/E và EV/EBITDA.

Khuyến nghị mua cổ phiếu FPT với giá mục tiêu 52.300 đồng/CP

CTCK Phú Hưng (PHS): Chúng tôi giữ nguyên dự phóng năm 2020, doanh thu FPT đạt 30.488 tỷ đồng (tăng 10% so với năm ngoái), lợi nhuận đạt 4.444 tỷ đồng (tăng trưởng 13,6%).

Bằng phương pháp tổng giá trị thành phần (SOTP), dựa trên phương pháp định giá DCF và P/E cho các mảng kinh doanh, chúng tôi ước tinh thận trọng giá trị hợp lý của FPT là 52.300 VNĐ/cổ phiếu ( 11.6%). Do đó, khuyến nghị mua đối với cổ phiếu này.

Rủi ro: (1) Thiếu hụt các kỹ sư chất lượng cao ngành công nghệ thông tin; (2) Chi phí lao động gia tăng; (3) Cạnh tranh gay gắt từ Trung Quốc, Ấn Độ và cả các doanh nghiệp công nghệ thông tin và viễn thông trong nước; (4) Ngành viễn thông và công nghệ thông tin đòi hỏi đầu từ lớn, tuy nhiên, các công nghệ có thể mau chóng bị lỗi thời. (5) Covid19 bùng phát mạnh mẽ và chưa được kiểm soát.

Khuyến nghị mua dành cho CII với giá mục tiêu 27.200 đồng/CP

CTCK Bản Việt (VCSC): CTCP Xây dựng Hạ tầng Kỹ thuật TP. HCM (CII) công bố đã tăng tỷ lệ sở hữu tại công ty con trong mảng đầu tư bất động sản là NBB, từ 71,0% lên 78,4%. Quỹ đất BĐS của NBB tập trung tại Quận 8 và huyện Bình Chánh, TP. HCM (cách trung tâm khoảng 10-15km) cũng như các tỉnh khác, bao gồm Quảng Ngãi, Quảng Ninh và Bình Thuận.

CII đã mua thành công hơn 50% cổ phần tại NBB từ đầu năm 2019. Sau đó, công ty đã dần gia tăng tỷ lệ sở hữu tại NBB. Tại ĐHCĐ bất thường của NBB diễn ra trong tháng 8/2019, cổ đông đã thông qua phương án CII có thể tăng tỷ kệ sở hữu tại NBB lên 79% mà không cần chào mua công khai.

NBB cống bố kế hoạch 2020 với tổng thu nhập (bao gồm doanh thu, thu nhập tài chính và thu nhập khác) đạt 3,2 nghìn tỷ đồng (tăng 340% so với năm ngoái) và lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số 330 tỷ đồng (giảm 5%).

Chúng tôi cho rằng sự chênh lệch giữa kế hoạch tăng trưởng của tổng thu nhập và lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số là do mức cơ sở cao của biên lợi nhuận ròng trong năm 2019 nhờ chuyển nhượng cổ phần tại dự án Sơn Tịnh ở Quảng Ngãi. Chúng tôi cho rằng lợi nhuận của NBB năm 2020 sẽ chủ yếu đến từ bàn giao dự án BĐS nhà ở Diamond Riverside tại quận 8, TP. HCM, và dự án Sơn Tịnh.

Chúng tôi kỳ vọng NBB sẽ là một trong những yếu tố đóng góp chính cho lợi nhuận của CII trong trung hạn khi chúng tôi giả định quỹ đất/dự án của NBB tại TP. HCM (23,4 ha) và tại các tỉnh khác (~259ha) sẽ được đầu tư triển khai và bàn giao trong giai đoạn 2020-2023.

Chúng tôi hiện có khuyến nghị mua dành cho CII với giá mục tiêu 27.200 đồng/CP, tương ứng với tổng mức sinh lời dự phóng 63,9%, bao gồm lợi suất cổ tức 17,3%.

Khuyến nghị mua dành cho GAS với giá mục tiêu 69.600 đồng/CP

CTCK Bản Việt (VCSC): Tổng CT Khí Việt Nam (GAS) đã công bố báo cáo thường niên với kế hoạch năm 2020 bao gồm doanh thu đạt 66,2 nghìn tỷ đồng (giảm 12,2% so với năm ngoái) và lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số đạt 6,6 nghìn tỷ đồng (giảm 44,4%).

Các mục tiêu năm 2020 này tương ứng với doanh thu tăng 3,5% và lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số giảm 13,2% so với con số mục tiêu năm 2019. Kế hoạch năm 2020 này không thay đổi so với kế hoạch chúng tôi đã đề cập trong Báo cáo gặp gỡ NĐT ngày 17/12/2019.

Trong khi đó, mục tiêu doanh thu và lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số năm 2020 cao hơn 6,7% và 18,2% so với dự báo tương ứng của chúng tôi. Chúng tôi cho rằng chênh lệch này đến từ giả định giá dầu Brent 60 USD/thùng trong kế hoạch của GAS so với kịch bản cơ sở giá dầu thô 35 USD/thùng của chúng tôi.

Chúng tôi hiện có khuyến nghị mua cho GAS với giá mục tiêu 69.600 đồng/CP (tổng mức sinh lời dự phóng 9,9%, bao gồm lợi suất cổ tức 6,0%). Theo giá đóng cửa hôm nay, GAS hiện được giao dịch tại P/E dự phóng năm 2020 là 23,3 lần, dựa theo dự báo của chúng tôi.

Khuyến nghị mua dành cho GEX với giá mục tiêu 22.600 đồng/CP

CTCK Bản Việt (VCSC): Ngày 16/03/2020, Tổng CT Thiết bị điện Việt Nam (GEX) công bố HĐQT của công ty đã thông qua kế hoạch mua lại 29 triệu cổ phiếu – tương ứng 5,94% lượng cổ phiếu lưu hành của GEX.

Ngày 13/04/2020, công ty công bố thời gian giao dịch dự kiến là từ 23/04 đến 22/05, thông qua phương pháp giao dịch khớp lệnh và thỏa thuận. Dựa theo giá cổ phiếu hiện tại, chúng tôi ước tính GEX sẽ sử dụng 454 tỷ đồng để mua lại lượng cổ phiếu quỹ này. Giao dịch sẽ diễn ra trong 26 ngày (dựa theo khối lượng giao dịch trung bình trong 30 phiên giao dịch gần nhất).

Chúng tôi hiện có khuyến nghị mua cho GEX với giá mục tiêu 22.600 đồng/CP, tương ứng tổng mức sinh lời dự phóng 44,4%, bao gồm lợi suất cổ tức 0%.

Khuyến nghị mua dành cho KDH với giá mục tiêu 31.500 đồng/CP

CTCK Bản Việt (VCSC): Ngày 14/04/2020, CTCP Đầu tư Kinh doanh Nhà Khang Điền (KDH) đã công bố báo cáo thường niên trong đó đề cập kế hoạch lợi nhuận sau thuế cho năm 2020 ở mức 1,1 nghìn tỷ đồng (tăng trưởng 20%), thấp hơn so với dự báo của chúng tôi là 1,25 nghìn tỷ đồng (tăng trưởng 36%).

Kế hoạch này thấp hơn dự báo của chúng tôi, được chúng tôi cho rằng chủ yếu do kế hoạch bàn giao và phân bổ việc ghi nhận doanh thu của các dự án Safira và Verosa Park. Chúng tôi cho rằng có khả năng điều chỉnh giảm dự báo lợi nhuận 2020 của chúng tôi, dù cần đánh giá chi tiết hơn.

Trong tháng 3, công ty đã quyết định hoãn ĐHCĐ thường niên sang một thời điểm mới không trễ hơn tháng 6/2020 do dịch COVID-19. Nội dung các tờ trình (sẽ được trình ý kiến cổ đông thông qua tại ĐHCĐ), bao gồm kế hoạch kinh doanh 2020, hiện chưa được công bố.

Chúng tôi hiện có khuyển nghị mua dành cho KDH với giá mục tiêu 31.500 đồng/CP, tương ứng với tổng mức sinh lời dự phóng 58%, bao gồm lợi suất cổ tức 2%.

Khuyến nghị mua dành cho POW với giá mục tiêu 16.900 đồng/CP

CTCK Bản Việt (VCSC): Tổng CT Điện Lực Dầu Khí Việt Nam (POW) công bố KQKD sơ bộ quý 1/2020 với lợi nhuận trước thuế đạt 526 tỷ đồng (-45,1% YoY), hoàn thành 15% dự báo lợi nhuận trước thuế năm 2020 của chúng tôi. Cộng lại khoản lỗ tỷ giá 126 tỷ đồng, chúng tôi ước tính lợi nhuận trước thuế cốt lõi của POW trong quý 1 đạt 652 tỷ đồng, hoàn thành khoảng 18% dự báo của chúng tôi.

Chúng tôi giả định lợi nhuận thấp hơn đáng kể so với cùng kỳ quý trước do 1) lỗ tỷ giá gia tăng (cao hơn khoảng 4 lần so với quý 1/2019); và 2) mức phục hồi lợi nhuận cùa các nhà máy điện than Vũng Áng không đủ bù đắp cho mức giảm lợi nhuận từ nhà máy điện khí Nhơn Trạch 1 (do thiếu hụt nguồn khí) và các nhà máy khác.

Chúng tôi cho rằng KQKD quý 1 của POW thấp hơn dự báo của chúng tôi do 1) sản lượng điện thương phẩm thấp hơn dự kiến tại các nhà máy thủy điện Hủa Na và Đắk Đrinh – sản lượng điện thương phẩm của các nhà máy này trong tháng 1 chỉ hoàn thành lần lượt 8,2% và 12,2% dự báo năm 2020 của chúng tôi; 2) giá trên thị trường phát điện cạnh tranh có khả năng giảm; và 3) chi phí SG&A và chi phí bảo trì có khả năng gia tăng trong quý 1, dù cần thêm đánh giá chi tiết.

Sản lượng điện thương phẩm trong quý 1 đạt 5,3 triệu kWh (-4,3% YoY), hoàn thành 24,1% dự báo năm 2020 của chúng tôi. Doanh thu đạt 8,1 tỷ đồng (-3,9% YoY) và hoàn thành 23,7% dự báo của chúng tôi, đến từ sản lượng và giá khí thấp hơn.

Trong quý 2, POW đặt mục tiêu sản lượng điện thương phẩm đạt 5,7 kWh, doanh thu đạt 9,7 nghìn tỷ đồng và LNTT đạt 840 tỷ đồng.

Trong bối cảnh có nhiều thách thức trong hoạt động kinh tế do đại dịch COVID-19, chúng tôi nhận thấy rủi ro điều chỉnh giảm dự báo sản lượng điện thương phẩm và lợi nhuận cho cả năm 2020 của chúng tôi, dù cần thêm đánh giá chi tiết.

Chúng tôi hiện có khuyến nghị mua cho POW với giá mục tiêu 16.900 đồng. tương ứng tổng mức sinh lời dự phóng 87,8%, bao gồm lợi suất cổ tức 3,4%.

T.T
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement