07/02/2022 18:18
Cổ phiếu cần quan tâm 8/2: OCB, PVI, DGW, VIB, VND, TNH
OCB, PVI, DGW, VIB, VND, TNH là những cổ phiếu cần quan tâm trong phiên giao dịch 8/2, theo các công ty chứng khoán.
Khuyến nghị OCB: Khả quan với mức giá mục tiêu 32.098 đồng/CP
CTCK Bảo Việt (BVSC): Ngân hàng TMCP Phương Đông (HOSE - Mã: OCB) đã công bố KQKD 4Q21 với LNTT phục hồi mạnh mẽ 58,1% QoQ lên 1.750,4 tỷ (-8,3% YoY so với mức nền cao 4Q20), kết quả này cao hơn một chút so với ước tính của BVSC là 1.731,9 tỷ (-9,3% YoY). Điểm nhấn chính: (1) Tăng trưởng tín dụng tốt trong 4Q21; (2) NIM có dấu hiệu phục hồi; (3) NoII phục hồi mạnh mẽ sau giãn cách; (4) CIR đạt mức thấp mới; và (5) Cải thiện chất lượng tài sản.
Lũy kế, LNTT năm 2021 của OCB tăng trưởng 24,9% YoY lên 5.518,6 tỷ, hoàn thành 100,3% dự báo của chúng tôi.
Tăng trưởng tín dụng 4Q21 của OCB tích cực ở mức 15,3% YTD ( 4,6% QoQ), trong đó, cho vay khách hàng tăng 4,5% QoQ lên 102,1 nghìn tỷ ( 14,4% YTD), số dư trái phiếu doanh nghiệp tiếp tục tăng 11,2% QoQ đạt 1,5 nghìn tỷ ( 153,3% YTD).
Tiền gửi của khách hàng tăng mạnh 5,9% QoQ lên 98,8 nghìn tỷ ( 7,0% YTD). CASA là điểm nhấn quan trọng, cải thiện lên mức cao mới ở mức 15,8% so với 10,4% trong 3Q21 và 12,0% trong 4Q20, mặc dù vẫn ở mức khiêm tốn so với các ngân hàng khác. Theo đó, tỷ lệ LDR thuần 4Q21 của OCB là 103,3% so với 104,7% trong 3Q21.
OCB tiếp tục tăng nguồn vốn dài hạn thông qua giấy tờ có giá trong năm 2021, nâng số dư lên 22,6 nghìn tỷ ( 5,6% QoQ; 36,4% YTD).
Theo ước tính của BVSC, NIM 4Q21 của OCB nhích lên 3,75% ( 28 bps QoQ; -101 bps YoY), nhờ chi phí vốn thấp kỷ lục là 3,94% (-39 bps QoQ; -69 bps YoY), bù đắp một phần sự sụt giảm trong lợi suất IEA xuống 7,38% (-7 bps QoQ; -162 bps YoY).
Theo quan điểm của BVSC, lợi suất IEA giảm có khả năng là do: (1) OCB cắt giảm lãi suất để hỗ trợ các khách hàng bị ảnh hưởng bởi COVID-19, (2) hầu hết các tăng trưởng tín dụng 4Q21 có khả năng xảy ra vào Tháng 12, điều này sẽ hỗ trợ thu nhập lãi vào các quý sắp tới, và (3) Không ghi nhận thu nhập lãi dự thu từ nợ tái cấu trúc.
NoII 4Q21 tăng mạnh 77,8% QoQ lên 1.142,2 tỷ, nhưng giảm 15,9% YoY, chủ yếu do nền so sánh 4Q20 cao (do lãi từ chứng khoán đầu tư 4Q21 ở mức 522,8 tỷ, tăng 12,8% QoQ, thấp hơn 40,4% mức so sánh kỷ lục trong 4Q20).
Đáng chú ý, thu nhập phí thuần trong 4Q21 tăng mạnh 166,9% QoQ lên 155,5 tỷ ( 0,6% YoY; đáng lưu ý, OCB ghi nhận phí trả trước một lần trong 4Q20). Hoạt động kinh doanh ngoại hối ghi nhận mức lãi đáng kể 46,0 tỷ ( 56,2% YoY). Lãi từ mua bán chứng khoán kinh doanh đạt mức 104,2 tỷ ( 34,8% YoY). Tựu chung, TOI 4Q21 tăng trở lại mạnh mẽ 33,8% QoQ lên 2.673,2 tỷ (-9,3% YoY).
OPEX 4Q 21 của OCB được kiểm soát chặt chẽ, giảm 18,2% YoY xuống 85,8 tỷ (- 5,9% QoQ), chủ yếu là do chi phí nhân viên giảm (-24,6% YoY). Do đó, CIR 4Q21 tiếp tục giảm mạnh xuống chỉ còn 21,9%, tiếp tục chứng minh hiệu quả hoạt động của Ngân hàng và giúp lợi nhuận trước trích lập dự phòng tăng 51,9% QoQ lên 2.087,4 tỷ (-6,5% YoY).
Nợ xấu cuối 4Q21 của OCB (Nhóm 3-5) tiếp tục giảm đáng kể 8,4% QoQ xuống 1.349,5 tỷ, chiếm 1,32% tổng dư nợ. Trong khi đó, SML (Nhóm 2) nhích lên 2,29% ( 85 bps QoQ; -75 bps YoY).
Chi phí dự phòng trong 4Q21 tăng 4,2% YoY lên 337,0 tỷ ( 26,0% QoQ), nâng chi phí dự phòng cả năm lên 997,7 tỷ (-21,0% YoY). Tỷ lệ bao phủ nợ xấu cuối năm 2021 của OCB cải thiện mạnh lên 82,7% so với 75,0% trong 3Q21 và 62,1% cuối năm 2020.
Do KQKD 4Q21 của OCB tương đối sát với dự báo của chúng tôi, chúng tôi giữ nguyên khuyến nghị Outperform và giá mục tiêu (TP) theo Phương pháp Thu nhập thặng dư ở mức 32.098 đồng/cổ phiếu (Upside: 15,6%).
Dự báo LNTT năm 2022 hiện tại của BVSC cho OCB là 6.598,8 tỷ ( 19,6% YoY), theo đó OCB đang giao dịch ở mức P/B năm 2022 là 1,42x với ROAE năm 2022 mạnh mẽ là 21,6% trước phát hành, triển vọng tăng trưởng lợi nhuận ở mức 2 chữ số và chất lượng tài sản cải thiện.
Khuyến nghị PVI: Mua vào
CTCK BIDV (BSC): Trong năm 2021, doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế của CTCP PVI (PVI) lần lượt đạt 3.606 tỷ đồng (giảm 4,9% so với năm trước) và 245 tỷ đồng (tăng trưởng 26%) do (1) chi phí hoạt động kinh doanh bảo hiểm giảm 1,2%, (2) chi phí bồi thường và dự trữ giảm 6,7%, và (3) doanh thu tài chính tăng 7,3%.
BSC dự báo doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế của PVI năm 2022 đạt lần lượt 4,511 tỷ đồng (tăng 11,8% so với năm trước) và 951 tỷ đồng (tăng trưởng 8,1%), EPS FW 3.824 đồng/CP với giả định (1) Doanh thu phí bảo hiểm gốc tăng trưởng 10,1%; (2) Tỷ lệ kết hợp tăng lên 95,3%, trong đó tỷ lệ tổn thất tăng lên 32,1%; và (3) Lợi suất đầu tư gộp và lợi suất đầu tư ròng của các tài sản đầu tư lần lượt là 8,4% và 7,5%. (tăng lần lượt 0.1 điểm % và 0,4 điểm %).
BSC khuyến nghị mua cổ phiếu PVI với giá khuyến nghị 59.300 đồng/CP (tương đương upside 20.5% so với giá đóng cửa ngày 28/01/2022 là 49.200 đồng/CP) với mức PB mục tiêu 1.6x.
Khuyến nghị DGW: Mua ở mức giá hiện tại với tỷ trọng thấp dưới 5%
CTCK Yuanta Việt Nam (FSC): Mức Stock Rating của DGW (CTCP Thế Giới Số - sàn HOSE) ở mức 91 điểm cho nên FSC duy trì đánh giá TÍCH CỰC mức xếp hạng tăng trưởng của cổ phiếu này.
DGW mới công bố KQKD quý 4/2021, theo đó doanh thu và LNST tăng trưởng lần lượt 97% và 230% so với cùng kỳ, trong đó mảng máy tính và thiết bị văn phòng vẫn là mảng có mức tăng trưởng mạnh. Do đó, điểm cơ bản của DGW vẫn duy trì trên mức 90 điểm.
Đồ thị giá của DGW đóng cửa phiên 28/1/2022 tăng 5% và tiến gần đường trung bình 20 phiên. Điểm tích cực là KLGD cải thiện rõ rệt kể từ cuối tháng 01/2022. Đồng thời, đồ thị giá có dấu hiệu bước vào giai đoạn tích lũy và xu hướng ngắn hạn được nâng lên mức TĂNG.
Do đó, FSC khuyến nghị các nhà đầu tư ngắn hạn có thể xem xét MUA ở mức giá hiện tại với tỷ trọng thấp dưới 5% và có thể tăng dần tỷ trọng cổ phiếu khi xu hướng ngắn hạn của thị trường đươc tích cực hơn.
Khuyến nghị VIB: Mua ở mức giá hiện tại với tỷ trọng thấp dưới 5%
CTCK Yuanta Việt Nam (FSC): Mức Stock Rating của VIB (Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam - sàn HOSE) ở mức 83 điểm cho nên FSC duy trì đánh giá TÍCH CỰC mức xếp hạng tăng trưởng của cổ phiếu này.
Đồ thị giá của VIB đóng cửa phiên 28/1/2022 tăng 1,6% và đồ thị giá giao dịch quanh mức đỉnh đầu tháng 01/2022 với KLGD tăng nhẹ so với mức KLGD trung bình 20 phiên.
Đồng thời, đồ thị giá có dấu hiệu bước vào giai đoạn biến động mạnh theo chiều hướng tích cực cho thấy đồ thị giá có thể sẽ sớm vượt mức đỉnh cũ và hướng về mức kháng cự trung hạn 54.24 (tức là vùng đỉnh tháng 06/2021).
Ngoài ra, xu hướng ngắn hạn của VIB cũng được nâng lên mức TĂNG. Do đó, FSC khuyến nghị các nhà đầu tư ngắn hạn có thể xem xét MUA ở mức giá hiện tại với tỷ trọng thấp dưới 5% và tăng dần tỷ trọng cổ phiếu nếu xu hướng ngắn hạn của thị trường tích cực hơn.
Khuyến nghị VND: Mua ở mức giá hiện tại với tỷ trọng thấp dưới 5%
CTCK Yuanta Việt Nam (FSC): Mức Stock Rating của VND (CTCP Chứng khoán VNDirect - sàn HOSE) ở mức 96 điểm cho nên FSC duy trì đánh giá TÍCH CỰC mức xếp hạng tăng trưởng của cổ phiếu này.
Đồ thị giá của VND đóng cửa tăng 6,2% với KLGD tăng nhẹ so với phiên trước đó và vẫn thấp hơn mức KLGD trung bình 20 phiên. Đồng thời, rủi ro ngắn hạn của VND cũng giảm đáng kể và đồ thị giá có dấu hiệu bước vào giai đoạn tích lũy cho nên đồ thị giá có thể sẽ biến động hẹp quanh đường trung bình 20 phiên ở những phiên giao dịch tới.
Xu hướng ngắn hạn của VND cũng được nâng lên mức TĂNG. Do đó, các NĐT ngắn hạn có thể xem xét MUA ở mức giá hiện tại với tỷ trọng thấp dưới 5%.
Khuyến nghị TNH: Mua với giá mục tiêu 60.600 đồng/CP
CTCK Phú Hưng (PHS): Sự phát triển kinh tế vùng, mức sống cải thiện và định hướng tăng cường y tế tư nhân của Chính phủ sẽ thúc đẩy nhu cầu khám chữa bệnh tại các bệnh viện ngoài công lập. Dân số đông và thu nhập cá nhân ngày càng tăng cho phép người dân gia tăng các khoản chi tiêu cho y tế tư nhân.
Mức sống của người dân Thái Nguyên cải thiện với thu nhập bình quân đầu người đạt CAGR (2018-2020) 8,7%. Kéo theo sự phát triển của nền kinh tế, lĩnh vực y tế tại Thái Nguyên ngày càng được đầu tư hoàn thiện. Chi tiêu y tế năm 2021 đạt 968,4 tỷ đồng (tăng 10,4% so với năm trước).
Theo Chương trình phát triển y tế chăm sóc sức khỏe Nhân dân tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2021 - 2025, tỉnh dự toán kinh phí trên 2.753 tỷ đồng để thực hiện các chính sách hỗ trợ (trong đó có chính sách khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng cơ sở y tế…).
Hơn nữa, tình trạng quá tải là một vấn đề thách thức của các bệnh viện công hiện nay. Bệnh viện tư nhân chỉ đang chiếm thị phần nhỏ trong ngành y tế với tỷ lệ số giường bệnh tại các bệnh viện ngoài công lập còn thấp (7% tại Thái Nguyên), cho thấy tiềm năng tăng trưởng mạnh trong tương lai nhằm giải quyết vấn đề quá tải tại các bệnh viện công.
Dự án xây dựng các bệnh viện mới sẽ giúp CTCP Bệnh viện Quốc tế Thái Nguyên (TNH – sàn HOSE) nắm bắt nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng gia tăng của người dân Đông Bắc Bộ.
Trong tương lai, dự án Bệnh viện Đa khoa Yên Bình giai đoạn 2 với quy mô 150 giường (25% tổng công suất hiện tại) dự kiến doanh thu và chi phí năm đầu tiên hoạt động lần lượt là 78,54 tỷ đồng và 44,632 tỷ đồng.
Với tỷ lệ tăng trưởng doanh thu/chi phí tăng khoảng 10%, dự kiến dự án sẽ hoàn thành thu hồi vốn sau 06 năm hoạt động. Hơn nữa, các dự án bệnh viện mới sẽ đóng góp vào tăng trưởng dài hạn của TNH.
Công ty cổ phần Bệnh viện Phụ sản TNH Thái Nguyên dự kiến đi vào hoạt động vào quý IV/2022 hoặc quý I/2023. Bệnh viện Mắt sẽ được đầu tư xây dựng sau Bệnh viện Phụ sản một vài quý; Bệnh viện đa khoa tại Bắc Giang, quy mô tối thiểu 300 giường dự kiến sẽ đi vào hoạt động vào quý I/2023.
Chúng tôi ước tính năm 2022, doanh thu của TNH đạt 497 tỷ đồng (tăng 20% so với năm trước) và lợi nhuận sau thuế đạt 195 tỷ đồng (tăng trưởng 31,7%) nhờ kỳ vọng nhu cầu khám chữa bệnh tại các tỉnh Đông Bắc Bộ gia tăng sau dịch.
Bằng phương pháp định giá DCF và EV/EBITDA, mức giá hợp lý cho cổ phiếu TNH là 60.600 đồng/cổ phiếu (tăng 46% so với giá hiện tại). Từ đó đưa ra khuyến nghị mua cổ phiếu này.
Rủi ro: (1) Rủi ro pha loãng; (2) Rủi ro pháp luật; (3) Rủi ro nguồn nguyên liệu; (4) Rủi ro cạnh tranh; (5) Rủi ro đòn bẩy.
Các công ty chứng khoán đều có khuyến cáo miễn trách nhiệm đối với những nhận định trên.
Lưu ý!
Chủ đề liên quan
Advertisement
Advertisement
Đọc tiếp