13/08/2020 21:16
Cổ phiếu cần quan tâm ngày 14/8
Trích báo cáo phân tích một số cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 14/8 của các công ty chứng khoán.
Có thể mở thị thế đối với cổ phiếu HT1 tại vùng giá 12.8-13.4
CTCK Dầu khí (PSI)
Cổ phiếu HT1 của Công ty cổ phần Xi măng Vicem Hà Tiên đang tạo tín hiệu tích cực sau nhịp điều chỉnh giảm vừa qua, hiện cổ phiếu đang tích lũy trở lại quanh vùng hỗ trợ 13.0 – 13.4 tương ứng đường trung bình động MA 20 ngày.
Chỉ báo chỉ báo MACD cho thấy xu hướng tăng giá ngắn hạn đang hình thành. Hiện cố phiếu HT1 đang có ngưỡng cản ngắn hạn tại vùng 13.7 tương ứng trendline ngắn hạn.
Như vậy, nhà đầu tư trung và dài hạn có thể mở vị thế tại vùng giá 12.8-13.4, chốt lãi tại vùng giá 14.6-15.2 và cắt lỗ nếu mất ngưỡng hỗ trợ ngắn hạn 12.2.
Khuyến nghị mua dành cho cổ phiếu POW
CTCK Dầu khí (PSI)
Tính lũy kế 6 tháng đầu năm 2002, Nhà máy điện Vũng Áng đã sản xuất 4 tỷ kwh và hoàn thành 128% kế hoạch. Vũng Áng 1 tiếp tục hưởng lợi từ việc EVN gia tăng huy động điện than, dự kiến 6 tháng cuối năm sản xuất 3,1 tỷ kwh, hoàn thành 114% kế hoạch năm.
6 tháng đầu năm, sản lượng NT1 đạt 31% kế hoạch do tình trạng thiếu khí, sản lượng điện hợp đồng (Qc) được phân bổ cho Nhà máy điện Nhơn Trạch 1 rất thấp (chỉ 102,16 Tr.kWh) so với hơn 1 tỷ kwh như năm 2019.
Nguồn khí từ mỏ Sao Vàng Đại Nguyệt bắt đầu cấp khí tư cuối năm 2020, muộn nhất là tháng 1/2021, bù đắp khí thiếu hụt cho Nhà máy điện NT1.
Ngoài ra, ĐHĐCĐ đã chấp thuận việc mua khí bổ sung cho Nhà máy điện Cà Mau 1&2 từ Petronas (Malaysia). Dự kiến Tổng công ty Điện lực dầu khí Việt Nam (POW) giảm áp lực về vấn đề thiếu khí từ 2021.
Theo ĐHĐCD, PV POW tận dụng lợi thế về giá điện mặt trời trong năm 2020, công ty đang phát triển dự án điện mặt trời áp mái ngay trên các nhà máy của doanh nghiệp, cũng như các cơ sở, nhà máy thuộc hệ thống Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN), dự kiến sẽ có được công suất điện mặt trời khoảng 50 MW trong năm 2020.
Doanh thu 6 tháng 2020 của POW đạt 15.684 tỷ đồng (đạt 86% kế hoạch), lợi nhuận sau thuế đạt 1.347 tỷ đồng (hoàn thành 116% kế hoạch 6 tháng. Nguyên nhân doanh thu giảm chủ yếu do thiếu khi phát điện cho Nhà máy điện NT1, lưu lượng nước về hồ thấp trong thời điểm tích nước khiến sản lượng 2 Nhà máy THủy điện không đạt kế hoạch.
Theo kết quả ĐHĐCĐ, POW phân phối lợi nhuận sau thuế 2019 bằng tiền tỷ lệ 3% vốn điều lệ, POW dự kiến duy trì tỷ lệ chi trả cổ tức này trong năm 2020.
Chúng tôi cũng điều chỉnh định giá DCF do (1) điều chỉnh sản lượng Nhà máy điện Vũng Áng và Nhơn Trạch 1, (2) tăng thuế suất thu nhập lên 10,9% theo kế hoạch của công ty, (3) thay đổi Phần bù rủi ro theo cập nhật Damodaran do biến động thị trường trong thời gian qua và (4) Thay đổi giá trị dòng tiền tại năm terminal sau khi đã hoàn thành dự án Nhà máy điện Nhơn Trạch 3&4. Đồng thời khuyến nghị mua đối với cổ phiếu POW.
Khuyến nghị tích cực dành cho cổ phiếu ACB
CTCK Bảo Việt (BVSC)
Cổ phiếu ACB của Ngân hàng TMCP Á Châu đóng cửa tại mức giá 23.700 đồng/cổ phiếu vào 7/8/2020, giao dịch tại mức P/B và P/E năm 2020 là 1,15x và 6,2x so với mức ROAA là 1,6% và ROAE là 20,3%.
Duy trì khuyến nghị OUTPERFORM với mức giá mục tiêu 29.600/cổ phiếu (lợi nhuận tiềm năng: 25%), định giá ở mức P/B hợp lý là 1,4x. ACB là một trong những NH thận trọng nhất, sở hữu mô hình bán lẻ thế chấp tốt nhất hệ thống.
BVSC duy trì quan điểm ACB là ngân hàng được quản trị tốt, với những lợi thế cạnh tranh riêng biệt: 1) Tỷ lệ cho vay cá nhân lớn (hỗ trợ NIM, tối ưu hóa phân tán rủi ro và hạn chế hình thành nợ xấu); 2) Khẩu vị rủi ro thấp; 3) Bảng cân đối kế toán tốt (Tỷ lệ NPL thấp nhất ngành và tỷ lệ LLRC đứng thứ hai); và 4) Quản trị rủi to tốt.
BVSC hiểu rằng đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng đáng kể đối với ngành ngân hàng, cho đến thời điểm hiện tại, những lợi thế cạnh tranh của ACB đang tiếp tục hỗ trợ tốt đối với kết quả kinh doanh và chất lượng tài sản của Ngân hàng trong bối cảnh khó khăn.
BVSC hiện kỳ vọng việc niêm yết trên sàn HoSE sẽ hoàn thành sớm hơn ước tính ban đầu vào tháng 11-12, bởi việc chi trả cổ tức cổ phiếu diễn ra vào nửa cuối tháng 8. Ký kết hợp đồng banca độc quyền, kỳ vọng diễn ra trong 2H duy trì là một điểm nhấn thú vị, với khoản thu nhập upfront fee một lần đáng kể và dòng thu nhập ổn định về sau.
Sau đại dịch Covid-19, chúng tôi kỳ vọng sự phục hồi tốt với ACB, đưa ra dự phóng lợi nhuận trước thuế năm 2021 tăng 15%.
Khuyến nghị khả quan cho cổ phiếu PLX với giá mục tiêu 48.100 đồng/cổ phiếu
CTCK Bản Việt (VCSC)
Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (PLX) công bố kế hoạch bán 13 triệu cổ phiếu quỹ trong tổng cộng 88 triệu cổ phiếu quỹ hiện tại của công ty – tương ứng khoảng 20 ngày giao dịch và 1,1% cổ phần sau khi thực hiện giao dịch.
Nếu PLX thành công bán lượng cổ phiếu này, công ty sẽ thu về lượng tiền mặt 605 tỷ đồng, dựa theo giá cổ phiếu hiện tại là 46.500 đồng/CP. PLX chưa công bố thông tin chi tiết về thời gian và giá thực hiện giao dịch.
Theo PLX, công ty quyết định bán cổ phiếu quỹ nhằm 1) giúp PLX tiếp tục thực hiện kế hoạch bán cổ phiếu quỹ đã được thông qua trước đây bởi Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp (CMSC) và 2), cải thiện tỷ lệ thả nổi tự do và thanh khoản của cổ phiếu.
Vừa rồi, PLX đã thành công bán 15 triệu cổ phiếu quỹ từ 16/06 đến 2/7, thu về 680 tỷ đồng, dựa theo giá bán trung bình 45.318 đồng/cổ phiếu.
Chúng tôi hiện có khuyến nghị khả quan cho PLX với giá mục tiêu 48.100 đồng/cổ phiếu (tổng mức sinh lời dự phóng 5,6%, bao gồm lợi suất cổ tức 2,2%). Theo giá đóng cửa hôm nay, PLX hiện được giao dịch tại P/E dự phóng năm 2020 và 2021 lần lượt là 49,2 lần à 18,8 lần, dựa theo dự báo của chúng tôi.
Khuyến nghị mua cho cổ phiếu POW với giá mục tiêu 12.200 đồng/cổ phiếu
CTCK Bản Việt (VCSC)
Tổng CT Điện lực Dầu khí Việt Nam (POW) công bố bản tin tháng 7/2020, cho biết tổng sản lượng điện thương phẩm đạt 1,8 tỷ kWh (tăng 5% so với cùng kỳ năm ngoái) trong tháng 7 và 12,8 tỷ kWh (giảm 4%) tính chung trong 7 tháng đầu năm 2020. Kết quả sản lượng 7 tháng đầu năm 2020 của POW hoàn thành 60% dự báo cả năm và phù hợp với kỳ vọng của chúng tôi.
Các nhà máy điện khí của POW có diễn biến kinh doanh phù hợp với dự báo của chúng tôi. Sản lượng điện thương phẩm của nhà máy điện Nhơn Trạch 2 (NT2) giảm 7% YoY trong tháng 7 do sản lượng theo hợp đồng thấp hơn và sản lượng trên thị trường phát điện cạnh tranh (CGM) kém (vì giá CGM kém hấp dẫn).
Kết quả kinh doanh này phù hợp với chiến lược của NT2 nhằm hạn chế bán điện tại mức giá CGM thấp để tối ưu hóa khả năng sinh lời. Trong khi đó, chúng tôi nhận thấy sản lượng điện thương phẩm của nhà máy điện Nhơn Trạch 1 đạt 173 triệu kWh trong tháng 7, giảm 21% nhưng tăng mạnh thêm 3.7x lần MoM, phù hợp với dự báo của chúng tôi.
Theo POW, nhà máy điện Cà Mau hoạt động bình thường và đạt sản lượng điện thương phẩm là 634 triệu kWh (giảm 8% YoY, đi ngang MoM).
Nhà máy nhiệt điện than Vũng Áng ghi nhận sản lượng điện thương phẩm tăng trưởng 57% do không còn thiếu than trong năm 2020. Tuy nhiên, tọa lạc tại miền Bắc, nhà máy Vũng Áng ghi nhận sản lượng điện thương phẩm giảm 20% trong tháng 7 so với tháng 6/2020, vì lượng mưa đẵ bắt đầu phục hồi, đặc biệt là từ tuần cuối cùng của tháng 7, và hỗ trợ tình hình sản xuất điện của các nhà máy thủy điện lân cận.
Trong tháng 7, tổng sản lượng điện thương phẩm của hai nhà máy thủy điện Hủa Na và Đăk Đrinh ghi nhận tháng tăng trưởng dương đầu tiên trong tháng 7 (tăng trưởng 26%) kể từ đầu năm 2020. Điều này báo hiệu cho khả năng phục hồi mạnh mẽ hơn trong các tháng còn lại của năm.
Chúng tôi đang có khuyến nghị mua cho cổ phiếu POW với giá mục tiêu 12.200 đồng/cổ phiếu tương đương với tổng mức sinh lời 28% đã bao gồm lợi suất cổ tức 3%, dựa theo giá đóng cửa của ngày hôm nay.
Advertisement
Advertisement
Đọc tiếp